8. Cấu trúc của luận văn
3.2.2. Đổi mới việc phân công giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học 2buổi/ngày
a. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Đổi mới việc phân công giáo viên, sắp xếp đội ngũ giáo viên, đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên có trình độ cao và có năng lực thực tiễn, các kĩ năng sử dụng các kĩ thuật dạy học tiên tiến, đáp ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục. Bổ sung đội ngũ đồng bộ về cơ cấu, đủ về số lƣợng, bồi dƣỡng thƣờng xuyên nâng cao đƣợc bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, có lƣơng tâm, trách nhiệm với nghề giáo, tạo uy tín, thƣơng hiệu cho nhà trƣờng và là cơ sở vững chắc cho sự phát triển chung của nhà trƣờng.
Quản lý hoạt động dạy của giáo viên nhằm phân công công tác giảng dạy cho phù hợp với trình độ chuyên môn, năng lực của đội ngũ; là đƣa việc thực hiện kế
hoạch dạy học; chuẩn bị bài lên lớp; dạy học trên lớp; đổi mới phƣơng pháp dạy học phù hợp theo hƣớng phát huy sự chủ động, tích cực của học sinh; kiểm tra, đánh giá của giáo viên đối với kết quả học tập của học sinh; tổ chức các hoạt động trãi nghiệm. Qua đó, giúp Hiệu trƣởng đánh giá chất lƣợng đội ngũ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của từng giáo viên trong nhà trƣờng. Từ thời điều chỉnh, bổ sung, khắc phục những mặt còn yếu kém của giáo viên cũng nhƣ công tác quản lý trong nhà trƣờng.
b. Nội dung của biện pháp
Đổi mới việc phân công giáo viên, sắp xếp đội ngũ giáo viên, đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày trong việc phân công giảng dạy hằng năm, đặc biệt là phân công đội ngũ giáo viên dạy lớp 1 từ năm học 2020-2021 trong bối cảnh bƣớc đầu thực hiện chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018. Chuyển từ thực hiện chƣơng trình 1 buổi sang 2 buổi, đòi hỏi Hiệu trƣởng phải là ngƣời phân tích, nắm bắt tình hình đội ngũ, biết đƣợc điểm mạnh, điểm yếu, sở trƣờng công tác, hoàn cảnh của từng giáo viên để sử dụng họ, tạo cho họ niềm tin nghề nghiệp, thỏa mãn nhu cầu của giáo viên.
Hiệu trƣởng có kế hoạch thƣờng xuyên nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm của ngƣời giáo viên đối với nhiệm vụ dạy học. Cần làm tốt công tác động viên, khích lệ cán bộ quản lý, giáo viên trong đơn vị hƣởng ứng, tham gia nhiệt tình, có trách nhiệm và hiệu quả cao và cùng đi đôi với nó là nghiêm khắc xử lý đối với hành vi thiếu tinh thần trách nhiệm để răn đe, điều chỉnh kịp thời. Đề cao những giáo viên tận tuỵ với nghề, gần gũi thƣơng yêu học sinh, cần có hình thức biểu dƣơng khen thƣởng thích đáng những giáo viên chuẩn mực, có tấm lòng cao thƣợng, đạo đức nghề trong sáng.
Trong phân công chuyên môn, Hiệu trƣởng chú ý tạo sự cân đối về trình độ, năng lực chuyên môn giữa các khối lớp, giữa các tổ, tạo sự hài hoà, cân đối, có trọng tâm, trọng điểm trong nhà trƣờng. Nên chú ý việc làm tốt công tác tƣ tƣởng giáo viên trƣớc khi phân công chính thức, bởi sự đồng thuận sẽ đem lại hiệu quả cao hơn khi hiệu trƣởng áp đặt sự phân công này. Đánh giá sự phát triển năng lực của đội ngũ giáo viên các tổ khối định kỳ công bằng, khách quan để động viên khích lệ kịp thời đối với giáo viên có sự tiến bộ và giáo viên có nhiều đóng góp công sức giúp đỡ đồng nghiệp.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên tự học, tự bồi dƣỡng, tham gia các lớp học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; nâng cao trình độ lý luận chính trị; tham dự các hội thảo, các chuyên đề cấp tỉnh, cấp huyện, cấp cụm trƣờng, cấp trƣờng; dự giờ, thăm lớp đồng nghiệp, tham gia ý kiến thảo luận, góp ý giờ dạy trên tinh thần tôn trọng, yêu quý đồng nghiệp. Qua đó, giáo viên có thể học hỏi, tự rút ra những kinh nghiệm quý báu cho bản thân.
