Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu ÐẠI học HUẾ (Trang 88 - 127)

7. Cấu trúc của luận văn

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp

3.4.3. Kết quả khảo nghiệm

Qua đó cho thấy, nhận thức về giáo dục và sự quan tâm đến việc học tập của các em. Nhân dân đồng nhất quan điểm với nhà trường về mọi mặt, giữ mối quan hệ mật thiết với Ban giám hiệu, phát huy vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh thường xuyên phối hợp với các Tổ chuyên môn, cô giáo chủ nhiệm, đại diện Ban chấp hành cơng đồn góp ý, xây dựng kế hoạch cùng nhà trường triển khai thực hiện cơng tác xã hội hóa giáo dục ở trường phổ thơng dân tộc Bán trú trung học cơ, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Để thực hiện khảo nghiệm tính cấp thiết của biện pháp chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến với 100 phiếu, trong đó bao gồm:

- Lãnh đạo Phịng Giáo dục&Đào tạo: 02

- Cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng): 10 - Giáo viên: 48

- Phụ huynh học sinh: 40 Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của biện pháp

TT Các biện pháp Đánh giá mức độ Rất cấp thiết Cấp thiết Chưa cấp thiết Không cấp thiết SL TL SL TL SL TL SL TL

01 Tăng cường công tác tuyên truyền vận động các lực lượng xã hội tham gia cơng tác xã hội hóa giáo dục và quản lý công tác xã hội hóa giáo dục

95 95% 03 3% 02 2% 0 0

02 Huy động các lực lượng xã hội tham gia cơng tác xã hội hóa giáo dục ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở trên địa bàn huyện Nam Trà My

93 93% 05 5% 02 2%

TT Các biện pháp Đánh giá mức độ Rất cấp thiết Cấp thiết Chưa cấp thiết Không cấp thiết SL TL SL TL SL TL SL TL

03 Phát huy vai trò của hội cha mẹ học sinh trong công tác xã hội hóa giáo dục

90 90% 07 7% 03 3% 0 0 04 Đa dạng hóa hình thức huy

động nguồn lực từ các lực lượng xã hội trong công tác xã hội hóa giáo dục

97 97% 02 2% 01 1% 0 0

05 Cụ thể hóa các quy định để đảm bảo hoạt động xã hội hóa giáo dục trong nhà trường đúng hướng và hiệu quả

96 96% 02 2% 02 2% 0 0

06 Đổi mới phương pháp tham mưu để tăng cường nguồn lực cho giáo dục nhà trường

89 89% 08 8% 03 3% 0 0 Qua bảng 3.1 cho thấy, tính cấp thiết của biện pháp bao gồm các biện pháp được triển khai thực hiện theo thứ tự như đa dạng hóa hình thức huy động nguồn lực từ các lực lượng xã hội trong công tác xã hội hóa giáo dục; cụ thể hóa các quy định để đảm bảo hoạt động xã hội hóa giáo dục trong nhà trường đúng hướng và hiệu quả.

Tăng cường công tác tuyên truyền vận động các lực lượng xã hội tham gia cơng tác xã hội hóa giáo dục và quản lý cơng tác xã hội hóa giáo dục.... Trong đó, biện pháp đa dạng hóa hình thức huy động nguồn lực từ các lực lượng xã hội trong công tác xã hội hóa giáo dục; cụ thể hóa các quy định để đảm bảo hoạt động xã hội hóa giáo dục trong nhà trường đúng hướng và hiệu quả với tỷ lệ đồng ý 97% và 96%.

