7. Cấu trúc của luận văn
1.4.4. Quản lý cộng đồng trách nhiệm
Xã hội hóa giáo dục là một trong những phương cách để nhà nước thực hiện nhiệm vụ hiến định là tạo điều kiện cho con em của mọi tầng lớp trong xã hội đều được đến trường, đến lớp và mọi cái gì cản trở nó đều không phải xã hội hóa giáo dục. Nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, quán triệt tình trạng lợi dụng xã hội hóa để biến giáo dục trở thành một ngành kinh doanh nhằm lấy lợi nhuận làm mục tiêu thay thế.
Giáo dục học sinh trở thành con người phát triển toàn diện là mục tiêu chủ yếu của nhà trường xã hội chủ nghĩa chúng ta. Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII cũng đã xác định: “Kết hợp giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh ở mọi nơi, trong từng cộng đồng, từng tập thể”. Như vậy có thể nói rằng giáo dục học sinh là trách nhiệm của nhà trường, của toàn xã hội, cộng đồng; giáo dục toàn diện về các mặt Đức-Trí-Thể-Mỹ. Đòi hỏi phải có sự phối hợp của cả tập thể sư phạm, sự vận hành đồng bộ của bộ máy nhà trường, của gia đình, xã hội.
Vấn đề xây dựng tinh thần cộng đồng trách nhiệm để giáo dục học sinh là một nội dung được nhiều nhà trường quan tâm; nhiều công trình nghiên cứu giáo dục cũng đã đề cập đến. Tuy nhiên, mỗi nhà trường lại có những nét đặc thù riêng về vùng miền,
đội ngũ giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất đến điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, mức sống của nhân dân, nhận thức của phụ huynh, nhận thức của lãnh đạo địa phương… Do đó việc vận dụng các biện pháp cụ thể để giáo dục học sinh cũng cần phải có sự đầu tư, cải tiến cho phù hợp.