Nội dung khảo sát

Một phần của tài liệu PHẦN mở đầu (Trang 40)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Nội dung khảo sát

- Khảo sát thực trạng hoạt động dạy học 02 buổi/ ngày ở các trƣờng tiểu học huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dƣơng nhƣ sau:

+ Quy mô trƣờng, lớp, học sinh học 2 buổi/ngày. + Đội ngũ giáo viên dạy học 2 buổi/ngày.

+ Thực hiện chƣơng trình, nội dung, kế hoạch dạy học 02 buổi/ngày.

+ Chất lƣợng giáo dục của các trƣờng Tiểu học dạy học 2 buổi/ngày ở huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dƣơng.

- Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học 02 buổi/ ngày ở các trƣờng tiểu học huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dƣơng nhƣ sau:

+ Quản lý về mục tiêu cần đạt của việc tổ chức dạy học 02 buổi/ ngày. + Quản lý nội dung, chƣơng trình và kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày + Quản lý việc tổ chức sắp xếp và phân công đội ngũ;

+ Quản lý hoạt động dạy buổi thứ 2 của giáo viên, hoạt động học của học sinh và công tác bán trú.

+ Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá học sinh; + Quản lý điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày;

2.1.3. Phương pháp khảo sát

Phƣơng pháp khảo sát bằng bảng hỏi: Tổ chức phát phiếu khảo sát đến Cán bộ quản lý và giáo viên về việc thực hiện các nội dung quản lý, việc tổ chức hoạt động dạy học 02 buổi/ ngày, vai trò của việc dạy 02 buổi/ ngày ở 11 trƣờng tiểu học của huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dƣơng.

Phƣơng pháp nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu các báo cáo sơ kết, tổng kết việc thực hiện dạy học và đánh giá tổng kết học kỳ, năm học ở các trƣờng tiểu học và ở Phòng GD&ĐT.

Phƣơng pháp phân tích: Phân tích số liệu, mối tƣơng quan giữa các số liệu và làm rõ những vấn đề tồn đọng, những vấn đề đã thực hiện đƣợc để tìm ra kết quả đạt đƣợc, nguyên nhân và thực trạng tại huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dƣơng.

Phƣơng pháp thống kê: sử dụng phƣơng pháp thống kê để phân tích kết quả nghiên cứu. Sử dụng bảng tính máy tính để xử lý, tính toán số liệu thu đƣợc của đề tài.

2.1.4. Đối tượng, thời gian và địa bàn khảo sát

2.1.4.1. Đối tượng:

Tổng số đối tƣợng đƣợc khảo sát: phát ra 164 phiếu, thu vào là 150 phiếu: + Hiệu trƣởng, phó Hiệu trƣởng: 33 ngƣời;

+ Tổ trƣởng chuyên môn: 47; + Tổng phụ trách đội: 09 + Giáo viên: 61 ngƣời;

Đối tƣợng Số ngƣời đƣợc trƣng cầu ý kiến Số phiếu phát ra Số phiếu thu vào Hiệu trƣởng 11 11 11 Phó Hiệu trƣởng 22 22 22 Tổ trƣởng 52 52 47 Tổng phụ trách đội 11 11 09 Giáo viên 68 64 61 Tổng cộng 164 164 150 2.1.4.2. Thời gian Thực hiện khảo sát từ tháng 10/2020 đến tháng 12/2020. 2.1.4.3. Địa bàn

Tiến hành khảo sát ở 11 trƣờng tiểu học ở huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dƣơng trong :

- 10 trƣờng tổ chức hoạt động dạy học 02 buổi / ngày cho tất cả các lớp là trƣờng Tiểu học Bàu Bàng, Tiểu học Long Bình, Tiểu học Tân Hƣng, Tiểu học Hƣng Hòa, Tiểu học Cây Trƣờng, Tiểu học Lai Hƣng A, Tiểu học Long Nguyên, Tiểu học Kim Đồng, Tiểu học Lai Hƣng B.

2.1.5. Tổ chức khảo sát

- Thiết kế phiếu và xác định mẫu nghiên cứu. Phiếu trƣng cầu ý kiến gồm 02 phƣơng diện là mức độ quan trọng và mức độ thực hiện:

+ Mức độ quan trọng: có 4 cấp độ là rất quan trọng, quan trọng, tƣơng đối quan trọng và không quan trọng, tƣơng ứng với điểm (3,2,1,0);

+ Mức độ thực hiện: có 4 cấp độ là tốt, khá, trung bình, yếu, tƣơng ứng với điểm (3,2,1,0).

- Hoàn thiện các mẫu phiếu khảo sát.

- Phát phiếu hỏi đến các đối tƣợng khảo sát. - Thu thập phiếu hỏi và xử lý kết quả.

