7. Cấu trúc của luận văn
1.3.3. Nội dung xã hội hóa giáo dụ cở trường PTDTBT THCS
1.3.3.1. Giáo dục hóa xã hội
Giáo dục hóa xã hội là con đường quan trọng để thực hiện dân chủ hoá giáo dục, làm cho hệ thống giáo dục từ một thiết chế hành chính thành một thiết chế giáo dục của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, đồng thời xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
điều kiện cho tư nhân đầu tư vào giáo dục đã góp phần đưa giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập trong những năm qua đạt được những kết quả nhất định. Tỷ lệ huy động trẻ, học sinh trong độ tuổi ra lớp được nâng lên, phổ cập giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển loại hình trường, lớp, chương trình chất lượng cao đáp ứng nhu cầu học tập của người dân, giảm gánh nặng cho ngân sách…
Tuy nhiên, ở nhiều nơi, nhận thức về giáo dục hóa xã hội chưa đầy đủ và đúng ý nghĩa của các chính sách, chưa thực sự thống nhất, đồng thuận trong các cấp quản lý và các tầng lớp nhân dân. Vẫn còn tư duy bao cấp và tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào ngân sách Nhà nước. Các bộ, ngành, cơ sở giáo dục chưa có ý thức về việc vận động, huy động nguồn lực để phát triển giáo dục. Cách làm và thực hiện chính sách chưa làm cho nhà đầu tư tin tưởng vào việc sử dụng hiệu quả nguồn lực huy động từ công tác xã hội hóa. Người dân chưa hiểu rõ quy trình, trình tự thủ tục về huy động giáo dục hóa xã hội, các cơ quan quản lý Nhà nước chưa triển khai, hướng dẫn và giám sát việc thực thi các chính sách. Còn thiếu các chính sách ưu đãi chuyên biệt dành cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực Giáo dục & Đào tạo...
Khi ngân sách nhà nước còn hạn chế, việc huy động các nguồn lực xã hội một cách tự nguyện để đầu tư nâng cao điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục là chính đáng và hết sức cần thiết. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy một số cấp ngành các địa phương chưa hiểu đúng và làm đúng pháp luật về giáo dục hóa xã hội trong giáo dục, một số địa phương, đặc biệt người đứng đầu các cơ sở giáo dục đã thực hiện chưa đúng quy định, dẫn đến tình trạng lợi dụng hội phụ huynh học sinh, tình trạng áp đặt, cào bằng để thu tiền từ các địa phương, gây áp lực, bức xúc cho người nộp, dù tinh thần thu là tự nguyện.
Hoạt động giáo dục hóa xã hội tại Trường PTDTBT được triển khai một số nội dung đặc thù sau:
Tổ chức ăn ở, sinh hoạt cho học sinh bán trú (HSBT)
Các trường phổ thông dân tộc bán trú đều tổ chức cho HSBT ăn, ở và sinh hoạt tập trung tại trường, một số ít trường do cơ sở vật chất còn hạn chế nên bố trí cho HSBT ở nhờ nhà dân ở xung quanh trường. Mọi hoạt động liên quan đến sinh hoạt của HSBT đều do nhà trường quản lý. Công tác tổ chức ăn ở, sinh hoạt cho HSBT đã được các nhà trường thực hiện theo các phương châm như nhà ở tập trung, ăn tập trung và quản lý tập trung); “sáu hơn ở nhà” (ăn ngon hơn, vui hơn, an toàn hơn, lao động tốt hơn, ở tốt hơn và học tập tốt hơn) và thực hiện mục tiêu đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở cho HSBT.
Đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số
Tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực học sinh trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông, tích cực đổi mới phương pháp dạy học phù hợp đối với học sinh dân tộc thiểu số giúp cho các em chủ động lĩnh hội kiến thức phù
hợp với khả năng tư duy, chất lượng giáo dục từ đó được nâng lên cả về lượng và chất.
