Cụ thể hóa các quy định để đảm bảo hoạt động xã hội hóa giáo dục trong

Một phần của tài liệu ÐẠI học HUẾ (Trang 83 - 84)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2. Biện pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dụ cở các trường phổ thông dân tộc

3.2.5. Cụ thể hóa các quy định để đảm bảo hoạt động xã hội hóa giáo dục trong

trong nhà trường đúng hướng và hiệu quả

Mục đích:

Tổng các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trên cơ sở đó các cấp, các ngành, chính quyền địa phương xây dựng cơ chế, ban hành chính nhằm cụ thể hóa các quy định để triển khai thực hiện xã hội hóa giáo dục tại các nhà trường đảm bảo theo kế hoạch, lộ trình đề ra.

Nội dung:

Tổng hợp các văn bản pháp luật, các nội dung quán triệt, chỉ đạo thực hiện cơng tác xã hội hóa giáo dục của Trung ương, cơ quan cấp trên để xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Xây dựng cơ chế, chính sách, quy chế quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức đầu tư cho giáo dục và các hoạt động xã hội hóa giáo dục.

Ban Giám hiệu các trường học, các bộ phận chuyên môn đề xuất xây dựng, ban hành chính sách về quyền lợi của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, dự nguồn và bố trí cơng tác cho phù hợp với năng lực, vị trí việc làm. Đồng thời xây dựng kế hoạch, dự toán ngân sách, thu hút nguồn lực bảo đảm tài chính trong hoạt động chuyên mơn và triển khai cơng tác xã hội hóa giáo dục tại đơn vị.

Cách thức thực hiện:

Ngành giáo dục thực hiện rà sốt hệ thống các văn bản, chính sách về xã hội hóa đã ban hành, hệ thống hóa các quy định về huy động các nguồn lực xã hội cho giáo dục theo từng lĩnh vực và nhóm vấn đề cụ thể, đồng thời tổng hợp những quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn và cịn thiếu, đề xuất hướng cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ cho phù hợp với tình hình thực tế tại các địa phương.

Ban giám hiệu các trường phổ thông dân tộc Bán trú trung học cơ sở tiếp tục kiện tồn hoạt động chun mơn, tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với cơng tác xã hội hóa giáo dục phù hợp với điều kiện tự chủ và tình hình thực tế tại địa phương. Đồng thời thường xun nâng cao trình độ chun mơn, nâng cao năng lực quản lý, đổi mới phương pháp quản lý đào tạo, quản lý công tác xã hội hoá giáo dục để đảm bảo chất lượng, hiệu quả và kịp thời tiếp cận với các chuẩn quốc tế…

Thực hiện biện pháp này nhằm tổng hợp hoạt động thực tiễn và quản lý công tác xã hội hoá giáo dục, đánh giá, rút kinh nghiệm những kết quả đã đạt được và đề xuất cấp trên về những bất cập, những nội dung cần hoàn thiện, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để thực hiện quản lý xã hội hoá giáo dục, thúc đẩy phát triển chính sách giáo dục gắn với phát triển kinh tế, an sinh xã hội trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu ÐẠI học HUẾ (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)