Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN

Một phần của tài liệu Trong quá trình (Trang 39)

7. Cấu trúc luận văn

1.4.6. Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN

GVMN

Trong bất kỳ hoạt động QL nào cũng không thể thiếu được khâu kiểm tra, đánh giá. Kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch BD GV theo Chuẩn nên tiến hành ở tất cả các khâu như: Lập kế hoạch BD có tính khả thi, phù hợp với thực trạng và đáp ứng nhu cầu của GV không? Nội dung BD có phù hợp với thực trạng và đáp ứng nhu cầu của GV không? Cách thức tổ chức tiến hành BD như thế nào để có hiệu quả? Chuẩn bị các điều kiện cho hoạt động BD có thỏa đáng không? Có tiến hành đánh giá GVMN theo Chuẩn hàng năm không? Sử dụng kết quả đó để làm gì ?

Để đánh giá được kết quả BD thì cần có hoạt động kiểm tra trong quá trình tổ chức BD. Hoạt động kiểm tra sẽ giúp cho các cấp QLGD theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động, từ đó sẽ có những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết.

Kiểm tra cần thực hiện các nội dung sau:

- Thu thập thông tin phản hồi. Chỉ có kiểm tra mới mới có được những thông tin phản hồi đáng tin cậy. Việc xử lý đúng đắn các thông tin giúp cho người quản lý tác động kịp thời vào các tổ chức, điều chỉnh mục tiêu và ra quyết định cho chu trình quản lý mới.

- Phát hiện được thực hiện tiếp nối quá trình đánh giá, bao gồm phát hiện những yếu tố tích cực, những kinh nghiệm tốt và những lệch lạc trong hoạt động thực tiễn, đo chính xác mức độ sai lệch và xác định nguyên nhân sai lệch.

- Điều chỉnh: phát huy thành tích; uốn nắn sửa chữa những lệch lạc; xử lý những vi phạm.

+ Các hình thức kiểm tra:

- Theo thời gian: Kiểm tra đột xuất; Kiểm tra định kỳ - Theo nội dung: Kiểm tra toàn diện; Kiểm tra chuyên đề - Theo phương pháp: Kiểm tra trực tiếp; Kiểm tra gián tiếp

- Theo số lượng của đối tượng kiểm tra: Kiểm tra toàn bộ; Kiểm tra có lựa chọn Khi tiến hành kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng GV, cần kiểm tra số lượng và đối tượng tham gia bồi dưỡng. Kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch, nội dung, hình thức, điều kiện tổ chức và tính hiệu quả của hoạt động này. Sau đó tiến hành đánh giá kết quả của hoạt động bồi dưỡng trên cơ sở đối chiếu với những mục tiêu đã đề ra, từ đó đề xuất những biện pháp phù hợp để cải thiện thực trạng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng GV. Kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng GV không thể thiếu các hoạt động sau đây:

- Kiểm tra hoạt động sư phạm của nhà giáo là một hoạt động được thực hiện thường xuyên trong năm học nhằm thanh tra toàn diện nhà giáo. Trong năm học, đảm bảo ít nhất 12% số giáo viên được thanh tra. Đối tượng được thanh tra là các GV chuẩn bị được nâng bậc lương, các GV trong giai đoạn tập sự.

- Kiểm tra đánh giá kết quả sau khi bồi dưỡng thông qua dự giờ các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ và qua các hội thi. Kết quả này là một trong những kênh phản ánh thực tế kết quả sau khi bồi dưỡng. Thông qua những kết quả này, các cấp QLGD sẽ biết được GV nào đã ứng dụng tốt những kiến thức được bồi dưỡng vào giảng dạy, từ đó có những điều chỉnh, uốn nắn kịp thời nhằm làm cho hoạt động bồi dưỡng ngày càng có hiệu quả thiết thực hơn.

- Kiểm tra đánh giá các điều kiện CSVC phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng GV. CSVC phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng GV có những đóng góp quan trọng vào chất lượng của hoạt động này.

Do đó, việc kiểm tra đánh giá các điều kiện CSVC là cần thiết nhằm tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động bồi dưỡng diễn ra trơn tru và làm hài lòng những người tham gia vào hoạt động này.

