Xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng chuyên môn phù hợp vớ

Một phần của tài liệu Trong quá trình (Trang 82 - 85)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng chuyên môn phù hợp vớ

điều kiện thực tiễn của địa phương.

* Mục đích:

Mục tiêu quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên của hiệu trưởng trường mầm non là tạo dựng môi trường và những điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt mục tiêu, kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, góp phần khẳng định vị thế trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, giữ vị trí nòng cốt của các sơ sở giáo dục mầm non, khẳng định thương hiệu của nhà trường.

tiêu càng cụ thể, càng thiết thực, càng phù hợp thì hiệu quả mang lại càng cao.

* Nội Dung

Mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn là kết quả lĩnh hội kiến thức, kỹ năng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên mà nhà trường hướng tới.

* Cách thực hiện

Mục tiêu BDCM phải được xây dựng dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước về giáo dục, mục tiêu chung của nghành. Xây dựng mục tiêu phải mang tính cụ thể hóa, định lượng hóa, tiêu chuẩn hóa và tính dự báo kết quả cao.

Cách xác định mục tiêu: - Xác định thực trạng hiện tại.

- Xác định những khó khăn, vật cản trong việc thực hiện mục tiêu. - Xác định những lợi thế, tiềm năng trong việc thực hiện mục tiêu.

- Phải dựa trên những định hướng chung của ngành, xu thế, yêu cầu đổi mới của giáo dục.

- Mục tiêu phải có mốc thời gian, không gian, đối tượng cụ thể. - Mục tiêu phải cụ thể, có thể đo lường kết quả được.

- Mục tiêu phải có tính thách thức vừa tầm.

Trường mầm non là nơi trực tiếp thực hiện mục tiêu của ngành học mầm non, vì vậy Hiệu trưởng cần xác định mục tiêu hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho nhà trường phù hợp. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng quản lý trường mầm non, chất lượng quản lý của ngành. Chỉ đạo hoạt động CS - GD trẻ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, đảm bảo sự tồn tại, phát triển của nhà trường, phù hợp với sự đòi hỏi của sự phát triển kinh tế - xã hội, với giáo dục đào tạo trong điều kiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

3.2.4. Nâng cao hiệu quả các hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN

* Mục đích

- Đổi mới nội dung, hình thức bồi dưỡng chuyên môn nhằm lựa chọn và xây dựng nội dung, hình thức bồi dưỡng chuyên môn thiết thực, đáp ứng nhu cầu người học và sự đổi mới của GDMN. Khắc phục tình trạng nội dung bồi dưỡng dàn trải, thiếu trọng tâm, mang tính hình thức và chưa đáp ứng nhu cầu của GV mong đợi.

- Đổi mới nội dung và hình thức bồi dưỡng chuyên môn là một trong những giải pháp lớn, quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường mầm non.

* Nội dung

GVMN

- Đa dạng hoá các hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN

- Tăng cường tự bồi dưỡng của đội ngũ GVMN * Cách thực hiện:

- Xác định nội dung bồi dưỡng cụ thể, đáp ứng nhu cầu và mong muốn của GVMN:

+ Căn cứ vào trình độ đào tạo, nhu cầu bồi dưỡng của từng GV để đề ra nội dung, phương pháp bồi dưỡng cho phù hợp với từng đối tượng. Đảm bảo tính liên tục, hệ thống và trách nhiệm nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ GV thông qua các nội dung được bồi dưỡng.

+ Trưng cầu ý kiến GV về nội dung, hình thức bồi dưỡng chuyên môn để xác định được nhu cầu và mong muốn của GV về nội dung và hình thức bồi dưỡng.

+ Cập nhật những nội dung bồi dưỡng chuyên môn của ngành. Các nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho GV phải phù hợp với nhu cầu, mong muốn của GV, gắn với tình hình thực tiễn của GDMN trên địa bàn và phù hợp với trường.

+ Cập nhật và nâng cao các kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ của GVMN, đặc biệt là đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng tích hợp theo chủ đề, tuyên truyền các kiến thức, phương pháp nuôi dạy con theo khoa học, phát hiện sớm và giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật,...