Đổi mới việc phân công giáo viên, sắp xếp đội ngũ giáo viên, đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày cần thực hiện theo các bƣớc sau:
Xây dựng kế hoạch thăm lớp dự giờ thƣờng xuyên, đột xuất từng tuần, tháng, học kì, năm học. Hiệu trƣởng ƣu tiên thời gian cho việc dự giờ giáo viên, đây là việc làm cần thiết để đánh giá về năng lực, thái độ tinh thần trách nhiệm, công sức lao động của đội ngũ giáo viên. Sau dự giờ, cần bố trí thời gian kịp thời để trực tiếp góp ý trao đổi, cùng giáo viên nhận ra những thành công, hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những thành công và hạn chế. Từ đó, định hƣớng cho mục tiêu học tập, rèn luyện, bồi dƣỡng giúp họ không ngừng hoàn thiện nhân cách của mỗi giáo viên Tiểu học trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Xây dựng lộ trình nâng chuẩn đào tạo giáo viên. Hiệu trƣởng luôn luôn đảm bảo các quyền chính đáng của giáo viên theo quy định Điều lệ trƣờng Tiểu học đúng pháp luật; tạo điều kiện để giáo viên giảng dạy và giáo dục cho học sinh; đƣợc đào tạo nâng cao trình độ, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ; đƣợc hƣởng nguyên lƣơng, phụ cấp và các chế độ khác theo quy định khi đƣợc cử đi học; đƣợc hƣởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và đƣợc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe theo chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo; đƣợc bảo vệ nhân phẩm, danh dự, đƣợc thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Tổ chức thăm dò thông qua hội đồng nhà trƣờng bằng hình thức lấy phiếu nhận xét của đồng nghiệp về việc sắp xếp, bố trí đội ngũ giáo viên hằng năm. Thực hiện quy trình bố trí, sắp xếp sau khi đã bàn bạc, thông qua chi bộ nhà trƣờng, tham khảo ý kiến của tập thể lãnh đạo nhà trƣờng và Hiệu trƣởng đƣa ra quyết định sau cùng về việc sắp xếp, bố trí đó.
Làm tốt công tác tƣ tƣởng giáo viên khi phân công, điều động nhằm thỏa mãn về mặt nhận thức về vai trò, trách nhiệm của mỗi giáo viên ứng với vị trí khi đƣợc phân công.
d. Một số lưu ý khi thực hiện biện pháp
Hiệu trƣởng cần khẳng định vai trò ngƣời giáo viên là rất quan trọng, là khâu đầu tiên để quyết định thành công về đổi mới GDĐT. Đội ngũ giáo viên là lực lƣợng lao động trực tiếp thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học.
Hiệu trƣởng cần xây dựng kế hoạch và lộ trình để nâng cao nhận thức, trau dồi phẩm chất, đạo đức; học tập, tích luỹ, bổ sung làm giàu kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ; nâng cao năng lực sƣ phạm vừa là quyền lợi đối với bản thân, vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi cán bộ giáo viên góp phần vào việc nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động dạy học của nhà trƣờng. Là cơ sở quan trọng để hiệu trƣởng sắp xếp, bố trí giáo viên dạy học 2 buổi / ngày, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.
3.2.3. Tăng cường quản lý hoạt động của giáo viên và của học sinh trong dạy học 2 buổi/ngày
a. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Hoạt động dạy và học ở buổi thứ 2 hằng ngày không đơn thuần là dạy học mà là tổng thể các hoạt động giáo dục. Tạo sự thay đổi tích cực về môi trƣờng, không gian dạy học để kích thích ngƣời học chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, tạo thế chủ động hơn cho học sinh, phát huy khả năng và tiềm năng vốn có của bản thân mỗi em trong quá trình học tập.
Quản lý việc hình thành cho học sinh những thói quen học tập mới nhƣ: tự học, tự nghiên cứu, tự khám phá, trải nghiệm, tự đánh giá. Xây dựng thói quen và kĩ năng trao đổi tranh luận và các kỹ năng cần thiết khác để hoàn thành các nhiệm vụ trong quá trình học. Nhằm tạo sự thay đổi đáng kể về chất và lƣợng trong kết quả dạy học, để nâng cao chất lƣợng giáo dục; đảm bảo nề nếp, kỷ cƣơng trong dạy học, phát huy tinh thần trách nhiệm mỗi cán bộ giáo viên đối với học sinh, phụ huynh và tập thể nhà trƣờng.
