7. Cấu trúc luận văn
2.2.1. Vị trí địa lí, điều kiện kinh tế-xã hội của thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai
Bản đồ hành chính thành phố Pleiku
(Cổng thông tin điện tử tỉnh Gia Lai) a). Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư
Pleiku là thành phố lớn thứ 2 tại Tây Nguyên về diện tích lõi đô thị và quy mô dân số (sau Buôn Ma Thuột); là đô thị quan trọng nhất của vùng Bắc Tây Nguyên và
là một trong 22 đô thị loại I của Việt Nam. Thành phố Pleiku cũng là nơi đóng trụ sở Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 và Bộ Tư lệnh Binh đoàn 15.
Thành phố Pleiku nằm ở trung tâm tỉnh Gia Lai, có vị trí địa lý: - Phía đông giáp huyện Đak Đoa
- Phía tây giáp huyện Ia Grai - Phía nam giáp huyện Chư Prông - Phía bắc giáp huyện Chư Păh.
Pleiku nằm trên trục giao thông giữa quốc lộ 14, quốc lộ 19 nối thông suốt cả nước, gần ngã ba Đông Dương, nằm trên cung đường Hồ Chí Minh và trong vùng tam giác tăng trưởng các tỉnh lân cận, cũng như các quốc gia láng giềng như Campuchia, Lào. Tổng diện tích tự nhiên là 26.076,8 ha, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của tỉnh Gia Lai. Thành phố Pleiku cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 600 km về phía bắc, cách thủ đô Hà Nội 1.287 km về phía nam và cách thành phố Buôn Ma Thuột 181 km.
Pleiku nằm trên độ cao trung bình 700m - 800 m; ngã ba Hàm Rồng hay ngã ba Quốc lộ 14 và Quốc lộ 19 (phía Nam của thành phố Pleiku) có độ cao là 785m. Dân số 201.914 người (số liệu thống kê năm 2008), bao gồm 28 dân tộc đang sinh sống; người Kinh chiếm đa số (87,5%), còn lại là các dân tộc khác, chủ yếu là các dân tộc Jrai và Ba Na (12,5%). Năm 1971 dân số thị xã là 34.867 người.
Thành phố có 14 phường (trong đó phường Thắng Lợi, mới được thành lập vào cuối năm 2006, được tách ra từ một phần địa giới hành chính của xã Chư Á; phường Phù Đổng, phường Chi Lăng, phường Đống Đa, được thành lập vào đầu năm 2008, được tách ra từ một phần địa giới hành chính của phường Hội Phú, phường Thống Nhất, xã Ia Kênh) và 8 xã. Hệ thống giao thông, lưới điện quốc gia, thông tin liên lạc đã thông suốt từ thành phố đến 22 xã, phường.
Theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 4 tháng 7 năm 1905, "Plei- Kou" đã xuất hiện lần đầu tiên trong văn bản, với nội dung: Đem vùng miền núi phía Tây tỉnh Bình Định thành lập một tỉnh tự trị, lấy tên là Plei-Kou-Derr". Phân tích cách viết tên "Plei-Kou-Derr", tên "Pleiku" ngày nay thoát thai từ "Plei-Kou". Còn "Derr" là một yếu tố của từ tiếng Jarai. Cái tên "Plei-Kou-Derr" có thể là từ "Plơi Kơdưr" được phiên tự theo cách viết tiếng Pháp. "Plơi" tiếng Jarai nghĩa là "làng". Còn "Kơdưr" có hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là "hướng Bắc", nghĩa thứ hai là "trên cao". Cả hai nghĩa này đều phù hợp với vị trí của Pleiku. Bởi vì ngày xưa vùng đất sinh sống của người Jarai là phía Nam của Pleiku, từ Phú Thiện trở vào. Với nghĩa thứ hai, Pleiku là làng có độ cao hơn so với các làng khác của người Jarai. Như vậy, "Plơi Kơdưr" nghĩa là "làng Bắc" hoặc "làng thượng" (trên cao). Về việc phiên tự "Kơ" thành "Kou" có thể
là do lúc đó chưa có ký tự "ơ" như ngày nay nên người ta dùng hai ký tự "ou" để đọc là "ơ". Còn "Dưr" được viết thành "Derr" có thể là do lúc đó chưa có ký tự "ư" nên viết thành "e".Cái tên "Plei-Kou-Derr" có thể là từ tiếng Jrai "Plơi Kơdưr Chư Hdrông" trong tiếng Jrai có nghĩa là "Những ngôi làng phía bắc núi Chư Hdrông" (tức Núi Hàm Rồng), có lẽ ám chỉ khu vực sinh sống của người Jarai nhóm Jrai Hdrông và Jarai A-ráp xung quanh núi lửa đã tắt Chư Hdrông, được phiên tự theo cách viết tiếng Pháp thành "Plei-Kou-Derr" sau này Chính quyền VNCH gọi là PLEIKU.
