Quy trình khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 94 - 154)

7. Cấu trúc luận văn

3.4.2.Quy trình khảo nghiệm

* Bước 1. Lập phiếu điều tra xin ý kiến chuyên gia

Xuất phát từ thực trạng nêu trên, tác giả xin đề xuất một số biện pháp quản lý các hoạt động nhằm hạn chế các TNXH trong các nhà trường, xin ý kiến của CBQL, GV, HS đánh giá về tính cấp thiết, ở 5 mức độ: 1. Hoàn toàn không cấp thiết (hoàn toàn KCT), 2. Không cấp thiết (KCT), 3. Ít cấp thiết (ít CT), 4. Cấp thiết (CT), 5. Rất cấp thiết (RCT) và tính khả thi cũng với 5 mức độ: 1. Hoàn toàn không khả thi (hoàn toàn KKT), 2. Không khả thi (KKT), 3. Ít khả thi (ít KT), 4. Khả thi (KT), 5. Rất khả thi (RKT) của các biện pháp đưa ra (đã nêu ở trên).

* Bước 2. Lựa chọn khách thể điều tra

- Nguyên tắc lựa chọn: khách thể điều tra là những CBQL, GV và HS trực tiếp tham gia vào các hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT.

- Số lượng: 200 - Thành phần:

+ 10 CBQL (CBQL: 6, Cán bộ các ngành: 02, địa phương: 02) + 50 GV các nhà trường

+ 10 CB Đoàn (CB đoàn trường: 06, CB đoàn cấp trên: 04) + 100 HS các trường THPT huyện Núi Thành

+ 30 phụ huynh HS

Số phiếu phát ra: 200. Số phiếu thu về: 200.

* Bước 4. Xử lý kết quả phiếu điều tra

Sử dụng các phép toán để thống kê, tổng hợp và xử lý các số liệu thu thập được theo quy ước tính điểm theo mỗi mức độ:

RCT, RKT: 5 điểm CT, KT: 4 điểm Ít CT, Ít KT: 3 điểm KCT, KKT: 2 điểm

Hoàn toàn KCT, Hoàn toàn KKT: 1 điểm

* Công thức tính điểm trung bình:

X̅ = ∑ 𝑋𝑖𝐾𝑖 5 𝑖 = 1 𝑛 , 1 ≤ 𝑋 ≤ 5 + 𝑋 : Điểm trung bình + Xi : Điểm ở mức độ i

+ Ki : Số người tham gia chọn (tham gia) ở mức độ Xi + n : Số người tham gia đánh giá (khảo sát).

* Giá trị khoảng cách (thang đo): (5 – 1) / 5 = 0.8

* Kết quả:

STT Giá trị trung bình ( 𝑋 ) Kết quả đánh giá

1 Từ 1.0 đến 1.8 Hoàn toàn KCT, Hoàn toàn KKT

2 Từ 1.9 đến 2.6 KCT, KKT

3 Từ 2.7 đến 3.4 Ít CT, Ít KT

4 Từ 3.5 đến 4.2 CT, KT

5 Từ 4.3 đến 5.0 RCT, RKT

3.4.3. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam

Để đánh giá được những biện pháp do tác giả nghiên cứu đưa ra trong việc quản lý hoạt động GDPN TNXH cho HS của các hiệu trưởng ở các trường THPT trên địa bàn huyện Núi Thành có cần thiết hay không? cũng như có tính khả thi trong thực tế hay không? Chúng ta xem xét kết quả khảo nghiệm từ ý kiến của các chuyên gia bằng phiếu điều tra có kết quả thể hiện trong Bảng 3.1 sau đây:

Bảng 3.1. Kết quả kiểm chứng mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT

STT Các nội dung khảo sát

Mức độ cấp thiết (1-Hoàn toàn KCT; 2- KCT;3-ít CT; 4-CT; 5- RCT) Mức độ khả thi (1-Hoàn toàn KKT; 2- KKT ;3-Ít KT; 4-KT; 5-RKT) 1 2 3 4 5 𝑋̅ 1 2 3 4 5 𝑌̅ 1.

Biện pháp 1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia quản lý hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT

0 0 0 3 197 4.99 0 0 0 2 198 4.99 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.

Biện pháp 2. Xây dựng nội dung và triển khai thực hiện bồi dưỡng CBQL, CB Đoàn TNCSHCM, GV, Ban thi đua trong HS về GDPN TNXH cho HS THPT

0 0 0 14 186 4.93 0 0 5 22 173 4.84

3.

