Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu ÐẠI học HUẾ (Trang 74)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính pháp lý

Trên cơ sở quy định của văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn của các cấp, các ngành, cơ quan có thẩm quyền; các cơ quan đơn vị, trường học, các lực lượng tham gia công tác xã hội hóa giáo dục cụ thể hóa các quy định pháp luật và với chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện hiệu quả chủ trương của cấp trên; xây dựng cơ chế, chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế tại các địa phương trên địa bàn huyện.

3.1.2. Đảm bảo tính mục tiêu của giáo dục phổ thơng

Các cấp, các ngành thực hiện các biện pháp trên cơ sở phát triển chính sách giáo dục, triển khai tốt hiệu quả mục tiêu của giáo dục phổ thơng nhằm phát triển tồn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân. Củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thơng và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp; từng bước nâng cao đời sống nhân dân tại các đơn vị, địa phương trên địa bàn huyện.

3.1.3. Đảm bảo tính khoa học

Từ những chủ trương chung và nhiệm vụ của các trường phổ thông dân tộc Bán trú trung học cơ sở, Ban giám hiệu các trường cùng các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ chun mơn gắn với cơng tác xã hội hóa giáo dục. Phối hợp thực hiện các hoạt động chuyên môn, công tác xã hội hóa giáo dục, quản lý cơng tác xã hội hóa giáo dục ở các trường phổ thơng dân tộc Bán trú trung học cơ sở bảo đảm khoa học, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, được sự đồng tình ủng hộ của đội ngũ viên chức, giáo viên và đáp ứng được nguyện vọng của các bậc phụ huynh và mọi lực lượng tham gia triển khai thực hiện.

3.1.4. Đảm bảo tính thực tiễn

Cơ chế, chính sách và chủ trương được thực hiện theo kế hoạch, nhiệm vụ hàng năm. Tuy nhiên, mỗi đơn vị, địa phương sẽ có những điều kiện kinh tế, xã hội, đặc điểm riêng, do đó khi xây dựng cơ chế, chính sách, kế hoạch và thực hiện các biện pháp phải dựa trên tình hình thực tế địa phương, bảo đảm triển khai những nội dung thiết thực mang tính khả thi, đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Đào tạo hiện nay. Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác xã hội hóa giáo dục phải dự trên căn cứ khoa học để có các biện pháp hữu hiệu nhằm quản lý cơng tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Nam Trà My phù hợp với yêu cầu thực tiễn xã hội hiện nay.

3.1.5. Đảm bảo tính hiệu quả

Tham mưu giúp các cấp, các ngành xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp, đề xuất cơ quan có thẩm quyền hồn thiện pháp luật về cơng tác xã hội hóa giáo dục và quản lý xã hội hóa giáo dục tại các trường phổ thông dân tộc Bán trú trung học cơ sở trên địa bàn huyện.

Ban giám hiệu nhà trường, Hội đồng nhà trường, cán bộ quản lý có một cách nhìn tồn diện, nhận thức rõ tầm quan trọng trong các hoạt động chun mơn, nghiệp vụ sự phạm nói chung và trong quản lý cơng tác xã hội hóa giáo dục nói riêng.

Tạo điều kiện cho đội ngũ viên chức, giáo viên được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ chun mơn, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, nâng cao chất lượng giáo dục bậc trung học cơ sở tại các địa phương.

Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội và các đơn vị, tổ chức liên quan triển khai thực hiện với tinh thần trách nhiệm, tự nguyện, tự giác, tăng cường phát triển chính sách giáo dục, mục tiêu giáo dục của Trường trung học phổ thơng trên địa bàn huyện.

Có khả năng áp dụng vào thực tiễn quản lý nhằm đưa ra các biện pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục của các trường trung học cơ sở huyện Nam Trà My đem lại hiệu quả và thiết thực.

3.1.6. Đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất

Trên cơ sở quy định pháp luật, các cấp chính quyền, ngành giáo dục, Hiệu trưởng các trường phổ thông dân tộc Bán trú trung học cơ sở chọn lọc những kế hoạch, nội dung, các hoạt động phù hợp với địa phương, nêu cao tinh thần trách nhiệm của các đơn vị, trường học, tinh thần phối hợp nhịp nhàng, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, bộ phận chuyên môn triển khai thực hiện hiệu quả, đồng bộ, thống nhất từ huyện đến cơ sở, từ cơ sở giáo dục đến các đơn vị liên quan, thu hút đông đảo các lực lượng xã hội tham gia cơng tác xã hội hóa giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc Bán trú trung học cơ sở.

3.2. Biện pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường phổ thơng dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam

3.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền vận động các lực lượng xã hội tham gia cơng tác xã hội hóa giáo dục và quản lý cơng tác xã hội hóa giáo dục

Mục đích:

Phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, huy động sự tham gia của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và Nhân dân trong cơng tác tun truyền vận động xã hội hóa giáo dục ở các địa phương.

