7. Cấu trúc luận văn
2.4.1. Quản lý mục tiêu hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN ở các
trường mầm non thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai.
Có thể khẳng định, mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên là phương tiện giúp để đạt được mục đích giáo dục; là cơ sở để lập kế hoạch, xây dựng nội dung chương trình và phân bổ các nguồn lực như cơ sở vật chất, kinh phí, nhân sự,...; Vì vậy, việc xây dựng kế hoạch càng rõ ràng, cụ thể là cơ sở quan trọng để định hướng chính xác cho nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng, mục tiêu của công tác bồi dưỡng chuyên môn. Thực tế khảo sát ở các trường MN trên địa bàn thành phố Pleiku cho thấy đại đa số CBQL và GV đều đánh giá việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV trong kế hoạch hoạt động năm học của trường là yếu tố quan trọng, quyết định nhất (55,56%; 64,08%), tiếp đến là xác định nội dung, h́nh thức, phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho cả năm học (51,85; 59,86%). Tuy nhiên, từ biểu phân tích trên cũng cho thấy, CBQL và GV chưa đánh giá cao công tác thiết lập mục tiêu hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV, chỉ có 37,04%; 42,96% cho rằng đây là yếu tố tác động lớn đến việc xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN. Đây là vấn đề cần quan tâm, bởi nếu thiết lập mục tiêu hoạt động bồi dưỡng không được xem trọng, thiếu cụ thể, rõ ràng sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN.
Bảng 2.10: Các yếu tố tác động đến việc xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN
Các yếu tố tác động đến việc xây dựng kế hoạch, chương
trình bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN CBQL GV
1. Tìm hiểu về nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn cho GV 40,74 54,93 2. Thiết lập mục tiêu hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV 37,04 42,96 3. Nắm vững kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV của sở
GD-ĐT 38,89 47,18
4. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV trong kế
hoạch hoạt động năm học của trường 55,56 64,08
5. Xác định nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng chuyên
môn cho cả năm học 51,85 59,86
6. Hướng dẫn các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng
Nhìn vào bảng 2.10 cho thấy:
- Về tìm hiểu về nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
Để xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho GV đạt hiệu quả, thì việc tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn cho GV là một vấn đề quan trọng, không thể thiếu. Một khi đã đáp ứng được nhu cầu bồi dưỡng, thì quá trình bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của GV sẽ được nâng cao. Qua khảo sát ở các trường, cho thấy có sự chênh lệch không nhiều trong cách đánh giá giữa CBQL và GV. Trong khi GV cho rằng việc tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn cho GV có tác động tương đối lớn đến xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho GV (54,93%); nhưng CBQL lại cho rằng hoạt động có tác dụng không cao (40,74%). Sự khác nhau về nhìn nhận đó đã ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN. Bởi khi xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho GV, đa số CBQL không chú trọng đến hoạt động tìm hiểu nhu cầu của GV mà còn nặng về áp đặt, dựa vào kinh nghiệm quản lý hay dựa vào các nội dung, yêu cầu bồi dưỡng chuyên môn cho GV được phân bổ từ trên xuống; về phía GV, khi không đáp ứng được nhu cầu của mình, sẽ nãy sinh tâm lý thụ động, không quan tâm và cảm thấy bị áp đặt khi tham gia hoạt động bồi dưỡng chuyên môn.
- Thiết lập mục tiêu hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV
Mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên là phương tiện giúp đạt được mục đích giáo dục; làm cơ sở để lập kế hoạch, xây dựng nội dung chương trình, phân bổ các nguồn lực như cơ sở vật chất, kinh phí, nhân sự...; Vì vậy, thiết lập mục tiêu càng rõ ràng, càng cụ thể sẽ định hướng chính xác cho công tác bồi dưỡng chuyên môn. Tuy nhiên, thực tế khảo sát ở các trường MN trên địa bàn thành phố Pleiku cho thấy cả CBQL và GV đều đánh giá việc thiết lập mục tiêu hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV có tác động không lớn (37,04%; 42,96%). Điều đó cho thấy cả CBQL lẫn GV đều chưa xem trọng việc thiết lập mục tiêu hoạt động bồi dưỡng.
