7. Cấu trúc luận văn
2.4.6. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả GDPN TNXH cho
Để nắm rõ thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả GDPN TNXH cho HS của các trường THPT trên địa bàn huyện Núi Thành, chúng tôi tiến hành thu thập ý kiến đánh giá của CBQL, GV thông qua phiếu hỏi, phỏng vấn về mức độ quan trọng, mức độ thực hiện của từng nội dung khảo sát. Kết quả được thể hiện qua Bảng 2.17 như sau:
Bảng 2.17. Đánh giá thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT
STT Các nội dung khảo sát
Mức độ quan trọng (1-Hoàn toàn KQT; 2- KQT;3-ít QT; 4-QT; 5- RQT) Mức độ thực hiện (1-Kém;2-Yếu;3-TB; 4-Khá; 5-Tốt) 1 2 3 4 5 𝑋̅ 1 2 3 4 5 𝑌̅ 1. Đảm bảo tính khách quan, độ tin cậy
(PP và hình thức KTĐG) trong đánh giá 0 0 0 12 357 4.97 0 66 84 62 158 3.85
2.
Đảm bảo đánh giá được mức độ đạt được của các mục tiêu GD (phẩm chất, kỹ năng, thái độ), thúc đẩy quá trình tự đánh giá
0 0 0 27 342 4.93 0 62 81 43 183 3.94
3. Đánh giá có tính hướng dẫn phát triển,
có tính giáo dục tích cực cao 0 0 0 24 345 4.93 0 73 42 65 189 4.00
4. Kết quả KT-ĐG được xử lý, sử dụng và
lưu trữ đúng quy định 0 0 0 32 337 4.91 0 70 36 31 233 4.17
Qua kết quả khảo sát từ Bảng 2.17, chúng ta nhận thấy tất cả nội dung khảo sát đều hết sức cần thiết, rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay (ĐTB của tất cả các nội dung khảo sát này có giá trị từ 4.91 đến 4.97). Trong đó, nội dung khảo sát quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT được nhóm khảo sát chọn nhiều nhất là “Đảm bảo tính khách quan, độ tin cậy (phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá) trong đánh giá” (ĐTB có giá trị cao nhất 𝑋̅ = 4.97).
Tuy vậy, việc triển khai thực hiện quản lý kiểm tra, đánh giá các nội dung khảo sát được nêu trên tại các trường THPT còn hạn chế, mức độ thực hiện có giá trị còn thấp,
không có nội dung nào đạt được mức độ khá và tốt (ĐTB 𝑌 có giá trị thấp từ 2.54 đến 3.13 < 3.2). Nhất là nội dung yêu cầu kiểm tra, đánh giá hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT đảm bảo tính khách quan, độ tin cậy chưa được các trường THPT quan tâm đúng mức, chỉ đạt ở mức độ thực hiện là yếu (ĐTB mức độ thực hiện đạt giá trị 𝑌̅ = 2.54). Điều này, có thể do thiếu các văn bản quy phạm pháp luật về quy định việc tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động này.
2.5. Đánh giá chung
Qua việc đánh giá, nhận xét, ý kiến của CBQL, GV, HS và các LLGD khác về thực trạng và quản lý thực trạng của các hoạt động GDPN TNXH cho HS tại các trường THPT trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam được thể hiện trên các bảng số liệu, nội dung trả lời phỏng vấn khá toàn diện các mặt công tác quản lý giáo dục của các hiệu trưởng nhà trường, tôi rút ra một số nhận định như sau:
2.5.1. Ưu điểm
- Tất cả các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các nhà trường đều nắm vững kiến thức về TNXH, nhận thức đúng về nguy cơ xâm nhập và tác hại của TNXH đối với nhà trường trong bối cảnh trên địa bàn huyện Núi Thành có tốc độ đô thị hóa ngày càng diễn ra nhanh. Đồng thời, cũng nhận thức đúng về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động GDPN TNXH cho HS trong các trường THPT hiện nay, từ đó có thái độ quan tâm đúng mức đến công tác này, coi đây là một nội dung quản lý giáo dục quan trọng của nhà trường mỗi năm học.