Tiểu kết Chương 1

Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên¸ Mầm non là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển giáo dục. Trong một nhà trường đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, do đó tìm ra những biện pháp để nâng cao chất lượng chuyên môn đội ngũ giáo viên là một việc làm có ý nghĩa cả lý luận và thực tiễn, là một hướng đi đúng đắn và đóng vai trò thiết thực của người cán bộ quản trong tình hình hiện nay nhằm đưa đội ngũ giáo viên mạnh về số lượng, vững về chất

lượng, đồng bộ về cơ cấu, đó là sứ mệnh, là việc làm thường xuyên, liên tục, lâu dài của người quản lý trong nhà trường..

Giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng đòi hỏi người lãnh đạo nhà trường phải thường xuyên chú ý đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên. Qua thực trạng về đội ngũ giáo viên ở trường Mầm non nơi tôi đang công tác chưa đồng đều về trình độ chuyên môn, về thâm niên tuổi đời, tuổi nghề. Chưa đáp ứng kịp thời với yêu cầu giáo dục mầm non. Nhận thức của giáo viên Mầm non về công tác bồi dưỡng chuyên môn còn hạn chế, chưa đúng, chưa đủ về vị trí, vai trò của công tác này trong nhà trường; hoặc việc tổ chức triển khai công tác này thiếu sự tuân thủ những nguyên tắc nhất định; nội dung của công tác bồi dưỡng chuyên môn nhiều khi thực hiện chưa đầy đủ, thiếu kế hoạch, còn chung chung; biện pháp chỉ đạo triển khai công tác này chưa khoa học, không thường xuyên, bên cạnh đó năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên trong nhà trường không đồng đều… Đó là nguyên nhân thực tiễn dẫn đến kết quả công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường còn hạn chế.

Đứng trước yêu cầu nội dung chương trình giáo dục mầm non, đòi hỏi mỗi giáo viên phải thực sự say mê với công việc, luôn luôn tìm tòi khám phá cái mới để phù hợp với chủ đề vì đây chỉ là chương trình khung. Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa phát triển mạnh, yêu cầu giáo dục mầm non phải luôn có cái mới, đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải được bồi dưỡng thường xuyên về mọi mặt để đáp ứng thực tiễn.

Bậc học Mầm non là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục, hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt nam. Mục tiêu của giáo dục Mầm non là chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ từ 0- 5 tuổi, tạo cơ sở để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ. Đội ngũ giáo viên Mầm non là lực lượng chăm sóc giáo dục trẻ, mọi thành công hay thất bại phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng của đội ngũ giáo viên. Do vậy việc bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đòi hỏi người quản lý phải củ động xây dựng kế hoạch từng năm, bồi dưỡng định kỳ, bồi dưỡng thường xuyên, sao cho phù hợp với quy định của ngành và thực tiễn của cơ quan đơn vị.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ

PLEIKU TỈNH GIA LAI 2.1. Khái quát về quá trình khảo sát

2.1.1. Mục tiêu khảo sát

Quá trình khảo sát nhằm tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tại các trường mầm non thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai từ đó đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non của PGDĐT và các nhà trường.

2.1.2. Nội dung khảo sát

- Khảo sát công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tại các trường mầm non thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai.

- Khảo sát công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non đối với lãnh đạo, chuyên viên phụ trách công tác GDMN của PGDĐT và cán bộ quản lý các trường mầm non thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai.

- Khảo sát điều kiện phục vụ việc triển khai hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tại các trường mầm non thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai.

2.1.3. Phương pháp khảo sát

- Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi nhằm trưng cầu ý kiến của cán bộ, giáo viên ở các trường MN trên địa bàn thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai.

- Phương pháp phỏng vấn: nhằm lấy ý kiến của lãnh đạo, chuyên viên phụ trách công tác GDMN của PGDĐT và cán bộ quản lý các trường MN thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai về công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn.

- Phương pháp quan sát thực hiện nhằm đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tại các trường mầm non thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai.

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu các văn bản chỉ đạo và triển khai thực hiện các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, cụ thể:

+ Xem các văn bản chỉ đạo về hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của các cấp quản lý (Sở, Phòng, nhà trường).