+ Nội dung bồi dưỡng cho GV có kỹ năng tổ chức chăm sóc - giáo dục trẻ theo hướng tích cực, cách sử dụng phương tiện dạy học có hiệu quả, hướng dẫn cách làm đồ dùng, đồ chơi,...

+ Nội dung bồi dưỡng đáp ứng với yêu cầu đổi mới GDMN, giúp GV hiểu rõ hơn về những vấn đề đổi mới trong giáo dục trẻ mầm non.

- Đa dạng hoá các hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN

+ Trong các kỳ bồi dưỡng chuyên môn, mời các chuyên gia, các cán bộ chuyên môn có nhiều kinh nghiệm tham gia bồi dưỡng trực tiếp một số nội dung chuyên môn, nghiệp vụ về đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ trong trường mầm non.

+ Nhà trường tổ chức bồi dưỡng, hội thảo theo các chuyên đề trọng tâm trong năm học, áp dụng hình thức tổ chức kiến tập, kết hợp bồi dưỡng lý thuyết, tổ chức sinh hoạt theo chuyên đề, tạo điều kiện cho GV vận dụng kiến thức vào thực tiễn một cách linh hoạt và hiệu quả.

+ Tăng cường tổ chức cho GV tham quan học tập, tạo cơ hội cho đội ngũ giáo viên có điều kiện học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ với các đơn vị, địa phương khác.

+ Việc trao đổi, học tập, chia sẻ kinh nghiệm là một trong những hình thức bồi dưỡng quan trọng và rất cần thiết đối với mỗi GVMN. Đây chính là cơ hội giúp cho đội ngũ GVMN vươn tầm nhìn ra khỏi địa bàn của mình để nhìn lại chính mình, để thấy rõ mình hơn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong trường mầm non.

+ Để công tác bồi dưỡng chuyên môn cho GV thực sự có hiệu quả, chất lượng, bên cạnh việc chủ động bồi dưỡng tại trường, việc liên kết với các trường mầm non ở các trường khác trong quận, quận bạn và ở nước ngoài (các mô hình trường mầm non tiêu biểu) là một hoạt động rất cần thiết, mang tính đột phá.

+ Tổ chức hội thi, hội giảng. Hình thức bồi dưỡng này thu hút được nhiều giáo viên tham gia. Tham gia hoạt động này, GV càng thấy rõ tầm quan trọng của chuyên môn, đồng thời bổ sung kiến thức, kỹ năng cho GV.

+ Giáo viên tự nghiên cứu bồi dưỡng chuyên môn có hướng dẫn của tổ chuyên môn và Ban giám hiệu, CBQL phải thông tin kịp thời cho GV những nội dung cần bồi dưỡng theo chu kỳ để giáo viên được biết và chủ động đăng ký lựa chọn các chuyên đề cho phù hợp.

- Tăng cường tự bồi dưỡng của đội ngũ GVMN

+ Tự nghiên cứu bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với công tác bồi dưỡng chuyên môn. Cần tạo các phong trào tự bồi dưỡng, bồi dưỡng liên tục theo nhu cầu cần thiết của từng giáo viên, khuyến khích tinh thần tự giác, nhiệt tình, ý thức học tập bồi dưỡng chuyên môn của GV.

+ Tự bồi dưỡng chuyên môn là một yêu cầu vừa mang tính tự nguyện, vừa mang tính bắt buộc. Hoạt động này thể hiện phẩm chất cần có đối với mỗi CBQL và giáo viên trong quá trình đào tạo và tự đào tạo, nhất là trong xu thế của tiến trình hội nhập hiện nay của Việt Nam, đòi hỏi mỗi người khi sống trong “Xã hội học tập” thì phải có ý thức “Tự học, tự sáng tạo, học liên tục, học suốt đời”, tự cập nhật bồi dưỡng trình độ, nâng cao năng lực, nghiệp vụ, chuyên môn.

Một phần của tài liệu Trong quá trình (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)