Biện pháp 6 Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 85 - 93)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.6. Biện pháp 6 Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và

và ngoài nhà trường để tổ chức tốt các hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT.

* Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Thực tiễn đã cho thấy, trong trường học, ở đâu có sự phối kết hợp tốt, gắn kết chặt chẽ giữa các LLGD trong và ngoài nhà trường thì ở đó hạn chế được HS mắc phải các TNXH, đồng thời chất lượng giáo dục toàn diện đối với HS được nâng cao đáng kể.

Mặc khác, chúng ta biết rằng gia đình và xã hội là môi trường vun đắp, nuôi dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành nhân cách cho học sinh. Một việc quan trọng cần đổi mới trong giáo dục cho HS hiện nay là sớm khắc phục tình trạng giáo dục đạo đức, cũng như GDPN TNXH cho HS, hầu như được giao phó chủ yếu cho nhà trường. Mà tấm gương đạo đức của cha mẹ, người thân trong gia đình luôn có tác dụng giáo dục vô cùng to lớn, hiệu quả hơn ngàn vạn cuốn sách về đạo đức cho dù HS đã được học thuộc.

Việc nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác GDPN TNXH cho HS là nhiệm vụ quan trọng và không thể thiếu được trong mục tiêu giáo dục HS chung của người hiệu trưởng. Công tác GDPN TNXH cho HS muốn đạt hiệu quả đòi hỏi nhà trường phải luôn kết nối chặt chẽ với CMHS và các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương trong việc thống nhất các quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục và cùng nhau phối hợp tiến hành các hoạt động GDPN TNXH cho HS. CMHS và các lực lượng xã hội phải thống nhất với nhà trường về các biện pháp giáo dục. Nhà trường và các thầy cô giáo áp dụng các biện pháp để giáo dục phải vì sự tiến bộ của con em, vì tình thương và trách nhiệm.

Huy động sưc mạnh tổng hợp của tất cả các lực lượng giáo dục để ngăn ngừa có hiệu quả TNXH vào trong học đường.

* Nội dung của biện pháp

- Hiệu trưởng ban hành được kế hoạch và quy chế phối hợp với các LLGD trong và ngoài nhà trường đảm bảo kết nối chặt chẽ và đem lại hiệu quả GDPN TNXH cho HS THPT.

- Tổ chức phối hợp chặt chẽ và hiệu quả với các LLGD trong nhà trường về việc giáo dục HS thực hiện đảm bảo mục tiêu phòng ngừa HS mắc phải các TNXH. Các LLGD trong nhà trường bao gồm: Đoàn TNCS HCM, Công đoàn tường, Ban tư vấn HS, Tổ chủ nhiệm.

+ Đối với Đoàn TNCS HCM: Là tổ chức của thanh niên tiên tiến có nhiệm vụ vận động và thu hút đông đảo đoàn viên tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, nếp sống văn minh, tránh các TNXH cho HS; tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, hoạt động xã hội để xây dựng nhân cách, đạo đức cho mỗi đoàn viên; phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ học đường trong mọi phong trào.

Đoàn trường hoạt động hiệu quả sẽ góp phần quan trọng trong công tác giáo dục đạo đức, ý thức phòng ngừa TNXH cho HS. Do đó, để giáo dục HS xa lánh tốt các TNXH, hiệu trưởng cần quan tâm một số nội dung: Chỉ đạo Đoàn trường xây dựng kế hoạch theo chủ đề năm học, trong đó có nội dung GDPN TNXH cho HS thành nội dung hoạt động của Đoàn; Nội dung thể hiện cụ thể (mục tiêu, công việc cụ thể, thời gian thực hiện, người phụ trách, biện pháp, tổng kết, đánh giá…theo tháng, học kỳ, năm học) và trở thành tiêu chí để đánh giá chi đoàn; giao lưu vói các trường bạn nhằm học tập, trao đổi lẫn nhau về kinh nghiệm ngăn ngừa TNXH trong HS.