- Các hiệu trưởng đã chỉ đạo CBGV và các LLGD khác trong nhà trường của mình triển khai, thực hiện khá tốt việc xác định chính xác mục tiêu, nội dung, chương trình, giải pháp, hình thức tổ chức, điều kiện, phương tiện, kiểm tra, đánh giá các hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT đảm bảo cơ bản các yêu cầu giáo dục theo quy định của ngành và phù hợp với thực tế mỗi nhà trường. Nhờ đó, hệ thống các hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT của các nhà trường trong những năm gần đây ngày càng hoàn thiện, đầy đủ, khoa học và hiệu quả hơn.
- Công tác quản lý của các tổ chức, đoàn thể trong các nhà trường (Tổ bộ môn, Đoàn trường, Ban tư vấn HS, Hội chữ thập đỏ, Ban khuyến học, Công đoàn, các câu lạc bộ...) và các lực lượng bên ngoài nhà trường (Công an huyện, xã, Ban thường trực CMHS trường...) trong hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT được triển khai, thực hiện theo chức năng nhiệm vụ của mỗi tổ chức khá đảm bảo, phối hợp kịp thời, hạn chế khá tốt TNXH xâm nhập vào học đường.
- Công tác quản lý của GVCN đối với HS của mình ở mỗi lớp học trong các trường THPT hiện nay về nhiệm vụ tổ chức các hoạt động GDPN TNXH xâm nhập vào học đường hằng ngày đang hoạt động rất tích cực, hiệu quả. Hầu hết GVCN tại các trường THPT đều rất trách nhiệm về công tác này, việc nắm bắt thông tin cá nhân của mỗi HS khá đầy đủ và chi tiết ngay từ khi các em nhập học vào lớp 10 đầu cấp, theo dõi, cập
nhật thông tin HS thường xuyên (nếu có thay đổi) trong năm học đó và những năm học tiếp theo (lớp 11, 12) cho đến khi rời khỏi nhà trường (học xong lớp 12). Trên cơ sở tính xác thực của thông tin mỗi HS của mình, trong mọi thời điểm, GVCN kịp thời chia sẻ với HS, phối hợp với các LLGD trong nhà trường, với CMHS để giáo dục, ngăn ngừa, chặn đứng TNXH đến với những HS cá biệt.
- Công tác quản lý lớp học của Ban cán sự lớp cũng hết sức quan trọng trong hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT. Sự phối hợp nhịp nhàng của Ban cán sự lớp để nắm bắt kịp thời những biến cố xảy ra của bạn mình hằng ngày rất hữu ích, từ đó nhanh chóng thông báo đến GVCN và các LLGD có liên quan trong nhà trường xử lý phù hợp, hiệu quả.
- Sự quản lý của Tổ trưởng, trưởng các bộ phận chuyên môn, văn phòng ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực hơn. Trong mỗi tổ, nhóm chuyên môn đã chủ động xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình tổ chức hoạt động GDPN TNXH cho HS trong từng môn học, tiết học theo hướng tích hợp nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực của người học.
- Sự chỉ đạo và quản lý của các hiệu trưởng về việc nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT tại các nhà trường ngày càng mạnh mẽ, ưu tiên quan tâm nhiều hơn. Đặc biệt, hệ thống camera, tin nhắn thoại (SMS), các website của nhà trường với đường truyền Internet đầu tư đảm bảo thông suốt. Đây là điều kiện rất quan trọng để mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường trong thời đại công nghiệp lần thứ tư (4.0) đạt hiệu quả nói chung, hoạt động GDPN TNXH cho HS nói riêng.
2.5.2. Hạn chế
- Công tác chỉ đạo của hiệu trưởng về việc triển khai xây dựng quy chế làm việc của một vài trường THPT của mình chưa rõ ràng, trách nhiệm còn chồng chéo giữa các tổ chức, bộ phận, cũng như chưa phù hợp với điều kiện thực tế dẫn đến hoạt động GDPN TNXH cho HS chưa được hiệu quả.