Theo Nghị định Toàn quyền Đông Dương ngày 24 tháng 5 năm 1925, đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum được thành lập. Từ đây, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay.
Ngày 12 tháng 3 năm 1998, thị xã Pleiku được công nhận là đô thị loại III.
Cuối năm 1998, thị xã Pleiku có 6 phường: Diên Hồng, Hoa Lư, Hội Phú, Hội Thương, Thống Nhất, Yên Đỗ và 8 xã: An Phú, Biển Hồ, Chư Á, Diên Phú, Gào, Tân Sơn, Trà Bá, Trà Đa.
Ngày 24 tháng 4 năm 1999, theo Nghị định số 29/1999/NĐ-CP của Chính phủ, thị xã Pleiku được nâng lên thành phố (đô thị loại III) thuộc tỉnh Gia Lai.
Ngày 11 tháng 8 năm 1999, theo Nghị định 70/1999/NĐ-CP của Chính phủ thành lập phường Tây Sơn trên cơ sở điều chỉnh 154,33 ha diện tích tự nhiên và 10.112 nhân khẩu của phường Hoa Lư; thành lập phường Ia Kring trên cơ sở điều chỉnh 669,72 ha diện tích tự nhiên và 10.270 nhân khẩu của phường Diên Hồng.
Ngày 9 tháng 11 năm 2000, theo Nghị định 67/2000/NĐ-CP của Chính phủ thành lập phường Yên Thế trên cơ sở điều chỉnh 1.187 ha diện tích tự nhiên và 12.916 nhân khẩu của xã Biển Hồ; xã Trà Bá được tách thành phường Trà Bá và xã Chư HDrông.
Ngày 13 tháng 5 năm 2002, theo Nghị định 54/2002/NĐ-CP của Chính phủ chuyển xã Ia Kênh thuộc huyện Ia Grai về thành phố Pleiku quản lý.
Ngày 15 tháng 9 năm 2006, theo Nghị định 98/2006/NĐ-CP của Chính phủ thành lập phường Thắng Lợi trên cơ sở điều chỉnh 706,33 ha diện tích tự nhiên và 7.967 nhân khẩu của xã Chư Á.
Ngày 17 tháng 4 năm 2008, theo Nghị định 46/2008/NĐ-CP của Chính phủ thành lập phường Đống Đa trên cơ sở điều chỉnh 402,43 ha diện tích tự nhiên và 6.068 nhân khẩu của phường Thống Nhất; thành lập phường Chi Lăng trên cơ sở điều chỉnh 1.245,37 ha diện tích tự nhiên và 7.330 nhân khẩu của xã Chư HDrông; thành lập phường Phù Đổng trên cơ sở điều chỉnh 103,31 ha diện tích tự nhiên và 6.175 nhân khẩu của phường Hội Phú; điều chỉnh 349,87 ha diện tích tự nhiên và 7.927 nhân khẩu
của phường Trà Bá. Ngày 1 tháng 2 năm 2020, sáp nhập xã Chư HDrông vào phường Chi Lăng. Thành phố Pleiku có 14 phường và 8 xã như hiện nay.
Ngày 25 tháng 2 năm 2009, Chính phủ ban hành Quyết định số 249/QĐ-TTg công nhận thành phố Pleiku là đô thị loại II. Ngày 22 tháng 1 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 146/QĐ-TTg công nhận thành phố Pleiku là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Gia Lai.
