7. Cấu trúc luận văn
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
* Vị trí địa lý
Huyện Núi Thành nằm ở phía Nam của tỉnh Quảng Nam, phía Bắc giáp thành phố Tam Kỳ, phía Nam giáp huyện Bình Sơn và huyện Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi, phía Tây giáp huyện Bắc Trà My, phía Đông giáp Biển Đông. Tổng diện tích tự nhiên là 55.583,42 ha (số liệu đến 31/12/2016). Địa hình huyện Núi Thành có độ nghiêng lớn từ Tây Nam sang Đông Bắc, có thể chia làm 3 dạng: Trung du và miền núi, đồng bằng, ven biển. Nơi cao nhất tại vùng Trung du và miền núi là 1.132 m (núi Hú tại xã Tam Trà), ở đồng bằng là 69 m. Vùng văn biển có địa hình bằng phẳng và thấp, có nhiều cồn cát ổn định; một phần đồng bằng do các sông ngòi bồi đắp trên nền cát biển. Đây là vùng hạ lưu có nhiều đầm phá. Ngoài ra, vùng này còn có nhiều bãi đá trầm tích nhô lên khỏi mặt biển từ 10 đến 12 m thuộc xã Tam Tiến, Tam Hải, Tam Quang như đảo hòn Mang, Hòn Dứa, Bàn Than...Huyện Núi Thành nằm phía Đông dãy Trường Sơn và phía nam đèo Hải Vân, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa.
* Dân số, dân tộc
Dân số của Núi Thành đạt 147.721 người (01/4/2019), trong đó nam giới chiếm 48,6%, nữ giới chiếm 51,8%, người Kinh chiếm đại bộ phận dân số (98%), phần còn lại là người Kor với dân số khoảng 1.085 người sống chủ yếu tại xã Tam Trà. Đa phần dân cư sống tại các xã đồng bằng ven biển, các xã vùng núi có diện tích lớn nhưng dân cư thưa thớt.
Phần đông dân cư hoạt động trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp. Năm 2006, trong tổng số 68.896 người trong độ tuổi lao động, số lao động trong khu vực I đạt 50.478 người (chiếm 73,26%). Các ngành công nghiệp, xây dựng thu hút 7.351 lao động (chiếm 10,66%). Khu vực III dịch vụ thu dụng 7.479 người (chiếm 11,07%). Tuy nhiên quá trình dịch chuyển kinh tế kéo theo sự dịch chuyển lao động rất nhanh từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ.
* Phân chia hành chính
Huyện Núi Thành được thành lập vào ngày 03/12/1983, khi huyện Tam Kỳ được chia thành huyện Núi Thành và thị xã Tam Kỳ (nay là thành phố Tam Kỳ và huyện Phú Ninh). Khi mới thành lập, huyện gồm thị trấn Núi Thành và 13 xã (Tam Anh, Tam Giang, Tam Hải, Tam Hiệp, Tam Hòa, Tam Mỹ, Tam Nghĩa, Tam Quang, Tam Sơn, Tam Thạnh, Tam Tiến, Tam Trà, Tam Xuân). Đến ngày 29/8/1994, chia xã Tam Xuân thành 2 xã Tam Xuân I và Tam Xuân II. Đến ngày 07/7/2005, chia xã Tam Mỹ thành 2 xã Tam Mỹ Đông và xã Tam Mỹ Tây; chia xã Tam Anh thành 2 xã Tam Anh Bắc và xã Tam Anh Nam. Từ đó, huyện Núi Thành có 1 thị trấn và 16 xã như hiện nay.
* Kinh tế, xã hội
càng lớn và phát triển toàn diện. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng định hướng, theo đó tỷ trọng các ngành kinh tế phi nông nghiệp chiếm gần 95% tổng giá trị của nền kinh tế. Đến hết năm 2020, tổng quy mô nền kinh tế của Huyện đạt 80.095 tỷ đồng, tăng gấp 02 lần so với năm 2015; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10,02%/năm. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2016-2020 đạt 49.196 tỷ đồng, tăng bình quân 14,17%/năm, chiếm tỷ trọng 43,79% toàn tỉnh; trong đó, phần huyện quản lý thu tăng bình quân 14,05%/năm. Tổng chi ngân sách đạt 4.863 tỷ đồng, tăng bình quân 4,63%/năm, nguồn chi ngân sách cơ bản đáp ứng phục vụ thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh - quốc phòng và các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách.
Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khá với 9,54%/năm và đóng vai trò chủ đạo, tạo động lực để phát triển toàn diện kinh tế - xã hội tại địa phương. Hiện nay, bên cạnh Khu kinh tế mở Chu Lai thì các Cụm Công nghiệp thuộc Huyện như Trảng Tôn, Nam Chu Lai với nhiều dự án sản xuất công nghiệp đã tạo ra những sản phẩm công nghiệp có thương hiệu ở các lĩnh vực như may mặc, thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng... đang đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của địa phương. Đến năm 2020, giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng đạt 70.890 tỷ đồng, tăng gấp 2,3 lần so với năm 2015; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm gần 85% tổng giá trị nền kinh tế. Trong thời gian qua, thu hút dự án đầu tư vào huyện tiếp tục có chuyển biến khá tốt; đến nay toàn huyện có 114 dự án sản xuất công nghiệp đầu tư vào địa bàn, với tổng mức đầu tư đạt 39.101 tỷ đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho 17.285 lao động; riêng các cụm công nghiệp của huyện đã có 16 dự án đi vào hoạt động với tổng số vốn thực hiện là 281,83 tỷ đồng, giải quyết việc làm hơn 1.315 lao động.