- Chất lượng các văn bản xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình công tác tổ chức hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT ở một số tổ chức, bộ phận làm việc của các nhà trường nhìn chung chưa cao, gây ra việc triển khai, thực hiện trong thực tế gặp nhiều khó khăn, hạn chế, bất cập làm ảnh hưởng nhất định đến mục tiêu giáo dục chung của các nhà trường. Nhất là, những khó khăn trong việc xác lập chuẩn giáo dục, các cơ sở đánh giá kết quả giáo dục, công nhận chất lượng hoạt động giáo dục và kịp thời rà soát, điều chỉnh mục tiêu giáo dục theo định kỳ cho phù hợp với định hướng đổi mới, nhu cầu và điều kiện người học; và nội dung biên soạn các chuyên đề, tài liệu GDPN TNXH sao cho đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục, sát với nội dung, chương trình giáo dục tổng thể năm 2018.
- Một số biện pháp và hình thức tổ chức hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT khi triển khai đến GV, HS bằng cách sử dụng đa dạng các PPDH, HTTC giáo dục tích cực, chủ động đổi mới PP/HTTC HĐGD hoặc hướng đến giáo dục HS phương pháp tự
rèn luyện chưa đem lại hiệu quả. Trong đó, các phương pháp kể đến như trãi nghiệm, đóng vai thực hiện trong môi trường giáo dục qua tham quan, thực tế, ngoại khóa, lễ hội… gặp rất nhiều khó khăn.
- Các trường THPT đều chưa quan tâm đúng mức đến điều kiện xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ trong trường học để có kinh phí khuyến khích, ưu đãi, động viên GV, LLGD, HS có thành tích tốt trong các hoạt động GDPN TNXH, cũng như chưa sử dụng tốt các thiết chế văn hóa xã hội (nhà tù, trại giam, khu tưởng niệm, nhà văn hóa…), các cơ sở cộng đồng, cơ quan công an địa phương, các nhân vật có ảnh hưởng, uy tín trong GDPN TNXH cho HS THPT.
- Công tác phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong việc tổ chức hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT ở một số nội dung còn hình thức, chưa đi vào chiều sâu, kém hiệu quả như xây dựng cơ chế phối hợp, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, điều kiện về cơ sở dữ liệu, thiết bị, tài chính.
- Các trường THPT chưa quan tâm đúng mức việc kiểm tra, đánh giá, tổng kết hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT đảm bảo tính khách quan, độ tin cậy và kịp thời động viên những nhân tố tích cực, phát huy kết quả đạt được và điều chỉnh những tồn tại hạn chế, cải tiến hoạt động này tốt hơn. Ngoài ra, cũng chưa thay đổi hình thức kiểm tra, đánh giá bằng cách giải quyết tình huống ứng xử, quan sát và kiểm đếm hành vi, đánh giá qua nhận xét của các bên liên quan hoặc hình thức tự kiểm tra, đánh giá của HS hoặc kiểm tra, đánh giá của nhóm/tập thể, gia đình đảm bảo theo yêu cầu đổi mới hiện nay.
2.5.3. Nguyên nhân
- Hệ thống các văn bản có liên quan đến công tác chỉ đạo, hướng dẫn về hoạt động GDPN TNXH cho HS, SV nói chung, HS THPT nói riêng của các bộ, ban ngành từ trung ương đến địa phương chưa giúp cho các trường THPT thuận lợi trong việc triển khai, tổ chức thực hiện đạt hiệu quả. Nhất là thời gian kế hoạch, nhiệm vụ năm học theo yêu cầu từ các cơ quan chủ quản chủ yếu chú trọng vào hoạt động dạy – học trên lớp nên thời gian dành cho các hoạt động khác rất ít, khó triển khai tốt công tác GDPN TNXH cho HS.
- Các trường THPT hiện nay còn thiếu những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn quan trọng của Bộ GDĐT, Sở GDĐT chủ quản để thống nhất chung cách thức tổ chức hoạt động GDPN TNXH cho HS tại các nhà trường. Chẳng hạn, văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT, Sở GDĐT về việc thống nhất mục tiêu, chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, điều kiện, kiểm tra, đánh giá các hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT; văn bản quy định rõ chức năng, nhiệm vụ phối hợp giữa các đoàn thể, LLGD trong nhà trường, cũng như công tác phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng, tổ chức, đoàn thể bên ngoài nhà trường.
