Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN

Một phần của tài liệu Trong quá trình (Trang 35 - 36)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.8. Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN

Kiểm tra, đánh giá là một khâu của quy trình quản lý hoạt động bồi dưỡng đào tạo. Trong bất kỳ hoạt động quản lý nào cũng không thể thiếu được khâu kiểm tra, đánh giá. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên phải đáp ứng các yêu cầu sau: Kế hoạch bồi dưỡng có tính khả thi, phù hợp với thực trạng và đáp ứng nhu cầu của giáo viên hay không? Nội dung bồi dưỡng có phù hợp với thực trạng và nhu cầu của giáo viên hay không? Cách thức tổ chức tiến hành bồi dưỡng như thế nào để có hiệu quả? Chuẩn bị các điều kiện cho hoạt động bồi dưỡng có đảm bảo không? Việc kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng chuyên môn được thực hiện như thế nào? Sử dụng kết quả đó để làm gì?

Kiểm tra việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên cần thực hiện các nội dung sau:

- Tiến hành kiểm tra, thu thập thông tin phản hồi. Xử lý các thông tin phản hồi để từ đó các nhà quản lý có thể biết được hiệu quả mà việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mang lại, đồng thời có thể điều chỉnh mục tiêu và ra quyết định cho giai đoạn tiếp theo.

- Phát hiện những yếu tố tích cực, những kinh nghiệm tốt và những sai lệch trong hoạt động thực tiễn, đo chính xác mức độ sai lệch và xác định nguyên nhân sai lệch.

- Điều chỉnh: phát huy thành tích, uốn nắn sửa chữa những sai lệch, xử lý những vi phạm.

Các hình thức kiểm tra:

- Theo thời gian: Kiểm tra đột xuất; kiểm tra định kỳ. - Theo nội dung: Kiểm tra toàn diện; kiểm tra chuyên đề. - Theo phương pháp: Kiểm tra trực tiếp; kiểm tra gián tiếp.

- Theo số lượng của đối tượng kiểm tra: Kiểm tra toàn bộ; kiểm tra có lựa chọn. Vì vậy, khi tiến hành kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên cần tiến hành kiểm tra đầy đủ các bước từ thực hiện kế hoạch, nội dung, hình thức, điều kiện tổ chức và tính hiệu quả của công tác này. Sau đó tiến hành đánh giá kết quả hoạt động trên cơ sở đối với những mục tiêu đề ra, từ đó đề xuất ra những biện pháp phù hợp để cải thiện thực trạng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn.

1.4. Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non

Bồi dưỡng được thực hiện bởi hoạt động đặc trưng là dạy học. Do vậy, quản lý bồi dưỡng có bản chất là quản lý quá trình dạy học và tự học diễn ra trong chu trình,

khoá bồi dưỡng cụ thể. Những nội dung cơ bản của quản lý bồi dưỡng là:

Một phần của tài liệu Trong quá trình (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)