Quản lý đa dạng hóa các hoạt động giáo dục trong trường PTDTBT THCS

Một phần của tài liệu ÐẠI học HUẾ (Trang 59 - 63)

7. Cấu trúc của luận văn

2.4 Thực trạng quản lý cơng tác xã hội hóa giáo dụ cở các trường phổ thông dân tộc

2.4.3. Quản lý đa dạng hóa các hoạt động giáo dục trong trường PTDTBT THCS

Kết quả giáo dục Năm học 2018 - 2019 Năm học 2019 - 2020 Năm học 2020- 2021 Hạnh kiểm 94,1% khá tốt 96,6% khá,tốt 98,7% khá,tốt Học lực 76,09% TB 81,3% TB 93,9% TB HS giỏi Xếp thứ 8 cấp huyện Xếp thứ 5 cấp huyện Xếp thứ 3 cấp huyện

Danh hiệu trường Tiên tiến Tiên tiến Tiên tiến

Nguồn: Phòng giáo dục và đào tạo huyện Nam Trà My

Hiệu quả công tác Quản lý cộng đồng hóa trách nhiệm trong giáo dục đã tác động lớn đối với đời sống chính trị, xã hội đến với từng địa phương và toàn xã hội. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục là một phương thức phát triển sự nghiệp giáo dục của Đảng và Nhà nước ta trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, chứ không đơn thuần là tăng đóng góp của dân để giảm bớt gánh nặng ngân sách của Nhà nước hoặc hạn chế vai trò của Nhà nước, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành và cả cộng đồng [52, tr.3-4]

2.4.3. Quản lý đa dạng hóa các hoạt động giáo dục trong trường PTDTBT THCS THCS

Đa dạng hóa các hoạt động giáo dục kỹ năng thực hành xã hội cho học sinh

Trong từng năm học, xác định mục đích muốn tạo sân chơi lành mạnh, tổ chức các hoạt động hỗ trợ học sinh trang bị kỹ năng thực hành xã hội. Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo Đoàn trường học tăng cường và đa dạng hóa các hoạt động trang bị kỹ năng thực hành xã hội cho học sinh; giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức các hoạt động cho học sinh nhằm rèn luyện kỹ năng thực hành xã hội. Những kỹ năng mà các đơn vị hướng tới để rèn luyện cho học sinh như: Kỹ năng tự nhận thức bản thân, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng hợp tác, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng từ chối, kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng tư duy sáng tạo,…

Nhằm trang bị những kỹ năng này các đơn vị đã chủ động đưa các nội dung giáo dục kỹ năng vào nội dung giảng dạy trong các lớp tìm hiểu về Đoàn cho học sinh. Đồng thời, các đơn vị tiến hành tổ chức các hoạt động để rèn luyện các kỹ năng trên cho học sinh thông qua các hoạt động phong trào như sau: Các hội thi thường niên như văn nghệ, cắm trại, các trò chơi dân gian, các hoạt động thể dục thể thao,… được các học sinh tham gia rất hào hứng, tích cực và đạt được hiệu quả cao. Các hoạt động giáo dục kỹ năng sống theo chủ điểm: vấn đề giới tính, sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/AIDS,… vào mỗi kỳ sinh hoạt dưới cờ đã giúp các em có kỹ năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống từ đó tích cực học tập hơn.

Hay khi thực hiện các mơ hình hoạt động ngoại khóa “Hội chợ Thanh niên” các em đã bước đầu tập làm kinh doanh, thỏa sức sáng tạo, tạo cơ hội cho các em giao lưu học hỏi, rèn luyện kĩ năng tổ chức, kĩ năng hoạt động trải nghiệm và sinh hoạt tập thể. Với mơ hình “Học sinh tự quản” đã góp phần rèn luyện tốt cho học sinh kỹ năng ra quyết định và kỹ năng hợp tác trong việc tổ chức giờ truy bài và quản lý, kiểm tra lẫn nhau để làm việc có hiệu quả. Kết quả là những hạn chế của học sinh như ăn trong giờ học, ra ngoài hành lang chơi trong giờ truy bài, lớp làm vệ sinh kém,… đã giảm đi rất nhiều tạo được nề nếp học tập tốt cho học sinh.

