Xã hội hóa giáo dụ cở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở

Một phần của tài liệu ÐẠI học HUẾ (Trang 25)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3. Xã hội hóa giáo dụ cở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở

cơ sở

1.3.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về xã hội hóa giáo dục

Xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới. Đại hội VIII nêu rõ: “Các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã hội hóa. Nhà nước giữ vai trị nịng cốt đồng thời động viên mỗi người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức trong xã hội, các cá nhân và tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết những vấn đề xã hội”. Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng, ngày 21/8/1997, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 90/CP về phương hướng và chủ trương XHH các hoạt động giáo dục, y tế và văn hóa. Theo đó, XHH được hiểu là:

Vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội

Xây dựng cộng đồng trách nhiệm tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận, các đồn thể, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và của người dân đối với việc tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế, xã hội lành mạnh và thuận lợi cho các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá.

Mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội.

Theo Nghị định 90, nội dung xã hơi hóa giáo dục bao gồm: Tạo ra phong trào học tập sâu rộng trong tồn xã hội theo nhiều hình thức; vận động tồn dân chăm sóc thế hệ trẻ, tạo mơi trường giáo dục lành mạnh, phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục trong nhà trường với giáo dục ở gia đình và giáo dục ngồi xã hội; tăng cường trách nhiệm của cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đồn thể quần chúng, các doanh nghiệp... Đối với sự nghiệp giáo dục; nâng cao ý thức trách nhiệm và sự tham gia của toàn dân đối với giáo dục ...

Tiếp tục chủ trương Đại hội VIII đề ra, Nghị quyết Đại hội IX của Đảng khẳng định: “Các chính sách xã hội được tiến hành theo tinh thần xã hội hóa, đề cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, huy động các nguồn lực trong nhân dân và sự tham gia của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội”.

Các Đại hội X, XI của Đảng khẳng định tiếp tục đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa, huy động nguồn lực vật chất và trí tuệ của xã hội tham gia chăm lo sự nghiệp giáo dục. Phối hợp chặt chẽ giữa ngành giáo dục với các ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội trên cả ba phương diện: động viên các nguồn lực trong xã hội; phát huy vai trò giám sát của cộng đồng; khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện để người dân được học tập suốt đời...

Tại Đại hội XI, Nghị quyết 29 về Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đề ra phương hướng: “Đẩy mạnh xã hội hóa, trước hết đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học… Đối với các ngành đào tạo có khả năng xã hội hóa cao, ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số và khuyến khích

tài năng”. Như vậy, xã hội hóa giáo dục đã xác định được trọng tâm là bậc giáo dục đại học và dạy nghề, hai cấp học quan trọng quyết định trình độ, chất lượng nguồn nhân lực nước ta.

Đại hội XII của Đảng nhận định GD&ĐT trong thời gian qua đã đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận, trong đó “xã hội hóa giáo dục, đào tạo được đẩy mạnh.... Triển khai thực hiện chủ trương của Đảng về xã hội hóa giáo dụcthời gian qua đã đạt nhiều kết quả:

Tạo hành lang pháp lý thuận lợi, ưu đãi, khuyến khích đầu tư phát triển giáo dục. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, mơi trường; Nghị định số 59/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Theo đó, nhà đầu tư được hưởng nhiều chính sách ưu đãi trong giao đất, cho thuê đất; hỗ trợ kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng; hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp…

Thu hút đầu tư nước ngoài được chú trọng. Hoạt động đầu tư phát triển GD&ĐT được thực hiện theo nhiều hình thức, như cơng nhận văn bằng, thành lập cơ sở giáo dục, đào tạo theo hình thức liên doanh hoặc theo hình thức 100% vốn nước ngồi để thực hiện các hoạt động giáo dục cho người nước ngoài hiện đang cơng tác có thời hạn tại Việt Nam; giáo dục bậc phổ thơng trung học cho người nước ngồi và người Việt Nam... Nhờ đó, nhiều lĩnh vực và nhiều đối tượng thụ hưởng giáo dục ở nước ta có cơ hội tiếp cận với dịch vụ giáo dục chất lượng cao.