2.2. Khái quát tình hình kinh tế, xã hội, GD&ĐT huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dƣơng Bình Dƣơng

2.2.1. Tình hình Kinh tế, xã hội

Bàu Bàng là một huyện mới, đƣợc thành lập theo Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 29/12/2013 của Chính phủ và Quyết định số 352/QĐ-UBND ngày 13/02/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dƣơng. Huyện Bàu Bàng có diện tích tự nhiên 34.002,11 ha (340,02 km2), có dân số là 93.226 ngƣời (Tính tại thời điểm 31/12/2017) với 07 đơn vị hành chính bao gồm: Lai Uyên, Long Nguyên, Lai Hƣng, Trừ Văn Thố, Cây Trƣờng II, Tân Hƣng, Hƣng Hòa, với 43 ấp và khu phố.

Địa giới hành chính huyện Bàu Bàng phía Đông giáp huyện Phú Giáo; phía Tây giáp huyện Dầu Tiếng; phía Nam giáp thị xã Bến Cát; phía Bắc giáp huyện Chơn Thành (tỉnh Bình Phƣớc).

Huyện Bàu Bàng nằm ở phía Bắc tỉnh Bình Dƣơng cách trung tâm tỉnh lỵ 30km, Thành phố Hồ Chí Minh 60 km, cách cảng Sông Đồng Nai 40-50km. Khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa trong năm (mùa mƣa và mùa khô). Thời tiết thuận lợi, ít bị ảnh hƣởng bởi thiên tai. Địa hình bằng phẳng, nền đất cứng, nguồn nƣớc dồi dào phù hợp cho phát triển công nghiệp và nông nghiệp kỹ thuật cao.

Hiện nay, huyện Bàu Bàng đang đẩy mạnh truyền thông chuyển cơ cấu kinh tế sang Công nghiệp – Dịch vụ - Nông nghiệp. Chủ động mời gọi đầu tƣ với nhiều chình sách đãi ngộ thích đáng. Các khu công nghiệp ngày càng thu hút nhà đầu tƣ mạnh mẽ, kéo theo là tình hình dân nhập cƣ phát triển mạnh.

Trong năm 2020, dƣới sự ảnh hƣởng của dịch bệnh Covid 19 nhƣng với quyết tâm cao, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự nhiệt tình ủng hộ của nhân dân, tình hình kinh tế, xã hội của huyện tiếp tục phát triển theo đúng định hƣớng đã đề ra. Trong đó, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội huyện đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030

quyết tâm xây dựng trở thành huyện đạt chuẩn quốc gia về nông thôn mới và đô thị văn minh.

2.2.2. Khái quát về GD&ĐT huyện Bàu Bàng

Cùng với quá trình phát triển của địa phƣơng. Ngành giáo dục huyện Bàu Bàng trong giai đoạn vừa qua đã đạt đƣợc kết quả khá toàn diện. Để có đƣợc kết quả đó, ngành GDĐT huyện luôn nhận đƣợc sự quan tâm chỉ đạo, đầu tƣ của huyện, Hội đồng nhân dân, UBND huyện về cơ sở vật chất, đội ngũ và các điều kiện để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ giáo dục của ngành. Đặc biệt với quyết tâm cao của lãnh đạo, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, ngành giáo giáo dục huyện đã không ngừng nỗ lực xây dựng và thực hiện thành công các chiến lƣợc, đề án phát triển giáo dục huyện.

Là một huyện mới, kinh nghiệm còn non trẻ, tuy nhiên, với sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên đã đem lại những thành quả nhất định. ngành Giáo dục huyện sẽ tiếp tục đổi mới theo hƣớng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của ngƣời học; Đổi mới căn bản hình thức và phƣơng pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo; Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý; Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo để không phụ lòng của toàn đảng, toàn dân huyện Bàu Bàng luôn tin tƣởng và chăm lo cho ngành giáo dục. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên toàn ngành có trình độ đạt chuẩn 100%, cơ bản đủ về cơ cấu. Chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngày càng đƣợc nâng cao về cả chất lƣợng và số lƣợng, đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Hiện tại, toàn huyện hiện có 34 trƣờng (29 trƣờng công lập và 05 trƣờng ngoài công lập) với 18.946 học sinh/5530 lớp, nhóm trẻ; có 1116 Cán bộ, giáo viên, nhân viên (cán bộ, giáo viên, nhân viên); trong đó (học sinh Mầm non non: 391; Tiểu học: 431; THCS: 294; THPT: 67; Phòng GDĐT: 12). Trình độ chuyên môn: Trên đại học: 06; Đại học: 559đ/c; Cao đẳng: 165 đ/c; Trung cấp: 94 đ/c. Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp: 02 đ/c; Trung cấp: 76 đ/c. Trong năm 2020, có thêm 02 trƣờng học đạt chuẩn quốc gia, tổng số trƣờng công lập đạt chuẩn quốc gia là 22/29 trƣờng, đạt tỷ lệ 75,86%; 08/29 trƣờng đạt kiểm định chất lƣợng giáo dục.

