Phát huy vai trò của hội cha mẹ học sinh trong công tác xã hội hóa giáo

Một phần của tài liệu ÐẠI học HUẾ (Trang 79 - 81)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Phát huy vai trò của hội cha mẹ học sinh trong công tác xã hội hóa giáo

địa bàn huyện.

Hội đồng nhân dân các cấp quan tâm phân bổ ngân sách nhà nước không thấp hơn 30% trong tổng chi ngân sách nhà nước của huyện, tỉnh. Tăng cường và đa dạng hóa loại trường lớp, huy động các nguồn lực ngoài ngân sách của nhà nước; đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế, nhằm thu hút đầu tư để tăng nguồn lực cho Giáo dục & Đào tạo; triển khai thực hiện chế độ học phí mới và các chính sách xã hội khuyến khích học tập.

Thực hiện biện pháp này là tiền đề để xác định đến 2025, việc huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo phải tạo bước chuyển biến rõ rệt, thực chất trong thu hút, sử dụng và quản lý các nguồn lực của các cá nhân, tổ chức ở trong và ngoài nước đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0, phù hợp với một huyện miền núi và hội nhập quốc tế.

Nam Trà My, phấn đấu đến năm 2025 các trường trung học cơ sở trong toàn huyện được trang bị cơ bản đủ về cơ sở vật chất, 95% số trường đạt tiêu chuẩn trường chuẩn Quốc gia, có đủ phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại để thực hiện hoạt động dạy học một cách tốt nhất, góp phần thực hiện chủ trương chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa giáo dục….

3.2.3. Phát huy vai trò của hội cha mẹ học sinh trong công tác xã hội hóa giáo dục dục

Mục đích:

Tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường với phụ huynh học sinh, nêu cao vai trò của hội cha mẹ học sinh trong công tác xã hội hóa giáo dục để đề xuất các ý tưởng, cách làm hay cho Ban giám hiệu nhà trường, cơ quan có thẩm quyền xây dựng cơ chế chính sách trong công tác xã hội hóa giáo dục tại các địa phương trên địa bàn huyện.

Nội dung:

Thường xuyên tổ chức giao ban giữa Ban giám hiệu nhà trường với Hội cha mẹ học sinh về học tập, rèn luyện của các em học sinh và triển khai các nội dung liên quan đến công tác xã hội hoá giáo dục.

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, Hội cha mẹ học sinh, các Tổ chuyên môn để thu hút nguồn lực, kêu gọi sự hỗ trợ ủng hộ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong công tác xã hội hoá giáo dục.

Cách thức thực hiện:

Chính quyền địa phương các cấp, cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên thực thi nhiệm vụ phải ghi nhận, tiếp thu ý kiến của phụ huynh học sinh, lắng nghe những mặt tồn tại và cố gắng khắc phục.

Ban giám hiệu nhà trường, từ lãnh đạo cho đến cán bộ, giáo viên, nhân viên đều xác định nhiệm vụ của mình để phấn đấu và đạt hiệu quả công việc ngày càng cao, quan tâm đến chất lượng giáo dục, tạo môi trường sư phạm đoàn kết, than thiện,

thường xuyên tự bồi dưỡng, rèn luyện để làm tốt vai trò đầu mối của mình trong môi trường xã hội địa phương.

Hiệu trưởng các trường phải gương mẫu luôn là tấm gương sáng, nói đi đôi với làm, có uy tín, có năng lực là yếu tố thúc đẩy thường xuyên cho sự tham gia của cộng đồng trong công tác xã hội hoá giáo dục. Đáp ứng được tiêu chuẩn theo quy định, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và quản lý công tác xã hội hóa giáo dục tại các địa phương.

