Mô tả quá trình khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Trong quá trình (Trang 91 - 96)

7. Cấu trúc luận văn

3.4.1. Mô tả quá trình khảo nghiệm

* Tổng số người được xin ý kiến là: 57 người

Trong đó:

- Trưởng, phó phòng, chuyên viên mầm non của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Pleiku: 03 người.

- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của các trường mầm non trên địa bàn thành phố Pleiku: 54 người

* Nội dung khảo nghiệm về tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất

Chúng tôi sử dụng phiếu đánh giá với 3 mức độ:

Tính cần thiết: “Rất cần thiết”, “Cần thiết”, “Không cần thiết” Tính khả thi: “Rất khả thi”, “Khả thi”, “Không khả thi”.

* Xử lý số liệu thu được

Chúng tôi phân tích kết quả thu được trên cơ sở tính điểm trung bình ứng với từng mức độ được đánh giá, từ đó xếp thứ bậc cho từng biện pháp đã được xây dựng, xác định mối tương quan giữa các biện pháp và rút ra kết luận.

Để đánh giá tính khả thi và tính cấp thiết của các biện pháp quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Chúng

tôi sử dụng phiếu đánh giá với 3 mức độ, đối với mỗi mức độ ứng với các điểm như sau: - Tính cần thiết: Rất cần thiết: 3 điểm; Cần thiết: 2 điểm; Ít cần thiết: 1 điểm - Tính khả thi: Rất khả thi: 3 điểm; Khả thi: 2 điểm; Ít khả thi: 1 điểm

Sau đó nhân số phiếu đánh giá tán thành ở từng mức với số điểm quy ước để tính điểm trung bình cộng của từng biện pháp, trên cơ sở đó tính hệ số tương quan thứ bậc giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Kết quả thu được phản ánh qua các bảng dưới đây (Xem bảng 3.1 và 3.2):

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các biện pháp

TT Biện pháp đề xuất Tính cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Điểm TB Xếp bậc 1

Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các lực lượng tham gia bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non

40 8 4 2,69 6

2 Kế hoạch hóa hoạt động bồi dưỡng chuyên

môn cho giáo viên các trường mầm non 40 10 0 2,81 2 3

Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng cho giáo viên mầm non

42 8 2 2,77 3

4

Phát huy vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của giáo viên trong tự bồi dưỡng chuyên môn

44 7 1 2,83 1

5

Xây dựng môi trường sư phạm, tạo điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần cho hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non

40 10 2 2,73 4

6

Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, sơ tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non

2.6 2.65 2.7 2.75 2.8 2.85 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 Tính cần thiết

Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp

TT Biện pháp đề xuất Tính khả thi Khả thi Khả thi Khả thi Khả thi Xếp bậc 1

Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các lực lượng tham gia bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non

39 8 5 2.65 6

2 Kế hoạch hóa hoạt động bồi dưỡng chuyên

môn cho giáo viên các trường mầm non 42 9 1 2.79 3 3

Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng cho giáo viên mầm non

44 8 2.85 1

4

Phát huy vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của giáo viên trong tự bồi dưỡng chuyên môn

44 6 2 2.81 2

5

Xây dựng môi trường sư phạm, tạo điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần cho hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non

41 10 1 2.77 4

6

Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, sơ tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non

2.55 2.6 2.65 2.7 2.75 2.8 2.85 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 Tính khả thi

Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp quản lý mà chúng tôi đề xuất có tính cần thiết và tính khả thi được đánh giá với điểm số khá cao.

Đa số các ý kiến đánh giá rằng các biện pháp mà chúng tôi đề xuất là cần thiết. Tuy nhiên, mức độ cần thiết của từng biện pháp không giống nhau và không phải tất cả các biện pháp đều cần thiết và khả thi 100%, song tỉ lệ cho là cần thiết và khả thi khá cao, đặc biệt như biện pháp “Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức

bồi dưỡng cho giáo viên mầm non”; Biện pháp “Phát huy vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của giáo viên trong tự bồi dưỡng chuyên môn”; Biện pháp “Kế hoạch hóa hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non” đều được đánh

giá là rất cần thiết và khả thi, điều này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn hoạt động bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Biện pháp “Phát huy vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của giáo viên trong tự bồi dưỡng chuyên môn” là biện pháp được đánh giá là rất cần thiết, xếp bậc 1/6 về tính cần thiết và xếp bậc 2/6 về tính khả thi.

Các biện pháp còn lại do phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mục tiêu, định hướng phát triển cảu nhà trường, đội ngũ giáo viên, nguồn tài chính, thời gian... nên còn có những ý kiến băn khoăn về tính khả thi của nó.

Từ kết quả khảo nghiệm, chúng tôi biểu diễn bằng sơ đồ về tính tương quan về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp như sau:

2.55 2.6 2.65 2.7 2.75 2.8 2.85 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 Tính cần thiết Tính khả thi

Tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Tiếp tục làm rõ thêm vấn đề này chúng tôi đã sử dụng công thức Spearman để xem xét tương quan thứ hạng giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp:

Trong công thức này: r là hệ số tương quan n là số biện pháp đề xuất

d là hệ số chênh lệch giữa thứ bậc của tính cần thiết và tính khả thi

Sau khi thay số và tính nếu r>0 thì tính cần thiết và tính khả thi có tương quan thuận, nghĩa là biện pháp vừa cần thiết vừa khả thi.

Thay số vào công thức trên có:

r = 1- 6(0+1+4+1+0+0) 6(62-1) r = 1- 0,11 = 0.89

Dựa vào kết quả trên có thể kết luận giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp có tính tương quan thuận và rất chặt chẽ, nghĩa là các biện pháp vừa cần thiết lại vừa khả thi cao. Các biện pháp đã đề xuất nếu được áp dụng vào thực tiễn sẽ góp phần thiết thực trong quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai hiện nay.

Một phần của tài liệu Trong quá trình (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)