Bảng 2.1. Thống kê số lượng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của 3 cấp học huyện Bàu Bàng (Tháng 12/2020) Cấp học Tổng số CBQL, GV, NV Trong đó Tuổi trung bình CBQL Viên chức Hợp đồng Mầm non 391 35 286 105 36 Tiểu học 431 24 393 38 40 THCS 294 20 272 22 42 Tổng 1116 79 951 165

2.2.3. Khái quát giáo dục tiểu học huyện Bàu Bàng

Trong những năm qua, giáo dục Tiểu học huyện Bàu Bàng cùng với toàn ngành thƣờng xuyên chú trọng đẩy mạnh các phong trào thi đua các cấp phù hợp với điều kiện của địa phƣơng. Chú trọng đến nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, đổi mới quản lý, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng và định hƣớng phát triển năng lực. Đẩy mạnh việc đổi mới phƣơng pháp dạy học; đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh theo Thông tƣ 22/2016/TT-BGDĐTcó hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/9/2016 của Bộ GDĐT; thực hiện Đề án chƣơng trình Tiếng Anh 4 tiết/tuần đối với 100% học sinh học từ lớp 3 đến lớp 5. Thực hiện thƣờng xuyên việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hƣớng nghiên cứu bài học; tăng cƣờng tổ chức các hoạt động giáo dục Kỹ năng sống, hoạt động trải nghiệm sáng tạo,… để giúp học sinh phát triển toàn diện.

2.2.3.1. Về quy mô trường, lớp

Hiện nay, toàn huyện có 10/11 trƣờng tiểu học tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày có bán trú. Toàn cấp học có tỉ lệ huy động học sinh đạt 100%; 8 trƣờng đã đƣợc công nhận trƣờng đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 3 trƣờng đạt chuẩn mức độ 2; 4 trƣờng đạt chuẩn mức độ 1 và 03 trƣờng chƣa đủ điều kiện (do mới thành lập 2 trƣờng và 1 trƣờng đang xây dựng).

Bảng 2.2. Thống kê số trường, lớp và học sinh học 2 buổi/ ngày có bán trú trên địa bàn huyện cuối học kỳ I năm học 2020-2021

Trƣờng Tổng TS HS Học HS Học Số HS 2 buổi/ngày bán trú 1 buổi/ngày Lớp Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Bàu Bàng 29 1246 29 1246 29 1246 Kim Đồng 12 490 12 490 12 490 Tân Hƣng 24 882 24 882 24 882 Hƣng Hòa 21 759 21 759 21 759 Trừ Văn Thố 27 960 5 181 22 779 Cây Trƣờng 18 574 18 574 18 574 Lai Uyên 25 922 25 882 25 882 Long Bình 22 808 22 808 22 808 Long Nguyên 16 574 16 574 16 574 Lai Hƣng A 23 833 23 833 23 833 Lai Hƣng B 8 241 8 241 8 241 Cộng 225 8289 203 7510 203 7510 22 779

Giáo dục tiểu học huyện Bàu Bàng trong thời gian qua đã đạt đƣợc một số thành tựu cơ bản ban đầu. 10/11 trƣờng đã tổ chức bán trú cho học sinh ăn, ở trƣa tại trƣờng với tổng số lớp bán trú là 203 lớp/ 7510 học sinh. Các trƣờng tiểu học đã chú trọng việc tạo lập khuôn viên xanh, sạch đẹp, an toàn để học sinh đƣợc sinh hoạt tập thể, rèn kỹ năng sống khi học tập cả ngày tại trƣờng.

2.2.3.2. Chất lượng giáo dục

Chất lƣợng giáo dục học sinh toàn diện đƣợc quan tâm chỉ đạo sâu sát, nghiêm túc và có hiệu quả. (Xem phụ lục 1: Chất lượng giáo dục các trường Tiểu học, năm

học 2019-2020)

Từ khi thành lập, năm 2014 đến nay, giáo dục Tiểu học huyện Bàu Bàng đã giành nhiều thành tích cao trong các kỳ thi, hội thi do Sở GDĐT tổ chức về chuyên môn, thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ … đều đạt giải cao. Duy trì và phát triển tốt việc chỉ đạo dạy học 2 buổi/ngày. Chất lƣợng giáo dục luôn đƣợc duy trì khá vững chắc và đáp ứng cơ bản đƣợc yêu cầu đổi mới hiện nay.