Tổ chức các nội dung giáo dục đặc thù
Tổ chức các nội dung giáo dục đặc thù ở trường PTDTBT là hoạt động quan trọng để thu hút và tạo động cơ học tập đúng đắn cho cho các em, góp phần vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số; tạo sân chơi bổ ích cho học sinh, thúc đẩy học sinh thực hiện tốt công tác chuyên cần, khắc phục tình trạng học sinh dân tộc thiểu số bỏ học.
Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khoá
Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa trong trường PTDTBT nhằm tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, văn hoá truyền thống, kỹ năng sống... để thu hút HSDTTS vào các hoạt động có ích, từng bước thay đổi những tập tục, lối nghĩ, nếp sống lạc hậu.
Tăng cường tiếng Việt cho HSDTTS
Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu là nhiệm vụ chuyên môn đặc thù quan trọng ở trường phổ thông dân tộc bán trú hiện nay; đây được coi như là điều kiện cần và đủ để nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi.
Hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú đã và đang làm thay đổi tích cực chất lượng giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi; sự phát triển nhanh về quy mô, số lượng và nâng cao chất lượng đã khẳng định được vai trò to lớn của các trường trong việc huy động tối đa học sinh tiểu học và trung học cơ sở trong độ tuổi tới trường, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; góp phần quan trọng vào việc củng cố và duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở; nâng cao dân trí và phát triển nguồn nhân lực ở vùng vùng dân tộc thiểu số, miền núi. [27]
1.3.3.2. Cộng đồng trách nhiệm trong giáo dục
Các đơn vị giáo dục phải hiểu đúng quy định, quy trình và bản chất xã hội hóa giáo dục để tránh hiểu nhầm và phát sinh những hiện tượng tiêu cực. Để các chính sách đi vào cuộc sống trong điều kiện khả năng đáp ứng của ngân sách Nhà nước cho giáo dục còn nhiều khó khăn, quá trình đổi mới đất nước đã và đang đặt ra nhiều thách thức cho việc đổi mới GD&ĐT, điều đó đòi hỏi cần phải có kinh phí bổ sung để đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy, trang bị thêm phương tiện, thiết bị, công nghệ dạy học mới.
Vì vậy, để thúc đẩy hoạt động xã hội hóa giáo dục, huy động tối đa nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, đầu tư phát triển GD&ĐT, chúng ta cần thực hiện có hiệu quả hệ thống những chủ trương, đường lối đã được Đảng và Nhà nước triển khai trong thời gian qua. Đồng thời, điều chỉnh những chính sách phù hợp, hoàn thiện các văn bản, chính sách, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, thuận lợi để khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo.
biến và tuyên truyền giải thích rộng rãi, vận động cho nhân dân, toàn xã hội hiểu đúng về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xã hội hóa giáo dục. Khi thực hiện xã hội hóa giáo dục thì trách nhiệm của xã hội trong giáo dục tăng lên, nhưng Nhà nước vẫn phải đảm nhiệm vai trò nòng cốt, bảo đảm cho mọi công dân quyền học văn hóa và học nghề bằng nhiều hình thức; đầu tư các nguồn lực để phát triển giáo dục; hỗ trợ việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức và nhân viên hoạt động trong lĩnh vực giáo dục… Xã hội hóa giáo dục là quá trình huy động sự tham gia dưới các hình thức khác nhau của các chủ thể và cộng đồng xã hội đối với giáo dục nhằm nâng cao chất lượng cung ứng các dịch vụ và mở rộng đối tượng hưởng thụ, bảo đảm công bằng xã hội trong đóng góp và hưởng thụ các dịch vụ giáo dục. Theo đó, cộng đồng trách nhiệm trong giáo dục bao gồm những nội dung và yêu cầu sau:
Trách nhiệm của Nhà nước trong xã hội hóa giáo dục
Một là, Nhà nước sẽ thực hiện vai trò giám sát, quản lý các cơ sở giáo dục và tách biệt với việc thực hiện chính sách giáo dục. Nhiệm vụ chủ yếu của Nhà nước là tạo ra môi trường chính sách, định ra quy tắc tự chủ; bảo đảm trách nhiệm xã hội của các trường đi vào cuộc sống, duy trì trật tự hoạt động cung cấp dịch vụ giáo dục và hạn chế sự vụ lợi quá mức làm xao nhãng lợi ích dài hạn của giáo dục.