Đổi mới quản lý hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh có hiệu quả góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học.
b. Nội dung của biện pháp
Trong quản lý công tác dạy học 2 buổi/ ngày, Hiệu trƣởng cần tập trung quản lý chất lƣợng, hiệu quả mọi hoạt động của giáo viên từ chính khóa đến ngoại khóa cũng nhƣ các hoạt động giáo dục, rèn luyện nề nếp cho học sinh trong các hoạt động tại trƣờng từ học tập đến rèn luyện, vui chơi, giờ ăn, giờ ngủ và các sinh hoạt khác.
Tăng cƣờng quản lý hoạt động của giáo viên trong dạy học 2 buổi/ngày cần xây dựng tập thể giáo viên đồng lòng, quyết tâm, nỗ lực cố gắng nắm bắt tâm sinh lý lứa tuổi để ngoài việc dạy học còn là ngƣời anh, ngƣời chị, ngƣời bạn của các em. Việc giáo viên tham gia làm công tác bảo mẫu và dạy buổi thứ 2 sẽ là điều kiện thuận lợi để giáo viên gần gũi, quan tâm, chia sẻ và nắm bắt kịp thời về năng lực, phẩm chất, những sở trƣờng, sở thích và năng khiếu các em, tạo điều kiện thuân lợi trong việc phát huy năng lực cá nhân học sinh.
Tăng cƣờng quản lý hoạt động của học sinh trong học tập 2 buổi/ngày cần xây dựng các mô hình giáo dục phẩm chất, các mô hình rèn luyện nề nếp, ý thức tự giác và thực hành kỹ năng sống cho học sinh. Chú trọng việc quản lý công tác bán trú ở trƣờng tiểu học, bởi nó đáp ứng đƣợc nhu cầu của đông đảo phụ huynh học sinh trong việc chăm sóc con em để tiện đi làm cả ngày.
c. Cách thực hiện biện pháp
Để tăng cƣờng quản lý hoạt động của giáo viên trong dạy học 2 buổi/ngày, Hiệu trƣởng xây dựng kế hoạch cùng tham gia với chuyên môn và các ban chỉ đạo nhà trƣờng để tăng cƣờng kiểm tra, dự giờ đánh giá mức độ, hiệu quả vận dụng. Qua đó, không chỉ nắm đƣợc chất lƣợng hoạt động chuyên môn, trình độ, năng lực giáo viên mà còn cả tinh thần, thái độ, tâm tƣ, nguyện vọng của đội ngũ.
Hiệu trƣởng chủ động cung cấp các tài liệu, các điều kiện thuận lợi để giáo viên tiếp cận với các phƣơng pháp mới thông qua các hội thảo, chuyên đề, gặp gỡ trao đổi với các chuyên gia. Coi trọng những thành tích, nỗ lực của cá nhân, tập thể trong các phong trào dạy học, có sự động viên, khích lệ kịp thời, tạo động lực thúc đẩy đổi mới phƣơng pháp day học.
Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, hội thảo để quán triệt trong đội ngũ giáo viên quan điểm dạy học tích cực, lấy học sinh là nhân vật trung tâm của quá trình dạy học. Vì thế học sinh cần đƣợc tôn trọng, đƣợc đảm bảo tính “dân chủ” trong dạy học. Nhờ đó, sẽ ra tạo môi trƣờng học tập thân thiện, học sinh phát huy tính tích cực, tự giác học tập, tự giác thực hiện nội quy học tập, hoàn thành các nhiệm học tập, tự ý thức đƣợc nghĩa vụ, trách nhiệm cũng nhƣ quyền lợi của mình trong hoạt động học tập và có thái độ tôn trọng và tuân thủ nội quy, quy định.
Chỉ đạo cho giáo viên và các tổ chức, đoàn thể trong nhà trƣờng tạo điều kiện để học sinh đƣợc tham gia vào quá trình xây dựng nội quy lớp học, góp ý kiến trong đánh giá nhận xét về cá nhân, tập thể lớpnhằm tăng cƣờng quản lý hoạt động của học sinh trong việc học 2 buổi/ngày.
