Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Trong quá trình (Trang 96 - 124)

7. Cấu trúc luận văn

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm

Từ kết quả nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã đề xuất 6 biện pháp quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Qua phân tích tổng thể, toàn diện và sâu sắc các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non cho thấy các biện pháp đảm báo tính khoa học, có sự kế thừa và phát triển, đúng mục tiêu phát triển giáo dục mầm non, thể hiện tính toàn diện và thực tiễn nên đảm bảo tính khả thi cao. Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý ở Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố cùng với hiệu trưởng, hiệu phó một số trường mầm non công lập trên địa bàn về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất. Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp đề xuất là rất cần thiết và có tính khả thi cao. Chứng tỏ các biện pháp đã đề xuất là phù hợp với thực tiễn, nếu tổ chức thực hiện hợp lý sẽ tạo ra sự chuyển biến tích cực trong quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non trên địa bàn thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non của tỉnh nhà.

Tiểu kết Chương 3

Trên cơ sở lý luận đã nêu ở chương 1, khảo sát thực trạng ở chương 2, tác giả đã đề xuất được 8 biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tại các trường MN thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Qua kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp thì ta nhận thấy tất cả 8 biện pháp được đề xuất là rất cần thiết và có tính khả thi cao. Để công tác quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên đạt chất lượng và hiệu quả, Hiệu trưởng trường mẫu giáo phải biết vận dụng linh hoạt, mềm dẻo các biện pháp cho phù hợp với từng thời điểm, phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế, phát huy quyền chủ động, sáng tạo của giáo viên và sự kết hợp của các yếu tố, các thành viên tham gia vào công tác quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn.

Nếu các biện pháp này được thực hiện đồng bộ, linh hoạt sẽ tạo nên sự chuyển biến tích cực trong việc quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tại các trường MN trên địa bàn thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

1.1. Về lý luận

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non đóng góp vai trò quan trọng, là khâu đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện ở trẻ cả về thể chất lẫn trí tuệ. Vì vậy để giáo dục mầm non phát huy đúng vai trò của mình, thì việc nâng cao chất lượng giáo dục thông qua bồi dưỡng chuyên môn, năng lực cho đội ngũ giáo viên mầm non phải luôn được xem là mục tiêu hàng đầu đối với các cán bộ quản lý nhà trường.

Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non là công việc hết sức cần thiết, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên vì đội ngũ giáo viên là nhân tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục mầm non.

Ngày nay, trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế và xu thế đổi mới giáo dục đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao về phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người giáo viên nói chung, GVMN nói riêng. Chính vì vậy, công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non luôn được quan tâm đúng mức đế đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng đội ngũ giáo viên trong giai đoạn hiện nay. Làm tốt công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non, chắc chắn đội ngũ giáo viên mầm non sẽ có một trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, tự tin hơn trong công việc của mình.

1.2. Về thực tiễn

Qua quá trình khảo sát thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV ở các trường MN trên địa bàn thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai cho thấy việc quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN thời gian qua đã đạt được một số thành tựu nhất định:

- Nhận thức về hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của CBQL và GV có sự chuyển biến tích cực. Nhiều GV tham gia phong trào tự bồi dưỡng do nhà trường phát động và triển khai trong kế hoạch hoạt động của nhà trường.

- Nhiều trường đã chú ý thực hiện công tác xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho GV phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và nhu cầu của GV.

- Việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV được đánh giá tương đối tốt, đặc biệt là tố chức thực hiện các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên.

việc bồi dưỡng chuyên môn cho GV, đó là:

- Chưa quan tâm đến đối tượng tham gia bồi dưỡng, chưa tiến hành khảo sát, tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng bồi dưỡng chuyên môn của GV, cũng như xác lập được mục tiêu chưa thật rõ ràng, cụ thể.

- Nội dung bồi dưỡng chưa theo sát nhu cầu, mong muốn của GV. Một số nội dung bồi dưỡng còn chung chung, chưa cụ thể, chưa đề ra được biện pháp, cách thức thực hiện.

- Lực lượng giảng viên tham gia bồi dưỡng chuyên môn cho GV chưa đổi mới phương pháp, hình thức giảng dạy nên chưa kích thích được tính tự học của học viên.

- Công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN trong thời gian qua chưa thật sự thường xuyên và chưa mang lại hiệu quả cao. Nguồn nhân lực chất lượng cho công tác chỉ đạo và triển khai hoạt động bồi dưỡng chuyên môn chưa đáp ứng được nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn hiện nay.

- Việc thiết lập mục tiêu, kế hoạch, nội dung chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN còn nặng tính một chiều từ Bộ, Sở GD- ĐT mà chưa bám sát vào nhu cầu của đội ngũ GV.

- Chưa có một văn bản pháp quy nào quy định cụ thể các hình thức xử lý đối với những GV không đạt yêu cầu sau các đợt bồi dưỡng.