Để hoạt động tốt và hiệu quả, có sự thống nhất trong nhận thức và hành động, cần tăng cường tuyên truyền về vai trị, ý nghĩa, tầm quan trọng của cơng tác xã hội hóa giáo dục cho các lực lượng xã hội, cán bộ, giáo viên và phụ huynh học sinh các trường trung học cơ sở huyện Nam Trà My có những nhận thức đúng đắn về cơng tác xã hội hóa giáo dục.

Sự thống nhất trong nhận thức và hành động sẽ tạo sự đột phá trong triển khai các hoạt động, có tác dụng tích cực đi vào chiều sâu trong việc tự ý thức về trách nhiệm của mọi người, mọi nhà cùng xã hội chăm lo phát triển giáo dục.

Nội dung:

Lựa chọn mơ hình trường học, định hướng đổi mới nội dung, phương pháp Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, chương trình giảng dạy cấp trung học cơ sở phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, đơn vị đáp ứng được yêu cầu, định hướng phát triển giáo dục của huyện.

Ban giám hiệu các Trường trung học cơ sở quan tâm nhiều đến công tác đào tạo, dự nguồn, bổ nhiệm và đầu tư kinh phí để đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ Quản lý cơng tác xã hội hóa giáo dục ở các Trường phổ thông dân tộc Bán trú trung học cơ sở trên địa bàn huyện.

Tuyên truyền trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh ngành giáo dục về cơng tác xã hội hóa giáo dục để nâng cao nhận thức trong ngành giáo dục. Trong quá trình thực hiện, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục và học sinh phải giữ vai trò chủ động, nịng cốt trong việc huy động tồn xã hội tham gia xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn và lành mạnh.

Phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, tổ chức tuyên truyền cụ thể nội dung của cơng tác xã hội hóa giáo dục. Để tuyên truyền vận động các lực lượng xã hội cùng tham gia vào cơng tác xã hội hóa giáo dục, cùng xây dựng cảnh quan môi trường của nhà trường, cơ sở hạ tầng đến nề nếp kỷ cương, tạo dựng mối quan hệ trong sáng giữa thầy với thầy, giữa trò với trò, giữa thầy với trị, giữa thầy trị với chính quyền địa phương.

Nâng cao nhận thức về xã hội hóa giáo dục trong cơ quan Đảng, chính quyền, các đồn thể chính trị. Cơng tác tuyên truyền phải chú trọng đến nội dung của xã hội hóa giáo dục, trước hết huy động xã hội tham gia xây dựng môi trường thuận lợi cho giáo dục với 3 yếu tố: nhà trường, gia đình, xã hội.

Cách thức thực hiện:

Các cấp, các ngành, Ban giám hiệu nhà trường phải coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển và bền vững và hiệu quả nhất. Bằng nhiều nguồn nhân lực đầu tư cho giáo dục đó là chủ trương xã hội hoá giáo dục mà Đảng và Nhà nước ta đã xác định.

Để nâng cao nhận thức trong cán bộ, quần chúng về vai trò của giáo dục và tầm quan trọng của cơng tác xã hội hóa giáo dục và quản lý cơng tác xã hội hóa giáo dục, phải bằng nhiều con đường, nhiều hình thức tác động đến nhận thức của mọi người.

Ngành giáo dục huyện phải tích cực tham mưu với lãnh đạo Đảng và chính quyền để tổ chức các buổi học tập, thảo luận triển khai Nghị quyết, các buổi họp chuyên đề về giáo dục, thông qua diễn đàn.

Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong các lực lượng xã hội để khẳng định xã hội hoá giáo dục là xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và là giải pháp mang tính chiến lược của Đảng, Nhà nước ta.

Việc thực hiện cơng tác xã hội hóa giáo dục tại các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở rất cần các chủ trương, chính sách, kế hoạch, chương trình hành động và các biện pháp thực hiện,.. từ các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương nhằm tập hợp và huy động tối đa các lực lượng xã hội cùng tham gia vào công tác xã hội hóa giáo dục, đồng thời cũng tránh được các dư luận trái chiều, không đúng đắn về công tác xã hội hóa giáo dục.

Đối với các lực lượng xã hội và nhân dân, cần thấy rõ lợi ích của xã hội hóa giáo dục trung học cơ sở đối với việc phát triển nguồn nhân lực trong tương lai và phát triển kinh tế - xã hội, từ đó, có trách nhiệm phối hợp, liên kết tham gia cùng ngành giáo dục và nhà trường thực hiện các hoạt động chăm sóc, bảo vệ và giáo dục học sinh phát triển toàn diện.

Tổ chức chỉ đạo việc thực hiện tuyên truyền trong nhà trường nhất là thơng qua Hội phụ huynh học sinh, bằng hình thức văn bản, bằng con đường truyền thanh. Xây dựng kế hoạch cụ thể và có các hình thức tun truyền phù hợp, huy động các đoàn thể cùng tham gia và sẽ trở thành một trong những nội dung quan trọng, thường kỳ trong hoạt động của nhà trường.