+ Đối với Công đoàn: Công đoàn cơ sở trường học (gọi tắt là Công đoàn) là tổ chức lớn nhất của nhà trường vì có tập hợp tất cả lực lượng CBGVNV trong trường. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của đoàn viên công đoàn; có quyền tham gia quản lý nhà trường, động viên, khích lệ mọi công đoàn viên hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn và xây dựng tập thể nhà trường đoàn kết, hỗ trợ hiệu trưởng tìm ra các phương hướng hoạt động phù hợp nhằm thực hiện tốt

nhiệm vụ năm học. Do vậy, hiệu trưởng tăng cường phối hợp với tổ chức công đoàn để phát huy sức mạnh của tổ chức này trong công tác giáo dục HS, phòng ngừa TNXH xâm nhập vào học đường.

+ Ban tư vấn HS: gồm các GV được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ tư vấn HS khi mắc phải những khó khăn về học tập, sinh hoạt, tâm lý, tình cảm, TNXH…do hiệu trưởng thành lập. Ban tư vấn làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, xây dựng kế hoạch làm việc, thường xuyên theo dõi và kịp thời tư vấn HS một cách hiệu quả khi có nhu cầu.

+ Tổ Chủ nhiệm: được hiệu trưởng thành lập, gồm toàn thể GVCN, BGH, Bí thư, Phó Bí thư Đoàn, Tổ trưởng chủ nhiệm là Hiệu trưởng. Chức năng, nhiệm vụ của Tổ Chủ nhiệm là thường xuyên trao đổi, nghiên cứu giải pháp giáo dục HS tích cực tham gia học tập, rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi. Đặc biệt, tìm hiểu những đối tượng HS yếu, kém về học lực và hạnh kiểm, nhất là những HS mắc phải các TNXH để có giải pháp hữu hiệu giáo dục HS này tiến bộ, thoát khỏi các TNXH (nếu có).

- Tổ chức phối hợp chặt chẽ và hiệu quả với các LLGD ngoài nhà trường về việc giáo dục HS thực hiện đảm bảo mục tiêu phòng ngừa HS mắc phải các TNXH. Các LLGD ngoài nhà trường bao gồm: Gia đình HS, Ban Đại diện CMHS trường, các cơ quan công an (huyện, xã, thôn), cơ quan y tế, cơ quan thông tin, tuyên truyền, Mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện và các đoàn thể địa phương.

+ Gia đình HS: Gia đình được xem như một tế bào của xã hội, có nhiều thuận lợi trong việc giáo dục con em mình. Gia đình là nơi hàng ngày, hàng giờ, từ bé đến lớn và thậm chí là cả cuộc đời của các em sinh sống, gần gũi nên mọi người thân trong gia đình đều rất hiểu tâm lí, tính cách, tâm tư, nguyện vọng của các em. Mặt khác, trong gia đình có sự đa dạng về giới tính, độ tuổi, công việc, trình độ, hiểu biết, kinh nghiệm sống…nên có nhiều thuận lợi để giáo dục các em. Với yếu tố như vậy, gia đình thực sự là môi trường giáo dục quan trọng đối với HS. Việc đánh giá vai trò của giáo dục gia đình như trên qua điều tra thực tế ở Chương 2, nguyên nhân dẫn đến HS mắc các TNXH nhiều là do sự buông lỏng giáo dục của gia đình. Do đó, Hiệu trưởng phải coi việc phối hợp với gia đình là một giải pháp quan trọng trong các giải pháp quản lý hoạt động GDPN TNXH cho HS.

+ Ban đại diện CMHS trường: được thành lập vào đầu mỗi năm học theo quy định, là tổ chức đại diện cho toàn thể CMHS phối hợp với nhà trường để thực hiện các hoạt động giáo dục theo quy định tại Điều lệ Ban đại diện CMHS do Bộ GDĐT ban hành. Ban đại diện CMHS trường phối hợp với Hiệu trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học, giáo dục đạo đức cho HS, bồi dưỡng, khuyến khích HS giỏi, giúp đỡ HS yếu kém, HS nghèo, khuyết tật và HS có hoàn cảnh khó khăn khác. Đặc biệt, phối hợp với nhà trường ngăn chặn có hiệu quả không để HS mắc phải các TNXH.

