8. Cấu trúc của luận văn
2.4.5. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rèn
luyện của học sinh
Bảng 2.12. Đánh giá việc kiểm tra, đánh giá của giáo viên với kết quả học tập của HS
Nội dung thực hiện
Mức độ quan trọng (%) N=150 Mức độ thực hiện (%) N=150 3 2 1 0 3 2 1 0 Cải tiến hình thức kiểm tra, đánh giá đối với HS 64.2 35. 8 0 0 34.6 61.5 3.8 0 Thực hiện đánh giá thƣờng xuyên học sinh. 86.2 13.8 0 0 72.4 10.6 17 0
Nội dung thực hiện Mức độ quan trọng (%) N=150 Mức độ thực hiện (%) N=150 3 2 1 0 3 2 1 0 phẩm chất và năng lực.
Kiểm tra các khâu ra đề, chấm, chữa bài kiểm tra và ghi nhận xét học sinh.
20.5 79.5 0 0 32.1 55.1 12.8 0
Huy động toàn lực lƣợng nhà trƣờng và phụ huynh tham gia đánh giá.
80.4 19.6 0 0 12.5 46.7 40.8 0
Đánh giá chung 64.20 33.13 0.00 0.00 32.82 44.12 23.04 0.00
Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá và nhận xét của giáo viên đối với kết quả học tập và rèn luyện của học sinh thể hiện qua khảo sát ở mức rất quan trọng là 64.2%, cần thiết là 33.13% nhƣng so với kết quả thực hiện thì lại thấp: ở mức trung bình là 23%, khá 44.12% và tốt chỉ 32.82%.
Điều này cho thấy việc thực hiện đánh giá học sinh khi tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày chƣa tạo ra sự thay đổi cơ bản; sử dụng kết quả kiểm tra trong nhận xét, đánh giá để giúp đỡ học sinh tiến bộ chƣa đƣợc coi trọng. Đánh giá chƣa toàn diện trong các mặt hoạt động tại trƣờng cả ngày. Chính vì vậy, công tác kiểm tra đánh giá học sinh chƣa đáp ứng mục tiêu định hƣớng phát triển năng lực ngƣời học, chƣa thực sự đi vào chiều sâu, thực chất. Việc đổi mới nội dung và hình thức theo hƣớng đánh giá năng lực của ngƣời học là tất yếu.
2.4.6. Thực trạng quản lý phương tiện, điều kiện phục vụ hoạt động dạy học 2 buổi ngày
Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, các điều kiện phục vụ dạy học có vai trò hết sức quan trọng không chỉ đối với các trƣờng Tiểu học, mà đặc biệt đối với dạy học 2 buổi/ngày. (Phụ lục 4: Biểu đồ 2.3)
Kết quả khảo sát tại bảng 2.13 về quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị hoạt động dạy học cũng cho thấy Hiệu trƣởng các trƣờng đã chủ trƣơng lập kế hoạch mua sắm, bổ sung thiết bị dạy học phục vụ cho hoạt động dạy học kịp thời, tổ chức tốt việc bảo quản, sử dụng khai thác hiệu quả thiết bị dạy học. Có kế hoạch đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục để tăng cƣờng nguồn kinh phí bổ sung, tăng cƣờng cơ sở vật chất
dạy học 2 buổi/ngày (thực hiện: tốt là 5%, khá tốt 50%, trung bình chiếm 40% và yếu chiếm 5%).
Bảng 2.13. Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị hoạt động dạy học
Nội dung thực hiện Mức độ quan trọng (%) N=150 Mức độ thực hiện (%) N=150 3 2 1 0 3 2 1 0 Có kế hoạch xây dựng và hoàn thiện CSVS, trang thiết bị 53.9 46.1 0 0 15.4 32.1 52.5 0 Tổ chức việc bảo quản và khai thác có hiệu quả CSVC, TTB dạy học 37.2 62.8 0 0 25.6 35.9 38.5 0 Đảm bảo số lƣợng và chất lƣợng các phòng học, phòng chức năng phục vụ dạy học 72.8 27.2 0 0 20.4 34.5 45.1 0 Đẩy mạnh XHH giáo dục để tăng cƣờng phục vụ dạy 02 buổi/ ngày 56.4 43.6 0 0 10.3 22.1 67.6 0 Đánh giá chung 53.90 44.93 0.00 0.00 17.93 31.15 50.93 0.00
Thực trạng khảo sát cũng cho thấy công tác quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị hoạt động dạy học chƣa thật sự mang lại hiệu quả cao; Thực hiện công tác xã hội hóa để bổ sung cơ sở vật chất chỉ tập trung ở mức trung bình (67.6%). Để có đƣợc các điều kiện căn bản đáp ứng dạy học hiện nay, ngoài sự đầu tƣ tài chính của Nhà nƣớc, sự năng động sáng tạo trong huy động các nguồn lực của cán bộ quản lý, còn rất cần đến năng lực xã hội hóa của Hiệu trƣởng và đội ngũ giáo viên nhà trƣờng.