Từ đó, ý thức của học sinh trong việc giữ gìn vệ sinh trường, lớp ngày càng có tiến bộ. Các em có ý thức hơn trong việc ứng xử với thầy cơ và bạn bè. Tình trạng học sinh vơ lễ với thầy cô, giáo viên giảm đáng kể.

Để hiểu rõ hơn về thực trạng Quản lý đa dạng hóa các hoạt động giáo dục trong trường PTDTBT THCS, tôi đã khảo sát 60 CBQL, GV và thu được kết quả như bảng 2.11 dưới đây:

Bảng 2.11. Quản lý đa dạng hóa các hoạt động giáo dục trong trường PTDTBT THCS

TT

Nội dung

Mức độ thường xuyên Đánh giá Rất thường xuyên (3đ) Thường xuyên (2đ) Không thường xuyên (1đ) ĐTB Thứ bậc

1 Đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục

32 23 5 2,45 1

2 Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực

29 25 6 2,38 2

3 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin

27 27 6 2,35 3

4 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị

Qua bảng khảo 2.11, cho thấy thực trạng Quản lý đa dạng hóa các hoạt động giáo dục trong trường PTDTBT THCS như sau:

Nội dung đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục có 32 CBQL, GV được hỏi đánh giá ở mức độ rất thường xuyên, có 23 CBQL, GV được hỏi đánh giá ở mức độ thường xun; số cịn lại là khơng thường xun; điểm trung bình là 2,45 và xếp thứ bậc 1.

Nội dung xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực có 29 CBQL, GV được hỏi đánh giá ở mức độ rất thường xuyên, có 25 CBQL, GV được hỏi đánh giá ở mức độ thường xuyên; số còn lại là khơng thường xun; điểm trung bình là 2,38 và xếp thứ bậc 2.

Nội dung đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thơng tin có 27 CBQL, giáo viên được hỏi đánh giá ở mức độ rất thường xuyên, có 27 CBQL, giáo viên được hỏi đánh giá ở mức độ thường xun; số cịn lại là khơng thường xuyên; điểm trung bình là 2,35 và xếp thứ bậc 3.

Nội dung tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị có 25 CBQL, giáo viên được hỏi đánh giá ở mức độ rất thường xuyên, có 28 CBQL, giáo viên được hỏi đánh giá ở mức độ thường xun; số cịn lại là khơng thường xun; điểm trung bình là 2,3 và xếp thứ bậc 4.

Kết quả khảo sát trên cho thấy Quản lý đa dạng hóa các hoạt động giáo dục trong trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở được đánh giá ở mức độ rất cao. Nội dung “Nội dung đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục” được đánh giá ở thứ hàng cao nhất. Nội dung được đánh giá thấp “Nội dung tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị”. Từ đó cho thấy việc đổi mới nội dung quản lý, chất lượng giáo dục là hết sức cần thiết, nhất là việc quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, góp phần thực hiện hiệu quả cơng tác xã hội hóa giáo dục.

Mục tiêu giáo dục kỹ năng thực hành xã hội là trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ, kỹ năng phù hợp. Hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực. Kỹ năng thực hành xã hội giúp học sinh có khả năng ứng phó phù hợp và linh hoạt trong các tình huống của cuộc sống hàng ngày. Đồng thời, giúp học sinh vận dụng tốt kiến thức đã học, làm tăng tính thực hành, tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển tồn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức, lối sống.

Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh PTDTBT THCS

Tổ chức truyền thông cho học sinh nhà trường vào các buổi chào cờ đầu tuần, hoặc các buổi sinh hoạt lớp; lồng ghép vào các ngày lễ lớn, các cuộc thi về các kỹ năng sống theo từng chủ đề, giáo dục đạo đức và giá trị đạo đức trong cuộc sống qua các câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ. Bằng các hình thức truyền thơng như diễn thuyết, thi tìm hiểu, sân khấu hố, tiểu phẩm, thơng qua trò chơi.