+ Xem hồ sơ các hội thảo, hội nghị về bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên MN. + Xem hồ sơ thực hiện công tác bồi dưỡng chuyên môn tại các trường MN.

+ Xem các báo cáo đánh giá kết quả tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của các trường MN.

Ngoài ra còn sử dụng phương pháp ứng dụng toán thống kê để xử lý kết quả điều tra trong quá trình nghiên cứu

2.1.4. Kế hoạch tổ chức khảo sát

a) Đối tượng khảo sát

- Đối tượng phỏng vấn ở PGDĐT: Lãnh đạo và chuyên viên phụ trách công tác GDMN.

- Đối tượng lấy phiếu điều tra: Cán bộ quản lý, Giáo viên các trường MN thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai. Gồm 54 cán bộ quản lý trường MN (24 Hiệu trưởng và 30 phó Hiệu trưởng) và 142 GV của 24 trường MN, được phân bổ theo bảng dưới đây:

STT Trường Mầm non Số lượng CBQL Số Lượng GV Hiệu trưởng P.Hiệu trưởng

1 Thủy Tiên 1 1 6

2 Ánh Dương 1 1 5

3 Hướng Dương 1 1 6

4 Hoa Hồng 1 2 8

5 Hoa Phong Lan 1 2 8

6 Sao Mai 1 1 5 7 Tuổi Hồng 1 1 5 8 Họa Mi 1 1 6 9 Bình Minh 1 2 6 10 Măng Non 1 1 6 11 Sao Khuê 1 1 5 12 Sao Việt 1 1 5 13 Tuổi Hoa 1 1 5 14 Hoa Sữa 1 1 5 15 Vành Khuyên 1 2 8 16 Tuổi Thần Tiên 1 1 5

17 Hoa Pơ Lang 1 1 5

18 Hoa Anh Đào 1 2 8

19 Trà My 1 1 6 20 Hoa Lan 1 1 5 21 Bông Sen 1 1 6 22 Hương Sen 1 1 5 23 Mai Vàng 1 2 8 24 Hoa Cúc 1 1 5

b) Thời gian và địa bàn khảo sát

- Thời gian: Từ tháng 11/2020 đến tháng 02/2021.

- Địa bàn khảo sát: Tất cả các trường MN trên địa bàn thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai.

c) Các giai đoạn tiến hành khảo sát

- Trước khi tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi, chúng tôi đã trực tiếp quan sát, phỏng vấn, dự giờ, thăm lớp nhiều người thuộc đối tượng khảo sát. Từ đó thiết kế mẫu phiếu hỏi hướng vào các nội dung cần khảo sát (trong tháng 11/2020)

- Phát phiếu hỏi đến các đối tượng khảo sát (tháng 01/2021) - Thu thập các phiếu hỏi và xử lý kết quả (tháng 2/2021)

2.2. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục - đào tạo của thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai phố Pleiku tỉnh Gia Lai

2.2.1. Vị trí địa lí, điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai

Bản đồ hành chính thành phố Pleiku

(Cổng thông tin điện tử tỉnh Gia Lai) a). Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư

Pleiku là thành phố lớn thứ 2 tại Tây Nguyên về diện tích lõi đô thị và quy mô dân số (sau Buôn Ma Thuột); là đô thị quan trọng nhất của vùng Bắc Tây Nguyên và

là một trong 22 đô thị loại I của Việt Nam. Thành phố Pleiku cũng là nơi đóng trụ sở Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 và Bộ Tư lệnh Binh đoàn 15.

Thành phố Pleiku nằm ở trung tâm tỉnh Gia Lai, có vị trí địa lý: - Phía đông giáp huyện Đak Đoa

- Phía tây giáp huyện Ia Grai - Phía nam giáp huyện Chư Prông - Phía bắc giáp huyện Chư Păh.

Pleiku nằm trên trục giao thông giữa quốc lộ 14, quốc lộ 19 nối thông suốt cả nước, gần ngã ba Đông Dương, nằm trên cung đường Hồ Chí Minh và trong vùng tam giác tăng trưởng các tỉnh lân cận, cũng như các quốc gia láng giềng như Campuchia, Lào. Tổng diện tích tự nhiên là 26.076,8 ha, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của tỉnh Gia Lai. Thành phố Pleiku cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 600 km về phía bắc, cách thủ đô Hà Nội 1.287 km về phía nam và cách thành phố Buôn Ma Thuột 181 km.