2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy học 2 buổi/ngày ở các trƣờng Tiểu học huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dƣơng các trƣờng Tiểu học huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dƣơng
2.5.1. Ưu điểm
động dạy học 2 buổi/ngày dựa trên phẩm chất, năng lực quản lý và kinh nghiệm thực tiễn công tác quản lý của từng đơn vị. Đa số Hiệu trƣởng quan tâm công tác bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên; củng cố và đảm bảo số lƣợng, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng, cải thiện đáng kể môi trƣờng giáo dục, các điều kiện đảm bảo chất lƣợng dạy học không ngừng đƣợc tăng cƣờng. Công tác xã hội hóa giáo dục của nhiều đơn vị đƣợc đẩy mạnh, phát huy hiệu quả các nguồn lực từ xã hội để hỗ trợ cơ sở vật chất và các điều kiện cho học sinh học tập và sinh hoạt tại trƣờng đã góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả, chất lƣợng dạy học và chất lƣợng giáo dục.
2.5.2. Hạn chế
Công tác quản lý hoạt động dạy học 2 buổi/ngày chƣa tạo sự khác biệt về chất lƣợng và hiệu quả giáo dục, có sự chênh lệch khá lớn giữa các trƣờng, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của huyện. Trong công tác quản lí hoạt động dạy học 2 buổi/ngày, các Hiệu trƣởng dựa theo kinh nghiệm một cách máy móc, rập khuôn, thiếu tính sáng tạo, khoa học, thực tiễn dẫn đến hiệu quả chƣa cao, chƣa toàn diện.
Chƣơng trình, nội dung dạy học 2 buổi/ngày chƣa tự chủ xây dựng kế hoạch và chƣơng trình dạy học buổi 2 theo định hƣớng phát triển phẩm chất và năng ngƣời học và nhu cầu học sinh. Kiểm tra, đánh giá học sinh chƣa toàn diện, chƣa sát với hoạt động học tập và rèn luyện cả ngày tại trƣờng của học sinh bán trú. Môi trƣờng học tập có nhiều chuyển biến nhƣng cần tăng cƣờng và phát huy thêm. Cơ sở vật chất, các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học 2 buổi/ngày cần thực hiện xã hội hóa để chuẩn hóa theo nhu cầu dạy học tiến tiến. Việc phân công giáo viên, sắp xếp đội ngũ còn phụ thuộc vào cảm tính, bố trí theo thói quen, chƣa đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày. Rất nhiều điều kiện đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi / ngày ở mức dƣới trung bình. (Phụ lục 4: Biểu đồ 2.1. Mức độ hài lòng về hoạt động dạy học 2 buổi/ ngày)
2.5.3. Nguyên nhân hạn chế
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế trên nhƣ: Công tác quản lí hoạt động dạy học chƣa chú trọng phát huy hết ƣu điểm, lợi thế của dạy học 2 buổi/ngày mang lại cho học sinh, chƣa tạo sự đổi mới về chất lƣợng dạy học có chiều sâu.
Một số Hiệu trƣởng thực hiện các biện pháp quản lí chƣa khoa học, thực hiện chƣa đồng bộ, công tác tham mƣu với các cấp quản lí chƣa tích cực, việc huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục chƣa cao.
Chƣa chú trọng việc xây dựng kế hoạch, nội dung, chƣơng trình các môn học ngoài chính khoá cho từng học kỳ, cho cả năm học. Điều kiện cơ sở vật chất chƣa đáp ứng tốt nhu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy học, hình thức dạy học. Các thiết bị dạy học chƣa đảm bảo đủ nhu cầu sử dụng dạy học của giáo viên và đáp ứng sự phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ thông tin.