Từ những kết quả trên cho thấy các cấp, các ngành, Ban giám hiệu các trường cần xây dựng đội ngũ viên chức, giáo viên làm công tác chuyên môn, tăng cường công tác tuyên truyền về xã hội hóa giáo dục; cụ thể hóa những nội dung, hoạt động xã hội hóa giáo dục trong nhà trường; đồng thời đội ngũ làm công tác tham mưu thường xuyên tiếp cận kịp thời các chủ trương, văn bản pháp luật mới, tăng cường phối hợp nhịp nhàng giữa các Tổ chuyên môn, bộ phận tham mưu trong quá trình triển khai thực hiện đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Để thực hiện khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp chúng tơi đã tiến hành trưng cầu ý kiến với 100 phiếu, trong đó bao gồm:

- Lãnh đạo Phòng Giáo dục&Đào tạo: 02

- Giáo viên: 48

- Phụ huynh học sinh: 40 Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

TT Các biện pháp

Đánh giá mức độ

Rất khả thi Khả thi Không khả thi SL TL SL TL SL TL

01 Tăng cường công tác tuyên truyền vận động các lực lượng xã hội ham gia cơng tác xã hội hóa giáo dục và quản lý cơng tác xã hội hóa giáo dục

97 97% 01 1% 02 2%

02 Huy động các lực lượng xã hội tham gia cơng tác xã hội hóa giáo dục ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở trên địa bàn huyện Nam Trà My

96 96% 01 1% 03 3%

03 Phát huy vai trò của hội cha mẹ học sinh trong cơng tác xã hội hóa giáo dục

80 80% 15 15% 05 5%

04 Đa dạng hóa hình thức huy động nguồn lực từ các lực lượng xã hội trong cơng tác xã hội hóa giáo dục

98 98% 01 1% 01 1%

05 Cụ thể hóa các quy định để đảm bảo hoạt động xã hội hóa giáo dục trong nhà trường đúng hướng và hiệu quả

91 91% 05 5% 04 4%

06 Đổi mới phương pháp tham mưu để tăng cường nguồn lực cho giáo dục nhà trường

96 96% 02 2% 02 2%

Trong quá trình triển khai thực hiện cơng tác xã hội hóa giáo dục ở trường phổ thơng dân tộc Bán trú trung học cơ sở địi hỏi các cấp, các ngành, Ban giám hiệu nhà trường thực hiện đổi mới công tác tham mưu, xây dựng kế hoạch tuyền truyền, vận động các lực lượng xã hội tham gia cơng tác xã hội hóa giáo dục và quản lý cơng tác xã hội hóa giáo dục, đồng thời xây dựng cơ chế chính sách phù hợp để thu hút các nguồn lực, đa dạng hóa trong cơng tác xã hội hóa giáo dục tại các địa phương sẽ triển khai thực hiện hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục ở trường phổ thơng dân tộc Bán

trú trung học cơ sở, đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong việc phát triển chính sách giáo dục trên địa bàn huyện.

Từ bảng 3.2, cho thấy tính khả thi của các biện pháp tăng cường công tác tuyên truyền vận động các lực lượng xã hội tham gia cơng tác cơng tác xã hội hóa giáo dục và quản lý cơng tác xã hội hóa giáo dục; đa dạng hóa hình thức huy động nguồn lực từ các lực lượng xã hội trong công tác xã hội hóa giáo dục; huy động các lực lượng xã hội tham gia công tác xã hội hóa giáo dục ở trường phổ thơng dân tộc Bán trú trung học cơ sở trên địa bàn huyện Nam Trà My.

Đổi mới phương pháp tham mưu để tăng cường nguồn lực cho giáo dục nhà trường. Những nội dung này cần được các cấp, các ngành, Ban giám hiệu các trường quan tâm ưu tiên triển khai thực hiện, các biện pháp có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau nhưng khi áp dụng cần lựa chọn, sáng tạo, phù hợp với tình thực tế tại các đơn vị, địa phương. Có như vậy cơng tác xã hội hóa giáo dục mới mang lại những hiệu quả thiết thực, đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của mỗi cán bộ quản lý, giáo viên, các lực lượng liên quan tham gia và mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện.

Tiểu kết chương 3

Xuất phát từ lý luận đến thực tiễn, từ thực trạng Quản lý cơng tác xã hội hóa giáo dục ở các Trường phổ thông dân tộc Bán trú trung học cơ sở huyện Nam Trà My, cho thấy các cơ quan chức năng, ngành giáo dục cần phải nhìn nhận một cách tổng thể để có những giải pháp phù hợp, sát với thực tế, áp dụng hiệu quả, mang tính bền vững.