Chính quyền địa phương các cấp thường xuyên giữ mối quan hệ mật thiết với Ban giám hiệu các trường để thường xuyên làm công tác tuyên truyền vận động các lực lượng xã hội tham gia cơng tác xã hội hóa giáo dục và quản lý cơng tác xã hội hóa giáo dục tốt hơn.

Gắn các hoạt động chuyên môn với tăng cường xã hội hóa giáo dục, nâng cao hiệu quả quản lý công tác xã hội hóa giáo dục.

Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật về chính sách phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, Luật giáo dục... ở các địa phương.

Thực hiện tốt biện pháp này nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và mọi tầng lớp nhân dân trong phát triển chính sách xã hội hóa giáo dục trên địa bàn huyện, thu hút các lực lượng xã hội tham gia tích cực trong cơng tác xã hội hóa giáo dục. Đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, tạo ra cơ hội cho thế hệ trẻ được phát triển thể chất, năng lực toàn diện, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động; góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng các nhân tài là trách nhiệm của tồn Đảng, chính quyền các cấp trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo cuộc vận động phát triển giáo dục và xây dựng một xã hội học tập ở địa phương mình.

3.2.2. Huy động các lực lượng xã hội tham gia cơng tác xã hội hóa giáo dục ở trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My

Mục đích:

Xác định đây là trách nhiệm chung của toàn xã hội, gắn kết công tác xây dựng mơi trường giáo dục, xã hội hóa giáo dục với phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

Khai thác tốt các nguồn lực phục vụ cho giáo dục, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trung học cơ sở, đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập cho tất cả hoạt động giáo dục trong trường trung học cơ sở.

Nội dung:

Phải xây dựng cơ chế phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể, các lực lượng xã hội với ngành giáo dục trên cơ sở các nguyên tắc: Nguyên tắc tự nguyện, nguyên tắc dân chủ, nguyên tắc cơng khai, ngun tắc đảm bảo tính hiệu quả, nguyên tắc kết hợp các lợi ích và nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý. Tuyên truyền, vận động các lực lượng xã hội về vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa hoạt động cơng tác xã hội hóa giáo dục ở trung học cơ sở để mọi người hiểu đúng và tham gia. Đảm bảo tính thống nhất về nội dung và hình thức hoạt động công tác xã hội hóa giáo dục trong các tổ chức đảng, chính quyền, các ban ngành, đồn thể và các lực lượng xã hội. Xác định nhiệm vụ của từng ngành trong tổ chức thực hiện cơng tác xã hội hóa giáo dục trung học cơ sở. Đảm bảo sự hài hịa và các lợi ích giữa ngành giáo dục, nhà trường với lợi ích của các lực lượng xã hội tham gia.

Các thức thực hiện:

Chính quyền các cấp, phịng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các nhà trường làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương phối kết hợp với các ban ngành, đoàn thể ở địa phương cùng triển khai thực hiện huy động các lực lượng xã hội tham gia cơng tác xã hội hóa giáo dục ở trường phổ thơng dân tộc Bán trú trung học cơ sở.

Hội đồng giáo dục, các thành viên hội đồng giáo dục có trách nhiệm đề xuất ý kiến và tiếp nhận ý kiến đề xuất của nhân dân với cấp ủy và chính quyền về công tác giáo dục.

Các cơ sở giáo dục cần thường xuyên thông báo cho Hội đồng giáo dục và những tổ chức quần chúng nhân dân về tình hình học tập, rèn luyện của người học và những chủ trương, biện pháp về giáo dục; chăm lo xây dựng và củng cố các tổ chức có chức năng phối hợp hoạt động giữa nhà trường - gia đình - xã hội.

Chính quyền các cấp phối hợp để lồng ghép các phong trào xây dựng đơn vị văn hóa, gia đình văn hóa; xây dựng xã hội học tập và các phong trào phụ nữ làm kinh tế giỏi, gia đình hạnh phúc của địa phương với việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tích cực theo chuẩn mực xã hội.

Thực hiện tốt công tác giám sát, kiểm tra việc tổ chức thực hiện kế hoạch. Phân công ngành giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong việc vận động, tổ chức, phối hợp với

các cơ quan, ban ngành, đồn thể cùng tham gia vào cơng tác xã hội hóa giáo dục trện địa bàn huyện.

Hội đồng nhân dân các cấp quan tâm phân bổ ngân sách nhà nước không thấp hơn 30% trong tổng chi ngân sách nhà nước của huyện, tỉnh. Tăng cường và đa dạng hóa loại trường lớp, huy động các nguồn lực ngoài ngân sách của nhà nước; đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế, nhằm thu hút đầu tư để tăng nguồn lực cho Giáo dục & Đào tạo; triển khai thực hiện chế độ học phí mới và các chính sách xã hội khuyến khích học tập.

Thực hiện biện pháp này là tiền đề để xác định đến 2025, việc huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo phải tạo bước chuyển biến

Một phần của tài liệu ÐẠI học HUẾ (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)