Một số phụ huynh học sinh có tƣ tƣởng khoán trắng cho giáo viên, nhà trƣờng. Hiệu quả công tác phối hợp giữa nhà trƣờng và phụ huynh trong việc theo dõi, kiểm tra các hoạt động dạy học 2 buổi/ngày chƣa mang lại hiệu quả.
Trong quá trình quản lí nói chung, quản lý hoạt động dạy học nói riêng, một số Hiệu trƣởng vẫn còn biểu hiện quan liêu, mệnh lệnh, không nắm bắt đƣợc tâm tƣ, nguyện vọng của đội ngũ giáo viên. Vì thế, chƣa xây dựng, tập hợp đƣợc sức mạnh đoàn kết của tập thể sƣ phạm, thiếu sự nỗ lực cống hiến hết mình của đội ngũ giáo viên cho sự nghiệp giáo dục.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Trên cơ sở khảo sát, phân tích thực trạng công tác quản lí hoạt động dạy học 2 buổi/ngày ở các trƣờng Tiểu học huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dƣơng cho thấy: công tác quản lí của một số hiệu trƣởng nặng tính chủ quan, dựa trên kinh nghiệm quản lí, thiếu cơ sở lý luận khoa học, chƣa mạnh dạn đổi mới, thậm chí ngại đổi mới, thiếu linh hoạt, sáng tạo nên hiệu quả chƣa cao; chƣa chú trọng đến việc xây dựng kế hoạch, nội dung, chƣơng trình phù hợp với điều kiện đơn vị để phát huy thế mạnh dạy học 2 buổi/ngày. Trên một tƣơng quan khác, các hiệu trƣởng chƣa quan tâm nhiều đến quản lí hoạt động dạy học, hoặc quản lí thiếu khoa học, còn xem nhẹ các tiết dạy buổi thứ 2, dẫn đến hiệu quả còn thấp.
Kết quả khảo sát trên đây là cơ sở quan trọng để nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động dạy học 2 buổi/ngày các trƣờng tiểu học huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dƣơng ở chƣơng tiếp theo.
CHƢƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 2 BUỔI/NGÀY Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÀU BÀNG,
TỈNH BÌNH DƢƠNG
3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính quy phạm pháp luật
Quản lý hoạt động dạy học 2 buổi/ngày ở các trƣờng tiểu học đƣợc tổ chức dựa trên việc thực hiện Chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc và của ngành GD&ĐT đƣợc quy định cụ thể và làm căn cứ thực hiện nhƣ:
- Thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ƣơng Khóa XI, “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” với quan điểm là: đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt nam theo hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế giáo dục và đào tạo, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, kỹ năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục…. Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp dạy học..
- Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 về đổi mới chƣơng trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
- Ngày 27 tháng 3 năm 2015, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chƣơng trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Theo đó, Thông tƣ 32/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 ban hành chƣơng trình giáo dục phổ thông.
Ngoài ra, định hƣớng hoạt động dạy học 2 buổi/ngày ở các trƣờng tiểu học huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dƣơng cũng đƣợc cụ thể hóa việc thực hiện các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nƣớc và Ngành, theo đó, Huyện ủy huyện Bàu Bàng ban hành Chƣơng trình số 15-CTr/HU ngày 27-5-2016 về “Nâng cao chất lƣợng giáo dục giai đoạn 2015 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Hội đồng Nhân dân huyện, trên cơ sở Đề án phát triển GD&ĐT huyện Bàu Bàng, đã ban hành Nghị quyết số 84/HĐND ngày 28/12/2014 về Quy hoạch phát triển Giáo dục và Đào tạo huyện Bàu Bàng giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến 2030.
Bên cạnh đó là các văn bản Hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học đối với cấp tiểu học của Phòng GD&ĐT huyện Bàu Bàng từ năm học 2016 - 2017 đến năm học 2020 - 2021; Văn bản hƣớng dẫn về tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, tổ chức bán trú ở các đơn vị trƣờng học là các căn cứ pháp lý cơ bản,
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thi
Các biện pháp đề xuất phải đƣợc thực hiện đúng với đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc. Đồng thời, phù hợp với thực tiễn về văn hoá, kinh tế - xã hội nói chung và GD&ĐT của địa phƣơng nói riêng.
Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học 2 buổi/ngày phải phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội, phù hợp với điều kiện nguồn nhân lực, vật lực, tài lực của địa phƣơng, của nhà trƣờng. Hơn nữa, các biện pháp đề xuất cần đảm bảo tính dân chủ, thống nhất cao trong tập thể sƣ phạm, phát huy khả năng sáng tạo của mỗi cán bộ quản lý, giáo viên, phát huy nội lực của tập thể, tạo động lực phát triển nhà trƣờng.
Biện pháp đƣợc đề xuất đảm bảo tính khả thi, có khả năng áp dụng vào thực tiễn quản lý hoạt động dạy học 2 buổi/ngày ở các trƣờng Tiểu học; đƣợc các cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên trong ngành vận dụng vào công việc dạy học 2 buổi/ngày đạt hiệu quả cao.
Các biện pháp tổ chức thực hiện cần có luận cứ khoa học và có những minh chứng cụ thể để thuyết phục đƣợc ngƣời áp dụng. Các phƣơng pháp trình bày phải hợp lý, có quan hệ chặt chẽ giữa các vấn đề đƣợc nêu, đƣợc sử dụng các phƣơng pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát đƣợc mục tiêu, vấn đề nêu ra; phù hợp với quy luật, với xu thế chung, có tính khả thi cao.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ
Yêu cầu tính thống nhất của các biện pháp phải xuất phát từ bản chất của quá trình quản lý. Trong đó, tập trung vào việc lập kế hoạch, chỉ đạo hoạt động dạy học của giáo viên, hoạt động của học sinh, các hoạt động giáo dục khác trong nhà trƣờng. Các hoạt động này phải tạo đƣợc mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm tạo ra nền nếp, kỷ cƣơng, có sự phối hợp với các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng, tạo môi trƣờng giáo dục toàn diện để nâng cao chất lƣợng và hiệu quả giáo dục.
Đảm bảo tính thống nhất của các biện pháp là đảm bảo vận dụng đồng loạt các biện pháp với nhau; có nhƣ vậy mới tạo đƣợc sức mạnh tổng hợp, sức mạnh tƣơng tác mà từng biện pháp riêng lẻ không thể thực hiện đƣợc. Chỉ khi thực hiện đồng bộ các biện pháp mới phát huy thế mạnh của từng biện pháp trong việc nâng cao chất lƣợng dạy học 02 buổi/ ngày ở tiểu học.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
Các biện pháp đƣợc xây dựng phải đảm bảo tính hệ thống, có sự gắn bó chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy nhau. Có biện pháp tạo điều kiện, là cơ sở để thực hiện các biện pháp khác; Có biện pháp chỉ đƣợc thực hiện khi và chỉ khi đảm bảo đầy đủ nhiều yếu tố, biện pháp quản lý hợp thành; có biện pháp tạo thành động lực, có tính đột phá trong hiệu quả quản lý. Để nâng cao chất lƣợng hiệu quả hoạt động dạy học 2 buổi/ngày ở các trƣờng Tiểu học, cần triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp và có lộ trình cho từng mục tiêu, những biện pháp cụ thể, có nhƣ vậy, mới tạo nên hiệu quả bền vững, lâu dài.
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
Các biện pháp đề xuất phải đem lại kết quả cụ thể, có thể đánh giá đƣợc bằng định tính, hoặc định lƣợng; thể hiện sự tiến bộ rõ nét về hiệu quả đƣợc nâng cao trong công tác quản lý hoạt động dạy học và giáo dục 2 buổi/ngày, đồng thời, đạt đƣợc hiệu quả cao nhất so với nguồn lực đầu tƣ ít tốn kém nhất và trong một khoảng thời gian nhất định.
Hiệu quả của các biện pháp là giải quyết tốt những tồn tại yếu kém, bất cập trong thực tế công tác và phát huy hiệu quả, có cải tiến, đổi mới những biện pháp quản lý đang thực hiện, tập trung huy động tối đa các nguồn lực tham gia vào việc nâng cao hiệu quả, chất lƣợng trong công tác quản lý hoạt động dạy học 2 buổi/ngày ở các