Biện pháp 3. Thực hiện bổ sung, điều chỉnh các nội dung, tiêu chí đánh giá xếp loại đạo đức học sinh THPT về việc thực hiện phòng ngừa TNXH phù hợp với Thông tư 58, 26, 32 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và điều kiện cụ thể của nhà trường

0 0 0 31 169 4.85 0 0 0 6 194 4.97

4.

Biện pháp 4. Thực hiện đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT bằng phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực

0 0 0 17 183 4.92 0 0 17 25 158 4.71

5.

Biện pháp 5. Chỉ đạo thực hiện đổi mới, đa dạng hình thức tổ chức hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT

thông qua các hoạt động giáo dục trải nghiệm.

0 0 0 37 163 4.82 0 7 16 45 132 4.51

6.

Biện pháp 6. Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH cho HS THPT

0 0 0 9 191 4.96 0 5 23 48 125 4.48

Từ số liệu điều tra trong Bảng 3.1, chúng ta nhận định được tất cả các biện pháp đưa ra đều được các chuyên gia đánh giá mức độ rất cần thiết cao (ĐTB 𝑋 với mức độ

rất cần thiết của tất cả các biện pháp đạt giá trị từ 4.82 đến 4.99). Trong đó, Biện pháp 1 về tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia quản lý hoạt động GDPN

TNXH cho HS là cần thiết nhất, được các chuyên gia chọn nhiều nhất (ĐTB mức độ rất cần thiết có giá trị cao nhất 𝑋 = 4.99). Kế tiếp, các chuyên gia cho là không thể thiếu được sự hỗ trợ đắc lực của lực lượng giáo dục bên ngoài nhà trường trong việc GDPN TNXH cho HS nên đã chọn Biện pháp 6 về tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tổ chức tốt các hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT có tỉ lệ mức độ rất cần thiết chiềm thứ hai (ĐTB mức độ rất cần thiết có giá trị cao thứ hai 𝑋 = 4.96). Ngoài ra, các chuyên gia cũng rất quan tâm một phương pháp giáo dục rất mới phù hợp với những quy định của Bộ GDĐT ban hành có hiệu lực trong năm 2020 (TT32-Điều lệ trường trung học và TT26- quy định về đánh giá, xếp loại học lực và hạnh kiểm HS) dó là phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực (ĐTB mức độ rất cần thiết có giá trị 𝑋= 4.92).

Đối với tính khả thi các biện pháp, các chuyên gia nhìn thấy trong thực tế hầu hết các biện pháp do tác giả nghiên cứu đưa ra cơ bản là khả thi, có thể áp dụng vào thực tế (ĐTB mức độ rất khả thi của tất cả biện pháp có giá trị từ 4.48 đến 4.99). Trong đó, biện pháp có tính khả thi nhất làBiện pháp 1 (ĐTB mức độ rất khả thi 𝑌= 4.99). Tuy vậy, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng trong thực tế ở các nhà trường việc phối hợp với các lực lượng giáo dục bên ngoài nhà trường (Biện pháp 6) gặp rất nhiều khó khăn do rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên chỉ chọn và kết quả tính được giá trị mức độ rất khả thi thấp hơn (𝑌= 4.48). Đồng thời, các chuyên gia cũng rất nghi ngại khó thực hiện trong thực tế về thực hiện đổi mới, đa dạng hình thức tổ chức hoạt động GDPN TNXH cho HS thông qua các hoạt động giáo dục trãi nghiệm (ĐTB mức độ rất khả thi đạt giá trị thấp nhất 𝑌 = 4.51). Điều này, giúp cho CBQL cần quan tâm sâu sắc hơn nữa đến việc đổi mới, đa dạng hình thức tổ chức cũng như phối hợp với LLGD bên ngoài nhà trường để phối kết hợp mạnh mẽ, đi vào thực chất, tránh hình thức mới đem lại hiệu quả GDPN TNXH cho HS THPT.