Hoạt động thương mại - dịch vụ phát triển nhanh, nhất là giao thông vận tải, viễn thông, ngân hàng; mạng lưới bán lẻ phát triển rộng khắp, quy mô mạng lưới kinh doanh buôn bán được mở rộng từ khu vực thành thị đến nông thôn, đồng bằng lên miền núi. Lưu thông hàng hóa tăng mạnh, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Ngành du lịch từng bước phát triển gắn với định hướng phát triển du lịch phía Nam của Tỉnh, một số sản phẩm du lịch đã hình thành và phát huy hiệu quả như du lịch sinh thái, du lịch thăm quan các di tích lịch sử, du lịch văn hóa; lượng khách du lịch đến địa bàn ngày càng tăng. Năm 2020, giá trị sản xuất ngành này ước đạt 6.280 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân đạt 13,98%/năm; tỷ trọng chiếm gần 10% trong tổng quy mô của nền kinh tế.
Sản xuất nông - lâm - thuỷ sản huyện Núi Thành duy trì được mức tăng trưởng ổn định, có bước phát triển toàn diện. Kết cấu hạ tầng nông thôn như điện, đường, trường, trạm, thiết chế văn hóa cơ sở được đầu tư hoàn thiện. Kinh tế hợp tác và hợp tác xã hoạt động hiệu quả, góp phần hỗ trợ kịp thời nhu cầu sản xuất, kinh doanh của nông, ngư dân. Năm 2020 quy mô sản xuất toàn ngành đạt 2.879 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình
quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 4,57%/năm. Sản lượng lương thực có hạt đạt 43.870 tấn/năm, tăng 12,5% so với năm 2016.
Công tác đầu tư xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng công nghiệp và hạ tầng công trình công cộng thiết yếu được đầu tư hoàn thiện theo hướng hiện đại, khang trang, trong đó có nhiều công trình, dự án trọng điểm, mang tính đột phá về phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị như: Chợ thị trấn Núi Thành, Công viên Núi Thành, đường Phan Chu Trinh, đường ĐH3, Hạ tầng công viên cây xanh, Khu thể thao huyện Núi Thành… Đặc biệt, nhiều công trình lớn được Trung ương, Tỉnh, BQL Khu KTM Chu Lai, các doanh nghiệp đầu tư, xây dựng trên địa bàn như: Hạ tầng khu công nghiệp, đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đường Võ Chí Công, nút giao vòng xuyến 02 tầng, Cảng biển Chu Lai, Cảng Hàng không sân bay Chu Lai... và nhiều dự án khu dân cư được xây dựng đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật đã góp phần đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Công tác quy hoạch đô thị Núi Thành đến năm 2030 trên phạm vi toàn huyện định hướng đến đô thị loại IV, loại III; quy hoạch chung xã đảo Tam Hải; quy hoạch chi tiết Khu trung tâm thể thao, các khu dân cư, khu tái định cư. Phối hợp với BQL Khu KTM Chu Lai hoàn thành điều chỉnh quy hoạch chung Khu Kinh tế mở Chu Lai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 định hướng đến đô thị loại II; bổ sung Cảng biển Chu Lai loại I vào quy hoạch. Hoàn thành công nhận thị trấn Núi Thành đạt tiêu chí đô thị loại V; đảm bảo tiêu chí và đang thực hiện thủ tục đề nghị công nhận đô thị Núi Thành đạt chuẩn đô thị loại IV. Diện mạo đô thị Núi Thành đã có nhiều chuyển biến mới theo hướng hiện đại hơn.
Mạng lưới trường lớp được bố trí đều khắp, chất lượng giáo dục các cấp học không ngừng được nâng lên. Đến cuối năm 2020, 100% trường học MG, TH, THCS và 01 trường THPT đạt chuẩn quốc gia; 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học; 100% học sinh người dân tộc Cor được đến trường; tỷ lệ tốt nghiệp THCS đạt 99,26%; tỷ lệ bỏ học giữa chừng giảm từ 1,0% xuống còn 0,8%. Công tác phổ cập giáo dục, kiểm định chất lượng được thực hiện thường xuyên. 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục đã được chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ. Công tác xã hội hóa giáo dục, phong trào khuyến học khuyến tài được thực hiện rộng khắp và mang lại hiệu quả tích cực.
Văn hóa, thể dục, thể thao, hoạt động thông tin, truyền thông phát triển khá toàn diện. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gắn với cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh ngày càng đi vào chiều sâu, chất lượng phong trào từng bước được nâng lên; Từ năm 2016 đến 2020, bình quân hằng năm có 93,36% cơ quan, đơn vị, trường học đạt chuẩn văn hóa; 90,39% thôn, khối phố đạt chuẩn văn hóa; 89,45% gia đình đạt chuẩn văn hoá. Các hoạt động thông tin, tuyên truyền, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao được tổ chức sâu rộng với nhiều hình thức phong phú,
chất lượng ngày càng được nâng lên. Thiết chế văn hóa cơ sở được đầu tư đảm bảo phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa của nhân dân.