2.2.3.3. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cơ bản đủ về cơ cấu, trên 90% đạt chuẩn, tỉ lệ Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học loại khá trở lên trên 98%, chuẩn cán bộ quản lý loại xuất sắc trên 90%. Đội ngũ giáo viên vững vàng trong quá trình lên lớp, tỉ lệ giáo viên xếp loại tốt và khá cao, thể hiện rõ sự phát triển về chất lƣợng chuyên môn, tay nghề, nghiệp vụ của đội ngũ. (Xem phụ lục 2: Thống kê số lượng giáo viên cấp tiểu

học huyện Bàu Bàng (Tháng 12/2020)

Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên toàn cấp tiểu học có 431 ngƣời; tuổi trung bình 40 tuổi. Giáo viên trực tiếp dạy học có 316 ngƣời, 100% giáo viên có chứng chỉ Tin học và ngoại ngữ tiếng Anh, sử dụng đƣợc máy vi tính hỗ trợ soạn, giảng.

Điểm đáng chú ý nhất trong khâu cần khắc phục đó là sự tiếp cận phƣơng pháp dạy và khả năng ứng dụng dạy học, kĩ thuật dạy học mới của đội ngũ giáo viên, một số giáo viên có tuổi đời cao, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin hạn chế nên cản trở không nhỏ đến việc nâng cao chất lƣợng giáo dục trong giai đoạn mới.

2.2.3.4. Cơ sở vật chất, các điều kiện dạy học

Về xây dựng cơ bản, từ khi thành lập huyện Bàu Bàng cho đến nay, nhiều công trình trƣờng học đã đƣợc xây dựng và đƣa vào sử dụng, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lƣợng dạy và học của các nhà trƣờng. Toàn huyện có 10/11 trƣờng Tiểu học đã đƣợc kiên cố hoá. Hiện có 270 phòng học trên 225 lớp, đạt 1,2 phòng/lớp. Trong đó, phòng học kiên cố có 247 phòng, phòng bán kiên cố có 21 phòng, phòng tạm là 2 phòng. Phòng học bộ môn có 46 phòng: phòng học tiếng Anh có 14 phòng; phòng dành cho dạy môn Âm nhạc có 8 phòng; phòng dành cho dạy môn Tin học có 16 phòng; phòng dành cho dạy môn Mỹ thuật có 5 phòng. 100% trƣờng học đều có thƣ viện và phòng thiết bị, trong đó có 10 thƣ viện đạt chuẩn Quốc gia. Trang thiết bị, máy móc cũng đƣợc các trƣờng đầu tƣ. 100% trƣờng tiểu học đảm bảo kết nối Internet. Công tác đầu tƣ xây dựng, tôn tạo cảnh quan trƣờng lớp theo hƣớng Xanh- Sạch - Đẹp - An toàn đƣợc quan tâm và nhiều chuyển biến tích cực. 100% các trƣờng đều có thƣ viện xanh và tủ sách mini ở tất cả các lớp học phục vụ cho việc đọc của học sinh mọi lúc, mọi nơi. Nhà vệ sinh các trƣờng tiểu học đƣợc quan tâm xây dựng theo mô hình “Nhà vệ sinh thông minh” có cài đặt âm nhạc, điện, nƣớc tự động.

(Xem phụ lục 3: Thống kê cơ sở vật chất dạy học các trường Tiểu học huyện Bàu Bàng đầu năm học 2020-2021)

Để đáp ứng đƣợc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, điều kiện trƣớc hết phải đủ phòng học theo tỉ lệ nhất định (tối thiểu 1 phòng/lớp) và các phòng học chuyên biệt khác, bếp ăn, sân chơi là rất quan trọng, đây cũng là điều kiện khó khăn cho một số địa

phƣơng, trong lúc điều kiện kinh tế - xã hội chƣa phát triển, đầu tƣ ngân sách còn hạn hẹp.

Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học không ngừng đƣợc bổ sung theo từng năm học để nâng cao chất lƣợng dạy và học ngoại ngữ; triển khai dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng phù hợp với từng đối tƣợng học sinh; mở rộng dạy học 2 buổi/ngày. Tuy nhiên, mạng lƣới trƣờng Tiểu học, cơ sở vật chất, diện tích xây dựng, quy mô kết cấu công trình, thời hạn sử dụng của một số trƣờng không còn phù hợp, thiếu điều kiện tiện nghi so với quy chuẩn xây dựng trƣờng đạt chuẩn Quốc gia và các định hƣớng phát triển huyện Bàu Bàng.

2.2.3.5. Công tác quản lý

Phòng GD&ĐT đã làm tốt công tác tham mƣu với Ủy ban nhân dân huyện ban hành các văn bản quan trọng chỉ đạo hoạt động GD&ĐT trên địa bàn nhƣ: Chƣơng

Một phần của tài liệu PHẦN mở đầu (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)