- Lãnh đạo các trường THPT cũng chưa thật sự thấy hết ý nghĩa to lớn của việc tổ chức tốt hoạt động GDPN TNXH cho HS, cũng như tác đụng to lớn đến giáo dục toàn diện cho HS theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực. Do đó, trong quá tình công
tác, CBQL cũng chưa bám sát mọi hoạt động của GV, LLGD, HS trong công tác GDPN TNXH. Nhất là yêu cầu nội dung GDPN TNXH đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, hấp dẫn và có tính thuyết phục cao.
- Các trường THPT đều gặp khó khăn về tài chính, chính sách, quỹ thời gian hỗ trợ cho nhiều hoạt động GDPN TNXH đối với HS như giáo dục thông qua việc tổ chức HS tham quan, đi thực tế, ngoại khóa, đến các khu tưởng niệm, nhà văn hóa, trại giam, nhà tù...
- Tác động từ mặt trái của công cuộc kiến thiết đô thi hóa tại huyện Núi Thành ngày càng mạnh mẽ, nhanh chóng là TNXH không ngừng gia tăng, nguy cơ xâm nhập vào học đường rất cao. Ngoài ra, các dịch bệnh lây nhiễm nguy hiểm gây chết người trong xã hội (Covid 19 chẳng hạn) làm đứt gãy, đình trệ nền kinh tế của mọi quốc gia, địa phương làm ảnh hưởng lớn đến mọi hoạt động giáo dục nói chung, hoạt động GDPN TNXH cho HS nói riêng.
Tiểu kết Chương 2
Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam trở nên nhanh chóng, kinh tế không ngừng phát triển, đời sống của đại bộ phận người dân ngày càng tốt hơn, thế nhưng mặt trái của nó là nguy cơ TNXH phát triển và xâm nhập vào các trường THPT trên địa bàn.
TNXH có tác hại về nhiều mặt đối với đời sống xã hội. Đặc biệt TNXH xâm nhập vào trong học đường có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của HS, thế hệ trẻ tương lai làm chủ đất nước.
Mặc dù, mọi hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT đã và đang được các cấp, ngành, đoàn thể, các nhà trường quan tâm, triển khai mạnh mẽ trong thời gian qua và đã thu được kết quả tích cực. Tuy vậy, số HS vi phạm TNXH trong các nhà trường vẫn còn, tích chất vi phạm có chiều hướng nghiêm trọng hơn.
Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động và quản lý học động GDPN TNXH cho HS THPT tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam cho chúng ta thấy CBQL và GV đánh giá các hiệu trưởng nhà trường đã chỉ đạo, tổ chức hoạt động này khá hiệu quả. Điều này thể hiện ở tất cả các chức năng của hoạt động quản lý từ xây dựng mục tiêu, kế hoạch đến thực hiện và kiểm tra đánh giá đều được triển khai, áp dụng vào thực tế các nhà trường. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế, cũng như nguyên nhân đã nêu trên, đòi hỏi các hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn huyện Núi Thành cần nghiên cứu kỹ các văn bản quy phạm pháp luật để khắc phục hạn chế, điều chỉnh cải tiến biện pháp quản lý hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT phù hợp thực tế và đạt hiệu quả hơn.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA TỆ NẠN XÃ HỘI Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
Trên cơ sở lý luận và thực trạng về quản lý hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT đã nghiên cứu và phân tích tại các trường THPT trên địa bàn huyện Núi Thành, để đề xuất được biện pháp nâng cao chất lượng quản lý, hướng tới mục tiêu giáo dục của cấp học, phù hợp với đối tượng HS và điều kiện thực tế mỗi nhà trường thì phải cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
3.1.1. Đảm bảo tính quy phạm pháp luật
Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất trong đề xuất biện pháp quản lý tại các trường THPT là mọi biện pháp quản lý khi đề xuất phải dựa trên các Nghị quyết, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, phải đảm bảo quy định của tất cả văn bản quy phạm pháp luật chỉ đạo từ các cơ quan quản lý cấp Bộ đến cấp Sở và địa phương, đơn vị có nội dung liên quan đến hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT.
3.1.2. Đảm bảo tính kế thừa
Đây là một nguyên tắc rất quan trọng khi đề xuất một biện pháp mới. Nguyên tắc này đòi hỏi người nghiên cứu khi đề xuất biện pháp phải kế thừa có chọn lọc các biện pháp đã và đang thực hiện, có thể là toàn bộ biện pháp, có thể là một phần hay một điểm