Hiệu trƣởng chỉ đạo chuyên môn có kế hoạch nâng cao nhận thức đội ngũ giáo viên để dạy học phát huy vai trò tích cực chủ động của học sinh; thay đổi quan điểm yêu cầu học sinh phải luôn lắng nghe, tập trung vào giáo viên bằng việc khuyến khích học sinh tích cực hoạt động, nghiên cứu tài liệu học tập, tham gia tranh luận, trao đổi ý kiến sử dụng linh hoạt các kỹ năng, năng lực đang có hoàn thành các yêu cầu trong học tập, nhằm giúp học sinh không chỉ chiếm lĩnh tri thức mà còn phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực.
Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các mô hình giáo dục công tác bán trú. Tổ chức bữa ăn tự phục vụ là hình thức tốt nhất để giáo dục ý thức tự giác tích cực của học sinh. Các mô hình rèn luyện kỹ năng lao động vệ sinh: để học sinh lau dọn lớp học và đổ rác mỗi ngày; Thực hiện “khúc nhạc xanh” hằng ngày để rèn luyện ý thức tự giác nhặt rác sau mỗi giờ chơi.
Để việc thực hiện quản lý học sinh bán trú hiệu quả, Hiệu trƣởng phân công nhiệm vụ cụ thể nắm tình hình bảo mẫu và nhân viên viên cấp dƣỡng tham gia phục vụ
ở các lớp. Triển khai theo dõi nắm bắt kịp thời các hoạt động, trong đó chú trọng tất cả các khâu: Theo dõi việc thực hiện nề nếp ăn, nghỉ, ngủ từ 10giờ 30 đến 14giờ. Theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ của nhân viên từ khâu tiếp nhận thực phẩm đến khâu sơ chế, chế biến thực phẩm; tổ chức bữa ăn cho học sinh,… Tăng cƣờng kiểm tra giám sát việc thực hiện công tác bán trú nhằm nâng cao chất lƣợng chăm sóc, nuôi dƣỡng. Đảm bảo tốt việc ăn, ngủ, nghỉ cho học sinh. Việc kiểm tra giám sát công tác bán trú là rất cần thiết.
d. Một số lưu ý khi thực hiện biện pháp
Hiệu trƣởng xây dựng quy chế làm việc của Ban giám hiệu và phân công trực lãnh đạo công tác hàng tuần để tăng cƣờng quản lý hoạt động của giáo viên và của học sinh trong dạy học 2 buổi/ngày.
Hiệu trƣởng có kế hoạch quản lý công tác chủ nhiệm lớp thông qua giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, làm tốt công tác phối hợp tốt với các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trƣờng, cũng nhƣ với gia đình học sinh để giáo dục các em thực hiện tốt nội quy của nhà trƣờng đề ra; theo dõi chất lƣợng học tập cũng nhƣ việc tu dƣỡng, rèn luyện đạo đức, thực hiện nội quy của học sinh, có kế hoạch phụ đạo học sinh yếu, bồi dƣỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu và tổ chức các hoạt động tập thể giúp học sinh phát triển toàn diện.
Trang bị và bổ sung trang thiết bị phục vụ công tác bán trú. Cần có đề án thực hiện dạy học 2 buổi / ngày, trong đó cụ thể hóa các mặt hoạt động, công tác thu chi và công tác phối kết hợp phụ huynh học sinh,
3.2.4. Tổ chức hợp lý hoạt động kiểm tra, đánh giá thường xuyên học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực
a. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về mục đích, yêu cầu và cách thức thực hiện đổi mới công tác kiểm tra trong đánh giá định kỳ và theo dõi, đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh trong đánh giá thƣờng xuyên theo yêu cầu phát triển về kiến thức, kĩ năng, thái độ và một số biểu hiện về năng lực, phẩm chất, thực hiện đúng Thông tƣ 22/2016/TT-BGDĐT.
Tạo sự thay đổi cơ bản trong quan niệm chỉ đạo, phƣơng pháp quản lý và năng lực tổ chức thực hiện của cán bộ quản lý, tạo sự thay đổi về nhận thức và năng lực thực hiện của đội ngũ giáo viên về đổi mới nội dung, phƣơng pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá và cách thức theo dõi, đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.
b. Nội dung của biện pháp
Tổ chức hợp lý hoạt động kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên học sinh theo định hƣớng phát triển phẩm chất, năng lực nhằm thực hiện nội dung đánh giá thƣờng xuyên
các phẩm chất, năng lực của học sinh theo tinh thần Thông tƣ 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tƣ 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 về đánh giá học sinh tiểu học. Thực hiện Thông tƣ 27/2020/TT-BGDĐT