Lịch sử, Địa lý đã được tập huấn các địa chỉ, các bài tích hợp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Qua nghiên cứu phân tích, đánh giá thì việc lồng ghép giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh có thực hiện tuy nhiên chưa đúng mức, chưa đáp ứng được yêu cầu.

Tổ chức các hoạt động ngoại khóa

Nhà trường phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền Phong tổ chức các hoạt động ngoại khóa theo kế hoạch của ngành và Hội đồng đội của huyện, qua đó xác định mục tiêu rèn luyện kỹ năng sống cho các học sinh. Thực tiễn cho thấy, còn một số học sinh lười học, trốn học bỏ tiết đi chơi game online, các em rất dễ bị kích động dẫn đến gây gỗ đánh nhau. Một số học sinh chưa có nhận thức đúng đắn về ý thức tự giác, tích cực trong học tập, chưa có ước mơ hồi bão, định hướng nghề nghiệp trong tương lai cịn rất mơ hồ, kỹ năng diễn đạt trình bài trước đám đơng chưa tự tin, còn rất kém…[52, tr.5-6]

Bảng 2.12. Mức độ kết quả đa dạng hóa các hoạt động giáo dục

trong trường PTDTBT THCS TT Nội dung Mức độ kết quả Rất tốt (5đ) Tốt (4đ) Khá (3đ) TB (2đ) Yếu (1đ) ĐTB Thứ bậc

1 Đổi mới quản lý, nâng cao

chất lượng giáo dục 22 21 10 7 0 3,96 1

2 Xây dựng trường học thân

thiện, học sinh tích cực 19 22 12 6 1 3,86 2 3 Đẩy mạnh ứng dụng công

nghệ thông tin 14 23 14 8 1 3,68 4

4 Tăng cường đầu tư cơ sở

vật chất, trang thiết bị 17 22 13 7 1 3,78 3 Qua bảng khảo sát 2.12, ta thấy mức độ kết quả quản lý đa dạng hóa các hoạt động giáo dục trong trường PTDTBT THCS như sau:

Nội dung “Đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục” có 22 CBQL, GV được hỏi đánh giá ở mức độ thực hiện rất tốt, có 21 CBQL, GV đánh giá ở mức độ thực hiện tốt, có 10 CBQL, GV đánh giá ở mức độ thực hiện khá, số còn lại đánh giá ở mức độ thực hiện trung bình; điểm trung bình 3,96 và xếp thứ bậc 1.

Nội dung “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” có 19 CBQL, GV được hỏi đánh giá ở mức độ thực hiện rất tốt, có 22 CBQL, GV đánh giá ở mức độ thực hiện tốt, có 12 CBQL, GV đánh giá ở mức độ thực hiện khá, số còn lại đánh giá ở mức độ thực hiện trung bình và yếu; điểm trung bình 3,86 và xếp thứ bậc 2.

Nội dung “Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị” có 17 CBQL, GV được hỏi đánh giá ở mức độ thực hiện rất tốt, có 22 CBQL, GV đánh giá ở mức độ

thực hiện tốt, có 13 CBQL, GV đánh giá ở mức độ thực hiện khá, số còn lại đánh giá ở mức độ thực hiện trung bình và yếu; điểm trung bình 3,78 và xếp thứ bậc 3.

Nội dung “Đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thơng tin” có 14 CBQL, GV được hỏi đánh giá ở mức độ thực hiện rất tốt, có 23 CBQL, GV đánh giá ở mức độ thực hiện tốt, có 14 CBQL, GV đánh giá ở mức độ thực hiện khá, số còn lại đánh giá ở mức độ thực hiện trung bình và yếu; điểm trung bình 3,68 và xếp thứ bậc 4.

Khảo sát trên cho thấy việc quản lý Quản lý giáo dục hóa xã hội trong trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở luôn được được thực hiện tốt, thường được đánh giá ở mức độ thứ hạng cao. Qua đó cho thấy việc đổi mới phương pháp dạy học phù hợp; tổ chức chức ăn ở, sinh hoạt; tổ chức các hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khố cho học sinh dân tộc thiểu số học bán trú được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả tại các địa phương.

Một phần của tài liệu ÐẠI học HUẾ (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)