- Nắm vững kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn của Phòng GD- ĐT:
Khi xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho GV ở các trường MN, vấn đề hết sức quan trọng là người CBQL phải nắm vững kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn của Phòng GD- ĐT, vì đây là căn cứ, khung để CBQL ở các trường có thể xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng chuyên môn chung cho toàn đơn vị. Tuy nhiên kết quả khảo sát lại đưa đến đáp án khác, khi đánh giá về tác động của yếu tố này CBQL cho rằng chỉ ở mức thấp với 38,89%, còn đối với GV có cao hơn nhưng vẫn chưa đạt mức trung bình 47,18%. Đây là vấn đề nhận thức, vì nếu không nhận thức đúng và đầy đủ về tác động của việc năm vững kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn của Phòng GD- ĐT trong xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng
chuyên môn cho GV sẽ dẫn đến người CBQL nặng về xu hướng chủ nghĩa kinh nghiệp, làm theo lối mòn; còn GV sẽ rơi vào tâm lý thụ động với suy nghĩ rằng đó là việc của CBQL, nên khi tham gia góp ý xây dựng hộ không chú tâm. Nguyên nhân của tình trạng này là có thể xuất phát từ nhận thức của CBQL và GV xong cũng có thể là do kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn của Sở, Phòng GD- ĐT chưa sát vói nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn của GV, chưa có sự chỉ đạo cụ thể.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong kế hoạch hoạt động năm học của trường
Theo CBQL, công tác này là quan trọng (55,56%); GV thì lại cho rằng đạt ở mức khá quan trọng (64,08%). Đánh giá đó cho thấy rằng trong kế hoạch hoạt động năm học của trường, CBQL có chú ý đến việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV nhưng chưa có sự đầu tư, quan tâm thật sự nên hiệu quả đạt sẽ không cao.
- Xác định nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho cả năm học Khi xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN, ngoài việc thiết lập được mục tiêu bồi dưỡng, người CBQL còn phải chú trọng việc lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng sao cho phù hợp với đội ngũ GV và điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí,... hiện có của nhà trường. Theo Từ kết quả khảo sát ở các trường cho thấy, cả CBQL và GV đều cho rằng đây là nội dung có vai trò tương đối quan trọng (51,85%; 59,86). Điều đó chứng tỏ, CBQL, GV đã xác định tương đối rõ ràng, cụ thể các nội dung, hình thức, phương pháp trong kế hoạch, chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho GV. Thực tế cũng cho thấy, việc xác định nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN sẽ đạt chất lượng cao hơn khi CBQL ở các trường có sự quan tâm, chú trọng đúng mức vấn đề này.
- Hướng dẫn các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn Tổ chuyên môn là đầu mối để CBQL mà cụ thể là Hiệu trưởng triển khia công việc và quản lý tất cả các mặt hoạt động của nhà trường, trong đó có hoạt động chuyên môn. CBQL ở các trường xây dựng kế hoạch, điều hành tổ chức, hoạt động theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình của Sở Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên nhằm giúp GV nâng cao được trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy nhiên, hoạt động này được cả CBQL và GV chưa đánh giá đúng tác động đến việc xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho GV (22,22% và 36,62%). Điều này chứng tỏ CBQL chưa thật sự chú trọng đến việc hướng dẫn, kiểm tra các tố chuyên môn xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng có bám sát được nhu cầu của GV cũng như chưa chú trọng đến việc thiết lập mục tiêu, xác định nội dung, chương trình, phương pháp, kiểm tra, đánh giá các thành viên trong tố.
Có thể nói rằng, từ kết quả thống kê ở bảng 2.10 và phân tích như ở trên, nhận thấy CBQL khi xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho GV có chú ý đến sự tác động của các yếu tố trên. Nhưng, sự nhận thức, đánh giá về mức độ tác động của từng yếu tố chưa tốt, thể hiện qua một số hoạt động được đánh giá có tác động khá quan trọng như: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV trong kế hoạch hoạt động năm học của trường; xác định nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho cả năm học; tìm hiểu về nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn cho GV. Tuy nhiên, lại nhận thức chưa chuẩn về sự tác động của các yếu tố còn lại, điều này làm cho hiệu quả, chất lượng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho GV không cao. Nguyên nhân là do nội dung chương trình bồi dưỡng chuyên môn, kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn chưa cụ thể, thiết thực, chưa đáp ứng được nhu cầu của GV.