Hệ thống giáo dục quốc dân được đa dạng hóa, từng bước xây dựng được xã hội học tập. Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề và giáo dục đại học ngồi cơng lập trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả, phát triển loại hình trường, lớp chất lượng cao đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. Tính đến hết năm học 2014 - 2015, tổng số các cơ sở giáo dục là 43.874 trường, trong đó có: 41.248 trường cơng lập (94%), 2.626 trường ngồi cơng lập (6%); cả nước có gần 21 triệu học sinh, sinh viên, trong đó các trường ngồi cơng lập chiếm 6,4%. Mơ hình trường chất lượng cao, trường quốc tế thời gian qua cũng đã phát triển mạnh mẽ, đóng vai trị quan trọng trong việc tạo môi trường học tập tốt cho con em người nước ngoài, người Việt Nam. Bên cạnh nguồn vốn ngân sách Trung ương đầu tư thực hiện Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà cơng vụ giáo viên, ngân sách địa phương đã huy động 6.720 tỷ đồng; các nhà tài trợ, cộng đồng dân cư trong cả nước đã đóng góp 721 tỷ đồng, đạt 70,67% kế hoạch giai đoạn 2008-2012. Chính phủ đã phê duyệt đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010 và tiếp tục phê duyệt đề án xây dựng xã hội học tập đến 2020... [59].

Đảng và nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để quản lý, điều hành và hướng dẫn cơng tác xã hội hóa giáo dục. Để cơng tác xã hội hóa giáo dục đạt hiệu quả, sử dụng các nguồn thu, các khoản thu đúng mục đích, chủ trương; các nhà trường

cần tuyên truyền cho phụ huynh hiểu rõ và nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục và xã hội hóa giáo dục. Phải thực hiện nghiêm theo các văn bản chỉ đạo của Sở Giáo dục & Đào tạo, Bộ Giáo dục & Đào tạo về các khoản thu - chi trong trường học, tránh lạm thu, phải đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch, trong đó phụ huynh được bàn, được làm và được kiểm tra, đồng thuận triển khai trong mọi hoạt động trường lớp tại đơn vị địa phương. Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 04/6/2019 của Chính phủ về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2025 xác định: Các nguồn lực xã hội là rất quan trọng, cần được thu hút để chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng chi phí tồn xã hội đầu tư cho phát triển Giáo dục & Đào tạo; việc huy động các nguồn lực của xã hội cho Giáo dục & Đào tạo là nguồn bổ sung quan trọng cho ngân sách nhà nước… Xã hội hóa giáo dục và đào tạo cần được coi là một chỉ tiêu trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. [3]

1.3.2. Trường PTDTBT THCS

Theo quy định tại Điều 3, Điều 6, Điều 16, Điều 17 Thông tư 24/2010/TT- BGDĐT ngày 02/8/2010 của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Thông tư số 30/2015/TT- BGDĐT ngày 11/12/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú ban hành kèm theo Thông tư 24/2010/TT-BGDĐT ngày 02/8/2010 của Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định một số nội dung sau:

Vị trí, vai trị TrườngPTDTBT THCS

Trường phổ thông dân tộc bán trú là trường chuyên biệt, được Nhà nước thành lập cho con em các dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này. Trường phổ thơng dân tộc bán trú có số lượng học sinh bán trú theo quy định.

Nhiệm vụ của trường phổ thông dân tộc bán trú

Trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) thực hiện các nhiệm vụ quy định hiện hành tại Điều lệ trường phổ thông và các nhiệm vụ như tổ chức xét duyệt học sinh bán trú; Tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù phù hợp; Tổ chức ni dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú; Thực hiện chế độ chính sách theo quy định tại Điều 6 của Quy chế này; Thực hiện xã hội hóa để phục vụ các hoạt động giáo dục của trường PTDTBT [5]

Chính sách đối với trường phổ thơng dân tộc bán trú

Trường phổ thông dân tộc bán trú được hưởng chính sách như đối với trường tiểu học, trường trung học cơ sở và trường phổ thơng có nhiều cấp học cơng lập, ngồi ra cịn được Nhà nước hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị để đảm bảo việc chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục học sinh bán trú theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này.

quản lý giáo dục cơng tác ở trường chun biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Ngoài định mức biên chế sự nghiệp giáo dục ở các trường chuyên biệt công lập, trường PTDTBT được hợp đồng thêm nhân viên làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, bảo vệ theo hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ.... Nhân viên và học sinh bán trú được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước [4]

Hoạt động dạy và học

Trường phổ thông dân tộc bán trú tổ chức hoạt động dạy và học theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường phổ thông. Nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày cho học sinh. Hoạt động dạy và học phải phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý học sinh dân tộc thiểu số [5]

Hoạt động giáo dục, lao động, văn hóa thể thao và tổ chức ni dưỡng

Giáo dục tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc, kỹ năng sống, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường cho học sinh; giáo dục lao động của trường phổ thông dân tộc bán trú bao gồm lao động cơng ích và lao động sản xuất để cải thiện điều kiện ăn, ở, học tập của học sinh; hoạt động văn hóa, thể thao bao gồm sinh hoạt văn nghệ, thể dục thể thao; tham quan, lễ hội, tết dân tộc, giao lưu văn hóa khác nhằm góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc, xoá bỏ các tập tục lạc hậu; tổ chức nấu ăn tập thể cho học sinh bán trú đảm bảo vệ sinh, an tồn thực phẩm; chăm sóc sức khỏe cho học sinh bán trú [4]