1.3. Xác lập các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tại các trường MN thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Để quản lý tốt hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV, thiết nghĩ người quản lý cần phải tiến hành các biện pháp quản lý sau nhằm nâng cao hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV. Cụ thể là:

- Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về công tác quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN

- Đối mới xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn

- Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng chuyên môn

- Tổ chức tốt bộ máy hoạt động bồi dưỡng chuyên môn trong trường, giao trách nhiệm và tạo điều kiện hoạt động

- Tổ chức thi đua, khen thưởng nhằm khuyến khích GV học tập, bồi dưỡng chuyên môn

- Thưừng xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn bằng nhiều hình thức

2. KHUYẾN NGHỊ

Để nâng cao chất lượng công tác quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho GV, bản thân có một số kiến nghị như sau:

2.1. Đối với Bộ giáo dục và Đào tạo

- Xây dựng, hoàn thiện chính sách, chế độ đối với đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Xây dựng, ban hành chuẩn nghề nghiệp theo tinh thần tiếp cận năng lực; triển khia quyết liệt Đề án nâng cao năng lực giảng viên. Đồng thời, xây dựng quy hoạch tổng thể và tiêu chuẩn trường sư phạm hiện đại, năng động, tự chủ; kiểm định, xếp hạng và sắp xếp lại mạng lưới phù hợp. Đổi mới hoạt động đào tạo giáo viên dựa theo chuẩn đầu ra cho sinh viên sư phạm gắn với chuẩn nghề nghiệp.

- Triển khai có hiệu quả, chất lượng Dự án “Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông” đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Ban hành các chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý trường mầm non thống nhất trong cả nước. Xây dựng chương trình tổng thể và triển khai tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên kết hợp hai hình thức trực tiếp và qua mạng.

- Chỉ đạo địa phương thực hiện tốt việc tuyển dụng, sử dụng giáo viên; xác định số giáo viên thừa, thiếu từng cấp học, môn học theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ sáu khoá XII ; thực hiện tốt việc đánh giá, xếp loại giáo viên và thực hiện tinh giản biên chế đối với giáo viên, cán bộ quản lý theo quy định của Luật cán bộ, công chức, Luật Viên chức.

- Nghiên cứu và sớm có chính sách hỗ trợ sinh viên sư phạm trong thời gian học và sau khi ra trường; nghiên cứu, rà soát và đề xuất chế độ, chính sách tuyển dụng, sử dụng, lương, phụ cấp và thu nhập của giáo viên mầm non.

2.2. Đối với Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Gia Lai

- Cần tập hợp đội ngũ chuyên viên chuyên trách bồi dưỡng thường xuyên có trình độ chuyên môn và hiểu biết sâu sắc về nghiệp vụ để giải quyết những thắc mắc của giáo viên trong thời gian tập huấn.

- Đôn đốc, kiêm tra nghiêm túc các lớp bồi dưỡng, tránh bệnh thành tích, đảm bảo chất lượng các khóa bồi dưỡng.

- Tăng cường, đầu tư cơ sở vật chất cần thiết cho các lớp bồi dưỡng.

- Có chế độ chính sách ưu tiên cho GDMN, vì cường độ lao động của GVMN rất vất vả, thời gian lao động từ 10-12 tiếng/ ngày. Vì vậy để giúp hiệu trưởng quản lý tốt hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, việc quan tâm đến đời sống của giáo viên mầm non là vấn đề hết sức cấp thiết.

2.3. Đối với Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Pleiku

- Quan tâm đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất, đặc biệt là đồ dùng đồ chơi theo thông tư 02 của Bộ giáo dục, các thiết bị văn phòng, xây dựng nhà lớp học và các phòng chức năng.

- Có cơ chế, chính sách phù hợp để phát triển, tạo điều kiện cho BGH và giáo viên ở các trường mầm non học tập, nâng cao trình độ quản lý và trình độ chuyên môn.

2.4. Đối với Phòng Giáo dục - Đào tạo thành phố Pleiku

- Có kế hoạch chỉ đạo, triển khai hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và CBQL, GDMN thường xuyên, liên tục, đặc biệt là chương trình giáo dục mầm non mới, đề án phổ cập giáo dục mầm non. Gắn với đó phảo lựa chọn và thành lập đội ngũ báo cáo viên chuyên sâu, có kiến thức, năng lực, kỹ năng tốt, tâm huyết.

-Tăng cường tố chức sinh hoạt chuyên môn để giao lưu, học hỏi giữa các trường trong thành phố và với các trường ở huyện, thị khác về chuyên môn nghiệp vụ.

-Cần chú ý tìm hiểu nhu cầu, nguyên vọng được bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên tại cơ sở.

2.5. Đối với các trường MN trên địa bàn thành phố Pleiku

- Khuyến khích, động viên giáo viên thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, có chế độ khen thưởng giáo viên thực hiện tốt.

- Tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; hạn chế giao những công việc hành chính kiêm nhiệm và những quy định gò bó khiến giáo viên không phát huy được khả năng sáng tạo.

- Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ việc chăm sóc - giáo dục trẻ đúng mức.

- Áp dụng các biện pháp đã đề xuất trong nghiên cứu này một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

- Hiệu trưởng chủ động tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên mầm non trong thực tế.

- Tuyên truyền, vận động với phụ huynh, cộng đồng về chương trình giáo dục mầm non mới, về đề án phổ cập giáo dục mầm non đế huy động mọi nguồn lực của xã hội cho giáo dục mầm non nói chung và hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non nói riêng.

- Tạo điều kiện thuận lợi và quán triệt để mỗi GV xác định bồi dưỡng chuyên môn, cập nhật các nội dung chuyên môn để vận dụng vào nhiệm vụ chăm sóc - giáo dục trẻ là nhiệm vụ cần thiết, thường xuyên và liên tục. Từ đó, tự giác, tích cực, chủ động trong học tập, tự bồi dưỡng và tham gia các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn để rèn luyện và củng cố tay nghề.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Thành Vinh (2011), Quản lý nhà trường, Nxb giáo dục Việt Nam

[2]. Harold Koontz (1998), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

[3]. Vũ Dũng (2011), Giáo trình Tâm lý học quản lý, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội. [4]. Đặng Quốc Bảo (1999), Khoa học và tổ chức quản lý, Nxb Thống Kê, Hà Nội). [5]. Phạm Thị Châu (1994), Quản lý GDMN, Trường CĐSP MG TW1, Hà Nội). [6]. M.I.Kônđacốp (1984), Cơ sở lý luận quản lý giáo dục, Nxb Viện Khoa học xã

hội.

[7]. Đặng Quốc Bảo (1999), Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, một số hướng tiếp cận, Trường CBQLGD TW 1, Hà Nội).

[8]. Bộ giáo dục và đào tạo (2008), Điều lệ trường mầm non, Quyết định số 14/2008/QĐ - BGDĐT ngày 7/4/2008)

[9]. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), “Đề án phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn

2006 - 2015”, Quyết định số 149/2006/QĐ- TTg ngày 23/6/2006.

[10]. Bộ Giáo dục và đào tạo (2009), “Chương trình Giáo dục mầm non”, Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009.

[11]. Bộ Giáo dục và đào tạo (2016), “Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương

trình Giáo dục mầm non”, Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016.

[12]. Bộ Giáo dục và đào tạo (2008), “Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm

non”, Quyết định số 36/2008/QĐ- BGDĐT ngày 16/7/2008.

[13]. Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, và Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý giáo dục, NXB Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

[14]. Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heinz Weinz Weihrich (1992), Những vấn đề

cốt yếu của quản lý, Nxb Khoa học Kỹ thuật.

[15]. Thái Văn Thành (2007), Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, NXB Đại học Huế.

[16]. Phòng GD&ĐT Tp.Pleiku, tỉnh Gia Lai (2018), Báo cáo tổng kết năm học 2017 - 2018, Tp.Pleiku.

[17]. Phòng GD&ĐT Tp.Pleiku, tỉnh Gia Lai (2019), Báo cáo tổng kết năm học 2018 -

2019, Tp.Pleiku.

[18]. Phòng GD&ĐT Tp.Pleiku, tỉnh Gia Lai (2020), Báo cáo tổng kết năm học 2019 - 2020, Tp.Pleiku.

[19]. Lê Quang Sơn (2013), Xu thế phát triển giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[20]. Nguyễn Ngọc Quang (1998) - Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý giáo dục - Đào tạo Trung ương, Hà Nội.

[21]. BCH TƯ Đảng (2013), “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp

ứng yêu cầu CNH - HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”, Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 4/11/2013.

[22]. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Đại cương về khoa học quản lý, Trường cán bộ quản lý trung ương 1, Hà Nội.

[23]. Trần Kiểm, Bùi Minh Hiền (2006), Quản lý và lãnh đạo nhà trường, Giáo trình khoa Quản lý Giáo dục - Đại học Sư phạm Hà Nội.

[24]. Đặng Bá Lãm - Phạm Thành Nghị (1999), Chính sách và kế hoạch trong quản lý giáo dục, Nxb Giáo dục.

[25]. Lê Trần Lâm (1992), Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, Đại học Sư phạm Hà Nội.

[26]. Luật Giáo dục (2005), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[27]. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục (2009), Số 44/2009/QH12

ngày 25/11/2009.

[28]. Hồ Chí Minh (1990), Vấn đề giáo dục, Nxb Giáo dục.

[29]. Lê Quang Sơn (2014), Đào tạo giáo viên nhìn từ tiếp cận giá trị - nhân cách, Tạp chí: KY HTKH Đổi mới đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục Việt nam.

[30]. Phạm Viết Vượng (2000), Giáo dục học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[31]. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2004), “Về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”, Chỉ thị số 40- CT/TW ngày 15/8/2004.

[32]. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), “Đề án phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn

2006- 2015”, Quyết định số 149/2006/QĐ- TTg ngày 23/6/2006.

Một phần của tài liệu Trong quá trình (Trang 96 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)