Tiểu kết Chương 3

1. Để công tác quản lý hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT tại các trường THPT của huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam đạt hiệu quả, trước tiên phải nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia. Có như vậy, từ hiệu trưởng đến trưởng các bộ phận và người tham gia từng vị trí công việc mới tích cực hưởng ứng, chung sức đồng lòng vượt qua những trở ngại, khó khăn để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Tiếp theo, cần phải cải tiến hệ thống quản lý các mối quan hệ hợp tác các LLGD trong và ngoài nhà trường. Đồng thời, phải thành lập Ban chỉ đạo hoạt động GDPN TNXH cho HS với một kế hoạch hoạt động chu đáo, một kế hoạch dài hạn, cụ thể, chi tiết mới đạt được mục tiêu đề ra. Kế hoạch này, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của các CBQL, trưởng các bộ phận tham gia ngay từ đầu năm học cho đến suốt quá trình thực hiện trong năm học đó và Ban chỉ đạo có nhiệm vụ điều hành hoạt động trong suốt quá trình. Đây là một khâu quan trọng để tạo ra tính thống nhất, chủ động công việc, sáng tạo, đem lại hiệu quả công tác.

2. Phải cải tiến về nội dung quản lý hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT trên địa bàn huyện Núi Thành thông qua việc tổ chức xây dựng chuyên đề bồi dưỡng cho phù hợp với thực tế ở các nhà trường. Với các chuyên đề được xây dựng chất lượng, cần phải tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho lực lượng tham gia trực tiếp vào các hoạt động GDPN TNXH cho HS đảm bảo đầy đủ nội dung yêu cầu.

3. Phải thay đổi phương pháp GDPN TNXH cho HS THPT phù hợp, thiết thực, hiệu quả. Một trong những phương pháp phù hợp cho hoạt động GDPN TNXH trong HS là phương pháp kỷ luật tích cực. Đây là phương pháp mà hiện nay ở các nhà trường nói chung, các trường THPT nói riêng chưa được áp dụng nhiều do nhiều nguyên nhân về khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan do các văn bản chỉ đao của Bộ GDĐT mới ban hành, có hiệu lực trong năm 2020 (Luật giáo dục, Điều lệ trường trung học, Quy chế đánh giá, xếp loại học lực và hạnh kiểm của HS…) nên chưa được triển khai đến các cơ sở giáo dục. Nguyễn nhân chủ quan do các nhà trường vẫn sử dụng các phương pháp giáo dục đạo đức theo truyền thống với thói quen đã ăn sâu trong suốt thời gian dài trong nghề dạy học nên rất khó thay đổi. Do đó, các hiệu trưởng cần chỉ đạo các LLGD quyết tâm áp dụng phương pháp GDKLTC mạnh mẽ vào các nhà trường để công tác GDPN TNXH cho HS đem lại hiệu quả.

4. Cần thiết có sự bổ sung, điều chỉnh các nội dung, tiêu chí đánh giá, xếp loại thi đua, khen thưởng trong HS đảm bảo quy định và phù hợp với thực tế nhà trường, nhằm hướng đến giá trị chuẩn mực giúp các HS phấn đấu, rèn luyện để ngăn ngừa hiệu quả HS trong nhà trường mắc phải các TNXH.

5. Cần phải tổ chức theo dõi, kiểm ra, đánh giá từng khâu của mỗi hoạt động GDPN TNXH cho HS một cách kịp thời, nhằm phát huy những mặt mạnh và khắc phục mặt yếu, đồng thời rút kinh nghiệm để có biện pháp cải tiến hoạt động đạt kết quả tốt hơn; việc kiểm tra, đánh giá phải căn cứ vào kế hoạch đề ra, yêu cầu về mục tiêu giáo dục cần đạt của hoạt động (chỉ số đánh giá).

Như vậy, để quản lý hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT đạt hiệu quả thì tất cả các khâu trong hoạt động được tổ chức khoa học, sử dụng phương pháp giáo dục phù hợp, được các LLGD tích cực tham gia, phối hợp nhịp nhàng, thống nhất và hỗ trợ cho nhau.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

1.1. Quản lý hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong tình hình hiện nay. Để giáo dục và đào tạo được các thế hệ HS THPT có nhân cách toàn diện, đáp ứng được yêu cầu xã hội thì nhà quản lý giáo dục phải định hướng nhiệm vụ giáo dục trọng tâm vào việc phát triển toàn diện nhân cách cho HS trong một môi trường “trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Quản lý hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT là những tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà trường và lực lượng xã hội ngoài nhà trường đến HS nhằm ngăn chặn các TNXH ảnh hưởng đến HS, góp phần hình thành phát triển toàn diện nhân cách HS. Quản lý hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT gồm những nội dung cơ bản: quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức, sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia, các điều kiện và kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2. Qua kết quả nghiên cứu thực trạng ở trên cho thấy CBQL, GV của các trường THPT trên địa bàn huyện Núi Thành đã có nhận thức đúng về nguy cơ các TNXH xâm nhập vào nhà trường ngày càng cao, và có thái độ quan tâm đến hoạt động GDPN TNXH cho HS của trường.