Yều cầu trong quản lý giáo dục đó là Hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên trường PTDTBT thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều lệ trường phổ thông như nắm vững chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, có hiểu biết về phong tục, tập quán các dân tộc thiểu số và đặc điểm tâm lý học sinh dân tộc của địa phương; biết sử dụng ít nhất một tiếng dân tộc thiểu số ở địa phương để giao tiếp với học sinh và cộng động; vận dụng phương pháp dạy học phù hợp đối tượng học sinh dân tộc; tham gia quản lý, giáo dục học sinh ngoài giờ lên lớp... Để nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi ngoài việc đáp ứng tốt các yêu cầu bảo đảm việc dạy và học như các trường phổ thơng bình thường cịn phải đáp ứng được các điều kiện giáo dục phù hợp với thực tiễn vùng miền; tạo được động lực học tập cho học sinh và tạo niềm tin tuyệt đối của đồng bào các dân tộc thiểu số vào thầy cô giáo và nhà trường để thu hút học sinh đến trường...

1.3.3. Nội dung xã hội hóa giáo dục ở trường PTDTBT THCS

1.3.3.1. Giáo dục hóa xã hội

Giáo dục hóa xã hội là con đường quan trọng để thực hiện dân chủ hoá giáo dục, làm cho hệ thống giáo dục từ một thiết chế hành chính thành một thiết chế giáo dục của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, đồng thời xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

điều kiện cho tư nhân đầu tư vào giáo dục đã góp phần đưa giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngồi cơng lập trong những năm qua đạt được những kết quả nhất định. Tỷ lệ huy động trẻ, học sinh trong độ tuổi ra lớp được nâng lên, phổ cập giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển loại hình trường, lớp, chương trình chất lượng cao đáp ứng nhu cầu học tập của người dân, giảm gánh nặng cho ngân sách…

Tuy nhiên, ở nhiều nơi, nhận thức về giáo dục hóa xã hội chưa đầy đủ và đúng ý nghĩa của các chính sách, chưa thực sự thống nhất, đồng thuận trong các cấp quản lý và các tầng lớp nhân dân. Vẫn còn tư duy bao cấp và tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào ngân sách Nhà nước. Các bộ, ngành, cơ sở giáo dục chưa có ý thức về việc vận động, huy động nguồn lực để phát triển giáo dục. Cách làm và thực hiện chính sách chưa làm cho nhà đầu tư tin tưởng vào việc sử dụng hiệu quả nguồn lực huy động từ công tác xã hội hóa. Người dân chưa hiểu rõ quy trình, trình tự thủ tục về huy động giáo dục hóa xã hội, các cơ quan quản lý Nhà nước chưa triển khai, hướng dẫn và giám sát việc thực thi các chính sách. Cịn thiếu các chính sách ưu đãi chun biệt dành cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực Giáo dục & Đào tạo...

Khi ngân sách nhà nước còn hạn chế, việc huy động các nguồn lực xã hội một cách tự nguyện để đầu tư nâng cao điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục là chính đáng và hết sức cần thiết. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy một số cấp ngành các địa phương chưa hiểu đúng và làm đúng pháp luật về giáo dục hóa xã hội trong giáo dục, một số địa phương, đặc biệt người đứng đầu các cơ sở giáo dục đã thực hiện chưa đúng quy định, dẫn đến tình trạng lợi dụng hội phụ huynh học sinh, tình trạng áp đặt, cào bằng để thu tiền từ các địa phương, gây áp lực, bức xúc cho người nộp, dù tinh thần thu là tự nguyện.

Hoạt động giáo dục hóa xã hội tại Trường PTDTBT được triển khai một số nội dung đặc thù sau:

Tổ chức ăn ở, sinh hoạt cho học sinh bán trú (HSBT)

Các trường phổ thông dân tộc bán trú đều tổ chức cho HSBT ăn, ở và sinh hoạt tập trung tại trường, một số ít trường do cơ sở vật chất còn hạn chế nên bố trí cho HSBT ở nhờ nhà dân ở xung quanh trường. Mọi hoạt động liên quan đến sinh hoạt của HSBT đều do nhà trường quản lý. Công tác tổ chức ăn ở, sinh hoạt cho HSBT đã được các nhà trường thực hiện theo các phương châm như nhà ở tập trung, ăn tập trung và quản lý tập trung); “sáu hơn ở nhà” (ăn ngon hơn, vui hơn, an toàn hơn, lao động tốt

Một phần của tài liệu ÐẠI học HUẾ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)