Mỗi thầy giáo, cô giáo phải tạo sự uy tín cho mình bằng chất lượng giáo dục, tạo cho các em học sinh có một môi trường học tập tốt, hoạt động ngoài giờ, dã ngoại với tinh thần thoải mái, say mê học tập, rèn luyện nhân cách, đạo đức lối sống, thích đến trường, thích được học hỏi, tham gia tích cực các phong trào trong nhà trường, lớp học, công tác xã hội hóa giáo dục.

Mỗi viên chức, giáo viên phải coi học sinh như chính con đẻ của mình, yêu thương, giảng dạy, bảo ban bằng cả tâm lòng và trách nhiệm để các bậc phụ huynh tin tưởng, đồng thuận.

Nhà trường phải xác định phụ huynh học sinh sẵn sàng đóng góp công sức và tài chính trên cơ sở các em học sinh được học hành, vui chơi, học tập tốt, tham gia các phong trào xã hội, phong trào thi đua và tích cực tham gia công tác xã hội hóa giáo dục đúng với mục tiêu giáo dục, đúng nội dung hoạt động gắn với giáo dục đào tạo bậc phổ thông dân tộc Bán trú trung học cơ sở trên địa bàn huyện.

Hàng năm, nhà trường tổ chức họp phụ huynh học sinh, đề nghị phụ huynh chọn lựa được Ban đại diện cha mẹ học sinh của các lớp là những người có uy tín có thể chung tay cùng xây dựng nhà trường, là những người phối kết hợp tốt nhất trong việc thực hiện thông tin hai chiều giữa gia đình và nhà trường để cùng thực hiện mục tiêu của giáo dục phổ thông.

Thường xuyên trao đổi bàn bạc với Ban đại diện cha mẹ phụ huynh học sinh về vấn đề cấp bách, cần thiết trong hoạt động giáo dục, các khoản thực hiện đóng góp, các nội dung liên quan đến công tác xã hội hóa, quán triệt các bộ phận chuyên môn trong nhà trường khi thực hiện thu chi tài chính, đảm bảo công khai, minh bạch, đúng nguyên tắc tài chính và quản lý ngân sách nhà nước tại đơn vị. Qua đó, lấy ý kiến và sự thống nhất với Ban đại diện cha mẹ phụ huynh học sinh về khác khoản đóng góp tự nguyện phục vụ cho học tập, hoạt động phong trào, kiện toàn giáo dục bậc trung học cơ sở tại trường được đảm bảo đầy đủ, nhà trường đề xuất Phòng giáo dục, khi đã được cấp trên có thẩm quyền phê duyệt, Ban đại diện cha mẹ học sinh triển khai tới toàn thể phụ huynh toàn trường.

Ban giám hiệu nhà trường thực hiện kêu gọi toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường cũng như các cơ quan, đơn vị, tổ chức đóng trên địa bàn tích cực tham gia công tác xã hội hóa giáo dục và quản lý công tác xã hội hóa giáo dục tại các địa phương huyện Nam Trà My.

Thực hiện hiệu quả biện pháp này góp phần tăng cường sự kết hợp giữa phụ huynh học sinh và nhà trường, gia đình và xã hội. Qua đó phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm, tạo uy tín cao đối với phụ huynh học sinh là điều kiện tốt để phụ huynh đóng góp và tham gia xây dựng nhà trường. Nhà trường xây dựng quy chế hoạt động giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh thông qua các buổi họp, sinh hoạt, họp Hội đồng nhà trường.

Tìm hiểu nguyện vọng của phụ huynh, chia sẻ với họ về sự phát triển tâm sinh lý của học sinh tuổi mới lớn để phụ huynh cùng phối hợp theo dõi, giúp đỡ tạo điều kiện cho các em học tập tốt. Đưa ra những biện pháp cụ thể đề nghị gia đình và nhà trường cùng thực hiện đồng bộ để giúp các em phát triển một cách toàn diện, bảo đảm đạt chất lượng về học lực, hạnh kiểm của các em trong từng năm học.

Một phần của tài liệu ÐẠI học HUẾ (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)