Để góp phần thực hiện tốt và nâng cao chất lượng mục tiêu giáo dục Trung học cơ sở để đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay cần tăng cường công tác tuyên truyền vận động các lực lượng xã hội tham gia cơng tác xã hội hóa giáo dục và quản lý cơng tác xã hội hóa giáo dục.

Tổ chức huy động các lực lượng xã hội tham gia công tác xã hội hóa giáo dục và quản lý cơng tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học cơ sở.

Việc tăng cường hiệu quả cơng tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở không chỉ là nguyện vọng, nhu cầu của nhà trường mà còn là của Đảng, Nhà nước, ngành Giáo dục & Đào tạo và toàn xã hội.

Thiết nghĩ, những giải pháp nêu trên, trong đó các cấp chính quyền địa phương cần quan tâm, triển khai thực hiện biện pháp kiện toàn tổ chức và đảm bảo hiệu quả quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trong bậc trung học cơ sở.

Xây dựng cơ chế chính sách quản lý cơng tác xã hội hóa giáo dục ở các Trường phổ thông dân tộc Bán trú trung học cơ sở, sau đó nhân rộng mơ hình, phương pháp quản lý trong các bậc học, trong toàn ngành giáo dục, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý cơng tác xã hội hóa giáo dục ở các Trường phổ thơng dân tộc Bán trú trung học cơ sở huyện Nam Trà My, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục, an ninh - quốc phòng trên địa bàn huyện Nam Trà My trong thời gian đến.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Về lý luận

Thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam, cùng với những giải pháp đổi mới về nội dung chương trình, phương pháp dạy và học, Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI của Đảng chỉ ra rằng: “Tiếp tục phát triển và nâng cấp cơ sở vật chất – kỹ thuật cho các cơ sở giáo dục, đào tạo. Đầu tư hợp lý, có hiệu quả, xây dựng một số cơ sở giáo dục, đào tạo đạt trình độ quốc tế.”.

Từ những chủ trương đó, có thể khẳng định rằng quản lý hệ thống cơ sở vật chất trường học, cơng tác xã hội hóa giáo dục là một trong những điều kiện quan trọng góp phần bảo đảm chất lượng dạy học của nhà trường. Đồng thời qua đó đảm bảo cho họat động đào tạo như đội ngũ quản lý, giáo viên, chương trình học tập, mơi trường giáo dục,...

Xã hội hóa giáo dục (XHHGD) là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, thể hiện ở hai nội dung chính: Trước hết, đó là phát triển quy mơ, đa dạng loại hình trường lớp, đa dạng hình thức học để thỏa mãn nhu cầu học tập cho mọi người, với nội dung và phương pháp giáo dục đáp ứng những đòi hỏi về phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ đời sống. Tiếp theo, đó là huy động mọi lực lượng xã hội, mọi người dân tham gia vào quá trình giáo dục đồng thời đóng góp cơng sức, vật chất và tiền của cùng Nhà nước chăm lo xây dựng cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết cho hoạt động giáo dục.

Xã hội hóa cơng tác giáo dục là con đường để thực hiện dân chủ hóa giáo dục, nhằm mục đích mở cửa nhà trường với xã hội bên ngoài, tạo điều kiện củng cố mối quan hệ gắn bó giữa thầy cơ, học sinh và cộng đồng dân cư. Thơng qua xã hội hóa giáo dục người dân có thể thực hiện được quyền làm chủ của mình đối với giáo dục, tức là khơng những đóng góp xây dựng nhà trường mà cịn tham gia giám sát, kiểm tra việc thực hiện các mục tiêu giáo dục.

