7. Cấu trúc luận văn
2.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội, giáo dục đào tạo tại huyện Núi Thành, tỉnh
tỉnh Quảng Nam
tỉnh Quảng Nam Tam Kỳ, phía Nam giáp huyện Bình Sơn và huyện Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi, phía Tây giáp huyện Bắc Trà My, phía Đông giáp Biển Đông. Tổng diện tích tự nhiên là 55.583,42 ha (số liệu đến 31/12/2016). Địa hình huyện Núi Thành có độ nghiêng lớn từ Tây Nam sang Đông Bắc, có thể chia làm 3 dạng: Trung du và miền núi, đồng bằng, ven biển. Nơi cao nhất tại vùng Trung du và miền núi là 1.132 m (núi Hú tại xã Tam Trà), ở đồng bằng là 69 m. Vùng văn biển có địa hình bằng phẳng và thấp, có nhiều cồn cát ổn định; một phần đồng bằng do các sông ngòi bồi đắp trên nền cát biển. Đây là vùng hạ lưu có nhiều đầm phá. Ngoài ra, vùng này còn có nhiều bãi đá trầm tích nhô lên khỏi mặt biển từ 10 đến 12 m thuộc xã Tam Tiến, Tam Hải, Tam Quang như đảo hòn Mang, Hòn Dứa, Bàn Than...Huyện Núi Thành nằm phía Đông dãy Trường Sơn và phía nam đèo Hải Vân, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa.
* Dân số, dân tộc
Dân số của Núi Thành đạt 147.721 người (01/4/2019), trong đó nam giới chiếm 48,6%, nữ giới chiếm 51,8%, người Kinh chiếm đại bộ phận dân số (98%), phần còn lại là người Kor với dân số khoảng 1.085 người sống chủ yếu tại xã Tam Trà. Đa phần dân cư sống tại các xã đồng bằng ven biển, các xã vùng núi có diện tích lớn nhưng dân cư thưa thớt.
Phần đông dân cư hoạt động trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp. Năm 2006, trong tổng số 68.896 người trong độ tuổi lao động, số lao động trong khu vực I đạt 50.478 người (chiếm 73,26%). Các ngành công nghiệp, xây dựng thu hút 7.351 lao động (chiếm 10,66%). Khu vực III dịch vụ thu dụng 7.479 người (chiếm 11,07%). Tuy nhiên quá trình dịch chuyển kinh tế kéo theo sự dịch chuyển lao động rất nhanh từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ.
* Phân chia hành chính
Huyện Núi Thành được thành lập vào ngày 03/12/1983, khi huyện Tam Kỳ được chia thành huyện Núi Thành và thị xã Tam Kỳ (nay là thành phố Tam Kỳ và huyện Phú Ninh). Khi mới thành lập, huyện gồm thị trấn Núi Thành và 13 xã (Tam Anh, Tam Giang, Tam Hải, Tam Hiệp, Tam Hòa, Tam Mỹ, Tam Nghĩa, Tam Quang, Tam Sơn, Tam Thạnh, Tam Tiến, Tam Trà, Tam Xuân). Đến ngày 29/8/1994, chia xã Tam Xuân thành 2 xã Tam Xuân I và Tam Xuân II. Đến ngày 07/7/2005, chia xã Tam Mỹ thành 2 xã Tam Mỹ Đông và xã Tam Mỹ Tây; chia xã Tam Anh thành 2 xã Tam Anh Bắc và xã Tam Anh Nam. Từ đó, huyện Núi Thành có 1 thị trấn và 16 xã như hiện nay.
* Kinh tế, xã hội