Quản lý cộng đồng hóa trách nhiệm trong giáo dục tại trường PTDTBT

Một phần của tài liệu ÐẠI học HUẾ (Trang 56 - 59)

7. Cấu trúc của luận văn

2.4 Thực trạng quản lý cơng tác xã hội hóa giáo dụ cở các trường phổ thông dân tộc

2.4.2. Quản lý cộng đồng hóa trách nhiệm trong giáo dục tại trường PTDTBT

THCS

Kết quả thành công trong công tác xã hội hoá giáo dục là nhờ sự quản lý cộng đồng hóa trách nhiệm của các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở các địa phương luôn coi trọng chăm lo đội ngũ có năng lực, yêu nghề, chú trọng nâng dần chất lượng mọi mặt của học sinh. Chính điều này tạo sự thuyết phục lớn trong cơng tác xã hội hố giáo dục. Muốn làm tốt cơng tác xã hội hoá giáo dục trước hết về nhận thức của Hiệu trưởng và đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường phải hiểu thấu đáo vai trị của mình trong cơng tác giáo dục từ đó làm cho dân hiểu, dân tin và tín nhiệm bằng những việc làm cụ thể của mình.

Cùng với đó, tranh thủ sự ủng hộ của cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương, đẩy mạnh cơng tác tun truyền tới các đối tượng phụ huynh và nhân dân về quyền lợi và trách nhiệm chăm lo dạy dỗ, giáo dục học sinh, làm cho phụ huynh và nhân dân thấy được sự cố gắng của nhà trường, chia sẻ khó khăn với nhà trường từ đó có sự phối kết hợp cùng nhà trường xây dựng cơ sở vật chất, chăm lo giáo dục. Khơng chỉ nhìn vào những việc làm trước mắt, mà cần phải có kế hoạch dự báo bước phát triển trong tương lai trên cơ sở nhu cầu của xã hội, từ đó xây dựng kế hoạch dài hạn và kế hoạch ngắn hạn cho từng phần việc cụ thể, chi tiết.

Để hiểu rõ hơn về thực trạng Quản lý cộng đồng hóa trách nhiệm trong trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở, tôi đã khảo sát 100 CBQL, GV, PHHS và thu được kết quả như bảng 2.8 dưới đây:

Bảng 2.8. Quản lý cộng đồng hóa trách nhiệm trong giáo dục tại trường PTDTBT THCS

TT

Nội dung

Mức độ thường xuyên Đánh giá Rất thường xuyên (3đ) Thường xuyên (2đ) Không thường xuyên (1đ) ĐTB Thứ bậc

1 Tạo điều kiện cho mọi học sinh được đến trường

51 42 7 2,41 1

2 Nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành

46 44 10 2,36 2

3 Sự phối hợp của gia đình, nhà trường, xã hội

43 45 12 2,31 3

4 Nâng cao nhận thức của phụ huynh, mọi người dân

39 47 14 2,25 4

Qua bảng khảo 2.8, cho thấy thực trạng Quản lý cộng đồng hóa trách nhiệm trong trường PTDTBT THCS như sau:

PHHS được hỏi đánh giá ở mức độ rất thường xuyên, có 42 CBQL, GV, PHHS được hỏi đánh giá ở mức độ thường xun, số cịn lại là khơng thường xuyên; điểm trung bình là 2,41 và xếp thứ bậc 1.

Nội dung nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành có 46 CBQL, GV, PHHS được hỏi đánh giá ở mức độ rất thường xuyên, có 44 CBQL, GV, PHHS được hỏi đánh giá ở mức độ thường xuyên, số còn lại là khơng thường xun; điểm trung bình là 2,36 và xếp thứ bậc 2.

Nội dung sự phối hợp của gia đình, nhà trường, xã hội có 43 CBQL, GV, PHHS được hỏi đánh giá ở mức độ rất thường xuyên, có 45 CBQL, GV, PHHS được hỏi đánh giá ở mức độ thường xun, số cịn lại là khơng thường xun; điểm trung bình là 2,31 và xếp thứ bậc 3.

Nội dung nâng cao nhận thức của phụ huynh, mọi người dân có 39 CBQL, GV, PHHS được hỏi đánh giá ở mức độ rất thường xuyên, có 47 CBQL, GV, PHHS được hỏi đánh giá ở mức độ thường xuyên, số cịn lại là khơng thường xun; điểm trung bình là 2,25 và xếp thứ bậc 4.

Kết quả khảo sát trên cho thấy Quản lý cộng đồng hóa trách nhiệm trong trường phổ thơng dân tộc bán trú trung học cơ sở được đánh giá cao. Nội dung được đánh giá thấp “Nâng cao nhận thức của phụ huynh, mọi người dân”, thiết nghĩ các cấp chính quyền cần tiếp tục xây dựng các nội dung tuyên truyền phù hợp, thường xuyên quán triệt, nêu cao ý nghĩa, vai trò quan trọng của cơng tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn huyện.

Để kế hoạch được thực hiện tốt cần phải coi trọng dân chủ thảo luận, tạo sự đồng thuận cao trước hết trong nhà trường sau đó đưa ra thảo luận cùng Ban đại diện cha mẹ học sinh sau đó thống nhất trong Hội nghị phụ huynh học sinh toàn trường. Xây dựng được quy chế phối hợp giữa Hội đồng giáo dục nhà trường với Hội cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội triển khai kịp thời các Văn bản, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân….

