7. Cấu trúc luận văn
1.4.2. Quản lý nội dung, kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
Quản lý nội dung, kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên thể hiện ở việc Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng kế hoạch, nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên cho từng năm học và cả giai đoạn. Đồng thời tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng các giáo viên trong trường theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý của mình. Kế hoạch bồi dưỡng phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên được thực hiện nghiêm túc, chất lượng. Xuất phát từ những vấn đề mới, những vấn đề khó giáo viên còn vướn mắc, Hiệu trưởng phải đề xuất với Phòng GD&ĐT để chỉ đạo các trường thực hiện chuyên đề về những vấn đề đó. Việc làm này đã tháo gỡ cho giáo viên rất nhiều khó khăn đồng thời cũng huy động được trí tuệ tập thể, sự chia sẻ kinh nghiệm, qua đó chất lượng tay nghề của giáo viên được nâng lên rõ rệt.
Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN được Hiệu trưởng quản lý bằng kế hoạch và luôn chủ động với nhiều hình thức phù hợp, giải pháp sáng tạo thực sự sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ GVMN, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
những nội dung phục vụ cho mục tiêu bồi dưỡng. Các nội dung này được xác định theo 2 nhóm chính như sau:
a. Bồi dưỡng thường xuyên
Hiệu trưởng phải xây dựng đội ngũ cốt cán cho nhà trường đảm bảo đủ số lượng và cơ cấu hợp lý. Tạo điều kiện để GV được tăng cường đổi mới phương pháp, đổi mới kiểm tra đánh giá, ứng dụng công nghệ thông tin, phổ biến phương pháp tự học tập, tự bồi dưỡng thông qua các hoạt động chia sẻ, tr.ao đổi chuyên môn nghiệp vụ, học từ xa, học qua mạng internet và phát huy tốt vai trò của CBQL, của GV cốt cán trong quá trình bồi dưỡng.
b. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn
Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định sự phát triển của giáo dục, Hiệu trưởng phải có tác động để giáo viên thấy nhu cầu cấp thiết phải bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Trong quá trình dạy học, để không bị tụt hậu về kiến thức, người giáo viên không thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn và có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn. Hiệu trưởng phải có cơ chế khuyến khích để giáo viên có động lực tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn.
Hiệu trưởng có kế hoạch không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thông qua bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên, giáo viên có một phương pháp, một thói quen và nhu cầu tự học, tự nghiên cứu, thực hành và vận dụng các phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.