+ Cơ quan công an địa phương: Công an là cơ quan chức năng Nhà nước trực tiếp đấu tranh phòng chống các TNXH nên sẽ tích cực hỗ trợ cho các nhà trường thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt trong việc phòng ngừa các TNXH vào học đường. Do đó, hiệu

trưởng nhà trường thường xuyên phối hợp với công an địa phương để được hỗ trợ ngăn chặn hiệu quả các TNXH có nguy cơ cao làm HS mắc phải. Trong đó, quy chế phối hợp phải được triển khai ngay từ đầu mỗi năm học theo Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT/BCA-BGDĐT ngày 28/08/2015 của liên Bộ Công an và Bộ GDĐT về việc hướng dẫn phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm TTATXH, đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật khác trong ngành giáo dục. Quy chế phối hợp đảm bảo những nội dung chính sau:

Nguyên tắc, nội dung phối hợp

Đảm bảo an ninh, trật tự trong nhà trường là trách nhiệm của các ngành, các cấp, các tổ chức và cá nhân có liên quan; trong đó, trách nhiệm của đơn vị trường học và công an địa phương (nơi trường học đóng trên địa bàn) nòng cốt.

Nội dung công tác phối hợp gồm: Phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với âm mưu, hoạt động gây mất ổn định an ninh, trật tự nhà trường; phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xử lý các vấn đề về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội có liên quan đến người học và CB, nhà giáo.

Công tác phối hợp giữa hai bên được thống nhất thực hiện, căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành; khi xử lý, giải quyết các vấn đề liên quan đến an ninh, trật tự trong nhà trường cần đảm bảo sự chủ động, kịp thời, có sự trao đổi thống nhất trước khi quyết định.

Trách nhiệm phối hợp

Trách nhiệm của đơn vị trường học

Quán triệt nội dung Thông tư số 06/2015/TTLT/BCA-BGDĐT và Quy chế phối hợp này đến tất cả người học và cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Thực hiện công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội theo Quyết định số 46/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Chủ động phối hợp với lực lượng Công an địa phương tham mưu với chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm tăng cường công tác giáo dục chính trị, nắm bắt tư tưởng chính trị; nâng cao ý thức cảnh giác của người học và cán bộ, nhà giáo đối với âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tuyên truyền, giáo dục, quản lý để người học không bị kích động, lôi kéo tham gia tụ tập đông người trái với quy định của pháp luật.

Có kế hoạch cụ thể và chủ động tham mưu với chính quyền địa phương, phối hợp với các tổ chức đoàn thể và gia đình người học, đặc biệt là cơ quan Công an trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Định kỳ phối hợp với Công an địa phương tổ chức kiểm tra nắm tình hình, bàn biện pháp quản lý người học ở gia đình.

Phối hợp chặt chẽ với gia đình người học, Công an địa phương và các cơ quan chức năng để có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn những tác động tiêu cực trong việc sử dụng dịch vụ Internet, trò chơi điện tử, điện thoại di động… đối với người học. Chủ động kiến nghị với chính quyền địa phương có biện pháp kiểm tra, giám sát, giải tỏa các hàng quán, dịch vụ xung quanh trường học nếu có biểu hiện phức tạp về an ninh, trật tự, hoạt động vi phạm pháp luật.

Đảm bảo nội dung, đổi mới phương pháp giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống đối với người học trong các môn học chính khoá và hoạt động ngoại khoá, chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đối với người học, cán bộ, nhà giáo.

Thực hiện nghiêm túc các quy định có liên quan đến vấn đề tiếp nhận, sử dụng viện trợ, học bổng của cá nhân, tổ chức nước ngoài; chủ động cung cấp cho cơ quan Công an thông tin, tình hình hoạt động liên quan đến yếu tố nước ngoài để phối hợp trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự.