b). Điều kiện kinh tế - xã hội
Thành phố Pleiku, nằm trên trục giao thông kết nối giữa Quốc lộ 14, Quốc lộ 19, đường Hồ Chí Minh thông suốt cả nước và dẫn đến ngã ba Đông Dương, tiếp giáp với nước bạn Lào và Campuchia. Từ một thị xã hoang tàn đổ nát sau chiến tranh, cơ sở hạ tầng chắp vá, khó khăn lại không đồng bộ, kinh tế có điểm xuất phát thấp, bằng sức mạnh đoàn kết, quân và dân thành phố Pleiku đã chung sức vượt lên khó khăn, đón nhận những thời cơ, vận hội mới, vươn lên phát triển mạnh mẽ và đã trở thành một thành phố trẻ năng động, giàu tiềm năng, phát triển. Xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa của tỉnh Gia Lai, có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước.Các tiềm năng về du lịch từ các công trình thủy điện, thủy lợi, cảnh quan thiên nhiên do đặc thù địa hình Tây Nguyên mang lại như du lịch sinh thái, cảnh quan, lịch sử v.v… Du lịch tại Pleiku: du lịch hồ Đức An, công viên Đồng Xanh, Về Nguồn, Biển Hồ T'Nưng... Ngoài ra ngay tại Pleiku, du khách có thể được thưởng thức hương vị cafê ở phố núi Pleiku. Ưu thế về đất đai rộng, chưa được khai thác nhiều, có khả năng thu hút đầu tư nhanh khi có chính sách phù hợp.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 15,2% (giai đoạn 2005 - 2010), cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng ngày càng tăng trong cơ cấu chung của GDP. Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 852 USD/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2008 giảm còn 281 hộ chiếm 0,64%, theo qui định của Bộ lao động thương binh và xã hội với tiêu chí đạt được như trên thì địa bàn thành phố cơ bản thoát nghèo.
5 năm qua, cơ cấu kinh tế của thành phố chuyển dịch đúng hướng. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt 10,14%. Cơ cấu giá trị sản xuất chuyển dịch phù hợp, tăng nhanh tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế; đến năm 2020, ngành dịch vụ chiếm 52,92%, công nghiệp-xây dựng chiếm 43,16%, nông nghiệp chiếm 3,92%. Thương mại-dịch vụ phát triển nhanh về quy mô và chất lượng; giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng bình quân 11,12%/năm; đặc biệt, hoạt động du lịch có chuyển biến, số lượng khách du lịch và doanh thu tăng lên hàng năm. Công nghiệp - xây dựng có tốc độ phát triển khá, tạo việc làm và đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước;
đến năm 2020, giá trị sản xuất ngành công nghiệp-xây dựng gấp 1,6 lần so với năm 2015, tăng bình quân 9,76%/năm. Thu ngân sách nhà nước theo phân cấp tăng bình quân 13,04%/năm. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt trên 83,2 triệu đồng/năm… Những thành quả đó đã góp phần nâng cánh TP. Pleiku phát triển, xứng đáng là đô thị loại I.
Khu công nghiệp Trà Đa đang tiếp tục thu hút đầu tư của các doanh nghiệp (trên 30 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, đến nay đã có 13 doanh nghiệp đi vào hoạt động, 5 doanh nghiệp đang xây dựng cơ bản), khu Công nghiệp Nam Hàm Rồng, khu công nghiệp Bắc Biển Hồ điện đã có nhiều doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đồng thời tỉnh đang quy hoạch phát triển cụm du lịch tham quan các cảnh quan đẹp của núi rừng Tây Nguyên như thác Phú Cường, thác Ba, thác Bầu Cạn, thủy điện Yaly, nhà lao Pleiku, Biển Hồ nước, công viên Đồng Xanh, Diên Hồng, công viên văn hóa các dân tộc thiểu số…
Thành phố Pleiku đã được Bộ Xây dựng phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố đến năm 2020. Đang tổ chức kêu gọi các nhà đầu tư thi công các khu quy hoạch đã được phê duyệt: Khu dân cư Lê Thánh Tôn, Nguyễn Chí Thanh, Diên Phú, IaSoi; cụm CN-TTCN, khu đô thị mới Hoa Lư - Phù Đổng (Công ty FBS đang đầu tư xây dựng), suối Hội Phú (Tập đoàn CN Than - Khoáng sản đang đầu tư), và các khu dân cư mới theo quy hoạch, các khách sạn cao tầng v.v… Khoáng sản có khá nhiều nhưng phân tán. Hiện có mỏ manhezit đang được Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam xem xét đầu tư khai thác.
Đặc biệt, thành phố Pleiku đã hoàn thành việc lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị để làm cơ sở cho công tác quản lý xây dựng và quản lý đô thị đồng bộ, hiệu quả. Trên địa bàn thành phố hiện đang quản lý 76 đồ án quy hoạch xây dựng (trong đó có 1 đồ án quy hoạch chung; 53 đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, quy hoạch tổng mặt bằng; 13 đồ án quy hoạch chi tiết tái định cư; 9 đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới). Tỷ lệ phủ kín quy hoạch trên địa bàn đạt trên 84%, trong đó, khu vực nội thị đạt 60%. Đồng thời, chú trọng công tác xúc tiến đầu tư; nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm, tiềm lực kinh tế cam kết đầu tư vào thành phố gần 3.000 tỷ đồng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, thúc đẩy kinh tế - xã hội của thành phố phát triển.