Xã hội hóa giáo dục là chủ trương đúng đắn, góp phần huy động các nguồn lực trong xã hội phục vụ phát triển sự nghiệp Giáo dục & Đào tạo. Tuy nhiên, trước những vấn đề đặt ra khi thực hiện chủ trương này, ngành chức năng, chính quyền các cấp, các tổ chức, cá nhân cần thẳng thắn nhìn lại những tồn tại, hạn chế, đồng thời, nêu cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trong thực hiện. Tại các trường cơng lập, khi thực hiện xã hội hóa giáo dục cần bảo đảm tính cơng khai, dân chủ, tự nguyện của mỗi cá nhân. Tại các trường tư thục, khi trao quyền phải đi liền với giám sát. Có như vậy, xã hội hóa giáo dục mới thực sự phát huy hiệu quả và thể hiện tính ưu việt của một chủ trương.

Hy vọng rằng, Luận văn này sẽ giúp nâng cao, thay đổi nhận thức trong đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, cho các cơ quan chức năng trong ngành giáo dục, các cấp

chính quyền xác định đổi mới phương pháp giáo dục, giảng dạy, học tập hiệu quả, tăng cường Quản lý cơng tác xã hội hóa giáo dục ở các Trường PTDT Bán trú THCS huyện Nam Trà My trong thời gian đến.

1.2. Về thực tiễn

Có thể nói xã hội hóa giáo dục có một ý nghĩa vơ cùng quan trọng bởi nó góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, qua việc: Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; tạo ra một xã hội học tập; nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho cộng đồng; phục vụ đắc lực sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Trong điều kiện kinh tế địa phương cịn gặp nhiều khó khăn, chất lượng giáo dục giữa các trường, các vùng trong tỉnh còn chênh lệch, ngân sách chi cho giáo dục cịn khiêm tốn... thì việc xã hội hóa giáo dục (XHHGD), huy động nguồn lực từ nhân dân được xem là giải pháp tích cực giúp ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) thực hiện tốt sứ mệnh “trồng người”. Tuy nhiên, nếu chủ trương này không được tổ chức và quản lý bài bản, thấu đáo sẽ nảy sinh nhiều bất cập...

Thực tế cho thấy, chủ trương xã hội hóa giáo dục có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, bởi nó khai thác và phát huy được tiềm năng của toàn xã hội cho sự phát triển giáo dục. Để phát triển chính sách giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, thực hiện hiệu quả các hoạt động công tác xã hội hóa giáo dục, thiết nghĩ các cấp các, các ngành, các trường PTDTBT THCS cần phải tăng cường quản lý cơng tác xã hội hóa giáo với những biện pháp sau:

Tăng cường công tác tuyên truyền vận động các lực lượng xã hội tham gia cơng tác xã hội hóa giáo dục và quản lý cơng tác xã hội hóa giáo dục;

Huy động các lực lượng xã hội tham gia cơng tác xã hội hóa giáo dục ở trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My;

Phát huy vai trò của hội cha mẹ học sinh trong công tác XHHGD;

Đa dạng hóa hình thức huy động nguồn lực từ các lực lượng xã hội trong công tác XHHGD;

Cụ thể hóa các quy định để đảm bảo hoạt động xã hội hóa giáo dục trong nhà trường đúng hướng và hiệu quả;

Đổi mới phương pháp tham mưu để tăng cường nguồn lực cho giáo dục nhà trường.

Từ những yêu cầu cấp thiết của công tác quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các Trường phổ thơng dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Nam Trà My, qua đánh giá cho thấy còn nhiều hạn chế, tồn tại trong quá trình quản lý, do đó cần phải có những giải pháp nâng cao hiệu quả hơn trong thời gian đến. Để có những tổng hợp cụ thể, những ý kiến đóng góp, xây dựng phương hướng, hoạch định cơ chế, tăng cường Quản lý cơng tác xã hội hóa giáo dục ở các Trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở cần lấy ý kiến thực tế từ các Ban giám hiệu nhà trường, các cán bộ Quản lý,

giáo viên phụ trách Quản lý giáo dục để có những bài học kinh nghiệm, những sáng kiến hay, góp phần bổ sung cho những giải pháp mà Luận văn đã phân tích, khái quát chung những vấn đề cốt lõi của Đề tài.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ giáo dục và đào tạo

Một phần của tài liệu ÐẠI học HUẾ (Trang 88 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)