Pleiku nằm trên độ cao trung bình 700m - 800 m; ngã ba Hàm Rồng hay ngã ba Quốc lộ 14 và Quốc lộ 19 (phía Nam của thành phố Pleiku) có độ cao là 785m. Dân số 201.914 người (số liệu thống kê năm 2008), bao gồm 28 dân tộc đang sinh sống; người Kinh chiếm đa số (87,5%), còn lại là các dân tộc khác, chủ yếu là các dân tộc Jrai và Ba Na (12,5%). Năm 1971 dân số thị xã là 34.867 người.

Thành phố có 14 phường (trong đó phường Thắng Lợi, mới được thành lập vào cuối năm 2006, được tách ra từ một phần địa giới hành chính của xã Chư Á; phường Phù Đổng, phường Chi Lăng, phường Đống Đa, được thành lập vào đầu năm 2008, được tách ra từ một phần địa giới hành chính của phường Hội Phú, phường Thống Nhất, xã Ia Kênh) và 8 xã. Hệ thống giao thông, lưới điện quốc gia, thông tin liên lạc đã thông suốt từ thành phố đến 22 xã, phường.

Theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 4 tháng 7 năm 1905, "Plei- Kou" đã xuất hiện lần đầu tiên trong văn bản, với nội dung: Đem vùng miền núi phía Tây tỉnh Bình Định thành lập một tỉnh tự trị, lấy tên là Plei-Kou-Derr". Phân tích cách viết tên "Plei-Kou-Derr", tên "Pleiku" ngày nay thoát thai từ "Plei-Kou". Còn "Derr" là một yếu tố của từ tiếng Jarai. Cái tên "Plei-Kou-Derr" có thể là từ "Plơi Kơdưr" được phiên tự theo cách viết tiếng Pháp. "Plơi" tiếng Jarai nghĩa là "làng". Còn "Kơdưr" có hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là "hướng Bắc", nghĩa thứ hai là "trên cao". Cả hai nghĩa này đều phù hợp với vị trí của Pleiku. Bởi vì ngày xưa vùng đất sinh sống của người Jarai là phía Nam của Pleiku, từ Phú Thiện trở vào. Với nghĩa thứ hai, Pleiku là làng có độ cao hơn so với các làng khác của người Jarai. Như vậy, "Plơi Kơdưr" nghĩa là "làng Bắc" hoặc "làng thượng" (trên cao). Về việc phiên tự "Kơ" thành "Kou" có thể

là do lúc đó chưa có ký tự "ơ" như ngày nay nên người ta dùng hai ký tự "ou" để đọc là "ơ". Còn "Dưr" được viết thành "Derr" có thể là do lúc đó chưa có ký tự "ư" nên viết thành "e".Cái tên "Plei-Kou-Derr" có thể là từ tiếng Jrai "Plơi Kơdưr Chư Hdrông" trong tiếng Jrai có nghĩa là "Những ngôi làng phía bắc núi Chư Hdrông" (tức Núi Hàm Rồng), có lẽ ám chỉ khu vực sinh sống của người Jarai nhóm Jrai Hdrông và Jarai A-ráp xung quanh núi lửa đã tắt Chư Hdrông, được phiên tự theo cách viết tiếng Pháp thành "Plei-Kou-Derr" sau này Chính quyền VNCH gọi là PLEIKU.

Theo Nghị định Toàn quyền Đông Dương ngày 24 tháng 5 năm 1925, đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum được thành lập. Từ đây, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay.

Ngày 12 tháng 3 năm 1998, thị xã Pleiku được công nhận là đô thị loại III.

Cuối năm 1998, thị xã Pleiku có 6 phường: Diên Hồng, Hoa Lư, Hội Phú, Hội Thương, Thống Nhất, Yên Đỗ và 8 xã: An Phú, Biển Hồ, Chư Á, Diên Phú, Gào, Tân

Một phần của tài liệu Trong quá trình (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)