Kết quả nghiên cứu thực trạng cũng cho thấy CBQL, GV của các trường THPT đánh giá tốt về hiệu quả quản lý hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT của hiệu trưởng nhà trường. Điều này thể hiện ở tất cả các chức năng của hoạt động quản lý từ xây dựng kế hoạch đến tổ chức, thực hiện và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động GDPN TNXH cho HS.

Tuy vậy, cũng còn nhiều yếu tố chủ quan và khách quan có ảnh hưởng tiêu cực đến quản lý hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT của hiệu trưởng nhà trường. Yếu tố chủ quan ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động quản lý là tinh thần trách nhiệm của CBQL các nhà trường, cũng như nhận thức của GV, HS và LLGD ngoài nhà trường chưa đúng mức về mức độ tác hại của TNXH đối với HS; yếu tố khách quan ảnh hưởng nhiều nhất là sự hỗ trợ của GV, GVCN và LLGD bên ngoài nhà trường.

1.3. Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả đã đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT. Đó là:

Biện pháp 1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia quản lý hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT

Biện pháp 2. Xây dựng nội dung và triển khai thực hiện bồi dưỡng CBQL, CB Đoàn TNCSHCM, GV, Ban thi đua trong học sinh về GDPN TNXH cho HS THPT

Biện pháp 3. Thực hiện bổ sung, điều chỉnh các nội dung, tiêu chí đánh giá xếp loại đạo đức học sinh THPT về việc thực hiện phòng ngừa TNXH phù hợp với Thông tư 58, 26, 32 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và điều kiện cụ thể của nhà trường

Biện pháp 4. Thực hiện đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động GDPN TNXH cho HS THPTbằng phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực.

Biện pháp 5. Chỉ đạo thực hiện đổi mới, đa dạng hình thức tổ chức hoạt động

GDPN TNXH cho HS THPT thông qua các hoạt động giáo dục trải nghiệm

Biện pháp 6. Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài

nhà trường để tổ chức tốt các hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT.

Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và cùng bổ sung cho nhau trong quản lý hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT của huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Tất cả 6 phương pháp đề xuất ở trên đều được các chuyên gia đánh giá là cần thiết và khả thi ở mức độ cao.

2. KHUYẾN NGHỊ

2.1. Đối với Bộ GDĐT

Cần kịp thời ban hành các văn bản dưới luật, văn bản hướng dẫn cụ thể cho mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường sau khi đã ban hành Luật giáo dục, Điều lệ trường trung học cho phù hợp. Chẳng hạn như văn bản hướng dẫn tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường phổ thông hiện nay chưa có, tránh để mỗi tỉnh làm mỗi kiểu.

Đưa nội dung giảng dạy nội dung về TNXH và những biện pháp ngăn ngừa các TNXH đối với HS vào trong chương trình giáo dục phổ thông.

2.2. Đối với các cơ sở đào tạo GV

Trong chương trình đào tạo GV, quý trường cần bổ sung nội dung giảng dạy cho GV tương lai kiến thức liên quan về TNXH tích hợp trong các môn khoa học tự nhiên và xã hội, đồng thời những kỹ năng quan trọng phòng ngừa TNXH cho HS.

2.3. Đối với Sở GDĐT Quảng Nam

Chỉ đạo các trường THPT cụ thể hóa kế hoạch GDPN TNXH cho HS trong từng năm học. Hàng năm nên tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề về công tác GDPN TNXH cho HS để các trường có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác quản lý của các nhà trường.

Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho GV về kỹ năng GDPN TNXH cho HS thông qua tích hợp với môn giảng dạy.

2.4. Đối với UBND huyện Núi Thành

Tăng cường hỗ trợ, đầu tư CSVC, trang thiết bị, đặc biệt là camera an ninh cho các trường THPT trên địa bàn huyện.

Chỉ đạo cho cơ quan công an quan tâm, hỗ trợ cho các trường THPT trên địa bàn huyện công tác phòng chống TNXH xâm nhập vào học đường. Đồng thời tăng cường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 94 - 154)