Phát huy có hiệu quả vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, các hoạt động tự quản của người học trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự nhà trường.

Thường xuyên kiện toàn để duy trì hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo, lực lượng thanh niên xung kích, đội tự quản công tác bảo vệ an ninh, trật tự; đầu tư nhân lực, kinh phí, trang thiết bị cần thiết để các lực lượng này hoàn thành tốt nhiệm vụ.

BGH nhà trường định kỳ chủ trì tổ chức đối thoại với người học và cán bộ, nhà giáo để phát hiện, đề xuất với cấp trên hoặc giải quyết theo thẩm quyền nguyện vọng chính đáng của người học và cán bộ, nhà giáo; xử lý kịp thời biểu hiện làm ảnh hưởng đến an ninh nội bộ, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, mất đoàn kết, khiếu kiện tập thể, vượt cấp.

Trách nhiệm vụ của Công an địa phương

Tổ chức quán triệt nội dung Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT/BCA-BGDĐT và kế hoạch phối hợp này đến tất cả các bộ phận nghiệp vụ liên quan. Chỉ đạo tổ chức thực hiện và tiến hành kiểm tra, đôn đốc việc triển khai kế hoạch phối hợp trong toàn lực lượng Công an địa phương.

Phối hợp với nhà trường xây dựng kế hoạch phối hợp công tác đảm bảo an ninh, trật tự; phối hợp tổ chức giao ban, sơ kết, tổng kết và báo cáo với cấp trên về công tác đảm bảo an ninh, trật tự trong nhà trường trên địa bàn quản lý.

Chỉ đạo các bộ phận nghiệp vụ ban hành kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ.

Phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi lợi dụng danh nghĩa liên kết trong giáo dục và đào tạo để thâm nhập nội bộ, phá hoại tư tưởng hoặc điều tra, thu thập tin tức về tình hình kinh tế, chính trị xã hội của địa phương.

Phối hợp với nhà trường và tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, chủ động nắm tình hình diễn biến tư tưởng và giáo dục ý thức chính trị cho người học; kịp thời

phát hiện những dấu hiệu phức tạp về an ninh để có biện pháp xử lý, không để phát sinh việc gây rối, biểu tình, tuyên truyền, phát triển đạo, lập các hội nhóm, diễn đàn trái pháp luật… trong người học.

Chủ động tham mưu, hướng dẫn và phối hợp với nhà trường trên địa bàn về công tác bảo đảm an ninh, trật tự; hỗ trợ, phối hợp với lực lượng Công an và các nhà trường ngoài địa bàn quản lý giải quyết các vụ việc về an ninh, trật tự có liên quan.

Thường xuyên trao đổi với nhà trường các thông tin liên quan đến tội phạm, tệ nạn xã hội và âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch nhằm tác động, lôi kéo người học và cán bộ, nhà giáo để chủ động phối hợp phòng ngừa. Phối hợp với nhà trường trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người học, cán bộ, nhà giáo.

Chủ động tham mưu với chính quyền địa phương, phối hợp với nhà trường trên địa bàn có kế hoạch thực hiện tốt công tác bảo vệ an ninh nội bộ, đẩy mạnh công tác giáo dục ý thức chính trị, trách nhiệm cho cán bộ, nhà giáo và người học trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong trường học.

Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng ở địa phương kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm trong các hoạt động dịch vụ: hàng quán, Internet, trò chơi điện tử, karaoke,… làm ảnh hưởng đến việc học tập, rèn luyện của người học và an ninh, trật tự xung quanh nhà trường.

Thường xuyên kiểm tra, nắm tình hình nhằm phát hiện, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường, đặc biệt là các hành vi đe doạ, hành hung, cưỡng đoạt tài sản của người học ở khu vực xung quanh trường học.

Thông báo kịp thời với nhà trường các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 85 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)