Biện pháp 2 Xây dựng nội dung và triển khai thực hiện bồi dưỡng CBQL,

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 75 - 76)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Biện pháp 2 Xây dựng nội dung và triển khai thực hiện bồi dưỡng CBQL,

*Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Mọi sự hiểu biết sâu sắc và có kỹ năng tốt sẽ giúp ích lớn cho người đó hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Do đó, việc xây dựng và bồi dưỡng chuyên đề có nội dung về GDPN TNXH cho HS đối với CBGV, LLGD nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng tổ chức thực hiện đáp ứng được mục tiêu đề ra là hết sức quan trọng.

Biện pháp này nhằm tăng cường nhận thức và năng lực cho CBQL, GV, các lực lượng tham gia vào quá trình tổ chức hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT, đồng thời giúp họ tác nghiệp một cách hiệu quả.

*Nội dung của biện pháp

Thành lập tổ công tác xây dựng chuyên đề bồi dưỡng và bồi dưỡng cho CBQL, GV, LLGD liên quan về GDPN TNXH cho HS THPT.

Tổ chức xây dựng các chyên đề bồi dưỡng hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT phù hợp với thực trạng của nhà trường. Các chuyên đề phải đảm bảo nội dung quy phạm pháp luật và thực tế của mỗi nhà trường, dễ triển khai, khả thi.

Tổ chức bồi dưỡng các chuyên đề GDPN TNXH trong HS cho các bộ phận (CBQL, CB ĐTNCSHCM, Ban thi đua trong HS, LLGD khác) phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.

*Cách thức thực hiện

- Trong xây dựng kế hoạch nhiệm vụ năm học mới, nhà trường dưa nội dung xây dựng chuyên đề bồi dưỡng và bồi dưỡng CBQL, GV, LLGD liên quan về hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT.

- Họp tổ công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng chuyên đề bồi dưỡng và bồi dưỡng cho các LLGD về hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT. Hiệu trưởng phân công phân nhiệm cụ thể cho các thành viên, từng nhóm chuyên môn đảm đương và chịu trách nhiệm từng phần việc cụ thể để thực hiện kế hoạch đề ra. Yêu cầu các chuyên đề phải đảm bảo theo hướng dẫn của các văn bản của các Bộ, ngành cấp trên và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

Yêu cầu về kiến thức

Hiểu được những kiến thức cơ bản về đánh giá thái độ, hành vi của HS phổ thông nói chung, GDPN TNXH cho HS nói riêng; Trình bày được cách tổ chức hoạt động GDPN TNXH cho HS; Nắm vững các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam liên quan đến việc GDPN TNXH, cũng như GDPN TNXH cho HS THPT; Có những hiểu biết sâu về tâm lý lứa tuổi.

Biết tổ chức thực hiện các hoạt động GDPN TNXH cho HS. Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá hành vi, thái độ của HS THPT; Vận dụng tốt phương pháp phỏng vấn, quan sát, thu thập và xử lý thông tin trong quá trình đánh giá hạnh kiểm; Biết xây dựng và triển khai kế hoạch GDPN TNXH cho HS; Có kỹ năng làm việc nhóm và lãnh đạo nhóm; tổ chức, điều hành, phối hợp các hoạt động giáo dục và GDPN TNXH cho HS.

- Tổ công tác tiến hành tổ chức bồi dưỡng cho từng nhóm đối tượng CBQL, GV, LLGD về hoạt động GDPN TNXH cho HS phù hợp và hiệu quả. Để công tác này đạt hiệu quả, cần phải tổ chức tốt nội dung cơ bản sau:

+ Tiến hành khảo sát trình độ của CBQL, GV về GDPN TNXH cho HS THPT. Sau khi khảo sát, kiểm tra, tiến hành phân loại từng nhóm đối tượng CBQL, GV theo từng trình độ, trên cơ sở đó chọn nội dung, hình thức bồi dưỡng cho từng nhóm đối tượng phù hợp.

+ Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng

Phải có kế hoạch cụ thể kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện trong từng thời gian nhất định. Kết quả kiểm tra đánh giá sẽ được đưa vào để đánh giá kết quả phấn đấu của từng cá nhân cũng như từng tổ chuyên môn, từng năm học. Đặc biệt sử dụng kết quả đó để xét thi đua cho những đối tượng GV, lấy đó làm tiêu chí cần thiết khi xem xét ưu tiên, ưu đãi các chế độ chính sách cho nhà giáo, tạo ra động lực trong quá trình công tác.

*Điều kiện để thực hiện

Xây dựng kế hoạch triển khai phải đảm bảo các điều kiện về kinh phí, CSVC, thiết bị hỗ trợ cho công tác bồi dưỡng hoạt động GDPN TNXH cho HS

Huy động tốt các lực lượng tham gia tích cực vào hoạt động GDPN TNXH cho HS trong nhà trường.

CBGV có năng lực thực hiện đa dạng các phương pháp và hình thức GDPN TNXH cho HS một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với đối tượng HS, đặc thù của tổ chức, đoàn thể về chức năng, nhiệm vụ và điều kiện thực tế.

Biểu dương kịp thời những CBGV có tinh thần trách nhiệm cao và hoàn thành xuất sắc kế hoạch, nội dung công việc đề ra trong quá trình triển khai công tác bồi dưỡng hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT.

3.2.3. Biện pháp 3. Thực hiện bổ sung, điều chỉnh các nội dung, tiêu chí đánh giá xếp loại đạo đức HS THPT về nội dung GDPN TNXH cho HS THPT phù hợp với

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)