Thành công của công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường đó cịn là việc tranh thủ thế mạnh của từng phụ huynh theo phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”; Củng cố nâng cao vai trò của hội cha mẹ học sinh. Hội cha mẹ học sinh trực tiếp tham gia điều hành các hoạt động cùng nhà trường nhất là trong việc quản lý sử dụng các nguồn vốn xây dựng các cơng trình, giám sát kiểm tra chặt chẽ quỹ ủng hộ, cơng khai tài chính và quyết tốn cụ thể của mỗi cơng trình, thơng báo trong cuộc họp phụ huynh toàn trường của từng năm học.

Đến với các xã vùng cao huyện Nam Trà My hôm nay mọi người sẽ cảm nhận được sự đổi mới, khang trang, sạch đẹp, các phịng học kiên cố có đầy đủ, các phòng chức năng đang dần hồn thiện, khn viên sân trường cây xanh dần rợp bóng, tạo cho phụ huynh cảm giác tin tưởng, thân thiện hơn. Đó là môi trường để xây dựng nên thế hệ trẻ, các em học sinh chuyên cần, trưởng thành để tạo ra nhân cách con người, giúp cho họ hoàn thiện mọi mặt.

Bảng 2.9. Mức độ kết quả quản lý cộng đồng hóa trách nhiệm trong giáo dục tại trường PTDTBT THCS

TT Nội dung Mức độ kết quả Rất tốt (5đ) Tốt (4đ) Khá (3đ) TB (2đ) Yếu (1đ) ĐTB Thứ bậc

1 Tạo điều kiện cho mọi học

sinh được đến trường 39 35 16 10 0 4,03 2

2 Nâng cao trách nhiệm của

các cấp, các ngành 30 37 17 12 4 3,6 4

3 Sự phối hợp của gia đình,

nhà trường, xã hội 44 34 13 9 0 4,13 1

4 Nâng cao nhận thức của

phụ huynh, mọi người dân 37 35 17 11 0 3,98 3 Qua bảng khảo sát 2.9, ta thấy mức độ kết quả quản lý cộng đồng hóa trách nhiệm trong trường PTDTBT THCS như sau:

Nội dung “Sự phối hợp của gia đình, nhà trường, xã hội” có 44 CBQL, GV, PHHS được hỏi đánh giá ở mức độ thực hiện rất tốt, có 34 CBQL, GV, PHHS đánh giá ở mức độ thực hiện tốt, có 13 CBQL,GV, PHHS đánh giá ở mức độ thực hiện khá, số còn lại đánh giá ở mức độ thực hiện trung bình; điểm trung bình 4,13 và xếp thứ bậc 1.

Nội dung “Tạo điều kiện cho mọi học sinh được đến trường” có 39 CBQL, GV, PHHS được hỏi đánh giá ở mức độ thực hiện rất tốt, có 35 CBQL,GV, PHHS đánh giá ở mức độ thực hiện tốt, có 16 CBQL, GV, PHHS đánh giá ở mức độ thực hiện khá, số còn lại đánh giá ở mức độ thực hiện trung bình; điểm trung bình 4,03 và xếp thứ bậc 2. Nội dung “Nâng cao nhận thức của phụ huynh, mọi người dân” có 37 CBQL, GV, PHHS được hỏi đánh giá ở mức độ thực hiện rất tốt, có 35 CBQL,GV, PHHS đánh giá ở mức độ thực hiện tốt, có 17 CBQL, GV, PHHS đánh giá ở mức độ thực hiện khá, số còn lại được đánh giá ở mức độ thực hiện trung bình; điểm trung bình 3,98 và xếp thứ bậc 3.

Nội dung “Nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành” có 30 CBQL, GV, PHHS được hỏi đánh giá ở mức độ thực hiện rất tốt, có 37 CBQL, GV, PHHS đánh giá ở mức độ thực hiện tốt, có 17 CBQL, GV, PHHS đánh giá ở mức độ thực hiện khá, số còn lại đánh giá ở mức độ thực hiện trung bình và yếu; điểm trung bình 3,6 và xếp thứ bậc 4.

Khảo sát trên cho thấy việc quản lý quản lý cộng đồng hóa trách nhiệm trong giáo dục trong trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở được thực hiện tương đối tốt, trong đó nội dung “Sự phối hợp của gia đình, nhà trường, xx hội” được đánh giá ở mức độ thứ hạng cao nhất.

Để có được cơ sở vật chất phục vụ tốt cho dạy và học, Ban giám hiệu nhà trường đã biết huy động sức mạnh của toàn dân, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp tham gia xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường.

Tuy nhiên, ở trong một điều kiện nào đó, trường vẫn chưa thể khai thác tốt một số nguồn lực từ bên ngoài như: các nguồn quỹ từ các thơn xóm, dịng họ, các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân trong xã, đến hội đồng hương, con em làm ăn nơi xa...; nếu làm tốt thì đây cũng là một kênh khá tốt để hàng năm thu hút sự đóng góp của họ vào nguồn kinh phí cho việc xây dựng trường; có thể bằng cách vận động tuyên truyền, khơi dậy phong trào ham học, hiếu học trong trường cũng như trong các gia đình, các tổ chức đồn thể và dịng họ.

Một phần của tài liệu ÐẠI học HUẾ (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)