Hai là, khuyến khích sự tham gia và phối hợp của các cơ sở giáo dục trong quản lý giáo dục. Mặc dù, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong bảo đảm sự phát triển lành mạnh của hệ thống giáo dục nhưng không nhất thiết phải trực tiếp và tự mình thực hiện tất cả mọi công việc quản lý. Quan niệm về quản lý chia sẻ, phối hợp hay hợp tác phù hợp cần được xác lập để bảo đảm có sự tham gia ý kiến của giới chuyên môn, những người có năng lực tốt nhất, trước khi các quyết định hay chính sách được đưa ra cũng như giảm bớt gánh nặng tác nghiệp của cơ quan nhà nước.
Ba là, bảo đảm trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục đi vào cuộc sống. Vai Nhà nước không chỉ bó hẹp ở việc bảo đảm dịch vụ giáo dục được cung cấp mà còn mở rộng bảo đảm cho hàng hóa công đặc biệt này được cung cấp một cách trung thực và có chất lượng, không chỉ buộc các trường phải chịu trách nhiệm mà còn phải thúc ép các trường thực hiện trách nhiệm giải trình với các bên liên quan khác. Nhà nước cần hoàn thiện thể chế và chính sách về trách nhiệm của các bên liên quan, nhất là của Nhà nước và của nhà trường. Cần tập trung rà soát, ban hành quy định và thủ tục cấp phép thành lập trường và mở ngành, cần quy định việc kiểm tra thực tế bắt buộc.
Bốn là, Nhà nước bảo đảm cho mọi công dân được hưởng “quyền học văn hóa và học nghề bằng nhiều hình thức” đã được quy định trong Hiến pháp; xác lập khuôn khổ pháp lý để phát triển giáo dục; tạo điều kiện để toàn xã hội được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ giáo dục theo định hướng công bằng, hiệu quả và phát triển; thể chế hóa quyền và trách nhiệm tham gia cung ứng các dịch vụ giáo dục của các cá nhân, tổ chức, cộng đồng xã hội cũng như quyền được hưởng thụ các dịch vụ đó của người dân.
Tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, nhà nước miễn học phí hoặc thu mức thu học phí thấp đối với tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông...
Năm là, Nhà nước đầu tư các nguồn lực (tài chính, đất đai…) để phát triển giáo dục. Mặc dù xã hội hóa giáo dục đã huy động được nhiều nguồn lực trong nhân dân, nhưng nguồn đầu tư của Nhà nước vẫn rất quan trọng, đặc biệt đầu tư cho các vùng sâu, vùng xa. Sự đầu tư đó của Nhà nước cũng là sự thể hiện bản chất ưu việt của chế độ ta đối với việc thực hiện công bằng trong lĩnh vực giáo dục, bảo đảm quyền được học của người dân.
Sáu là, Nhà nước tạo lập cơ chế, chính sách và trực tiếp hỗ trợ việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức và nhân viên hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Đồng thời xây dựng và hoàn thiện thể chế quản lý GD, ĐT, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, tiền lương, kỷ luật, tôn vinh, khen thưởng đội ngũ công chức, viên chức, người lao động trong lĩnh vực giáo dục. Qua đó xây dựng đội ngũ công chức, viên chức, nhân viên giáo dục đầy đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, phát huy vai trò, trách nhiệm; xã hội thêm tin tưởng, trọng dụng, tôn vinh … Có như vậy hiệu quả XHHGD mới đạt kết quả như mong muốn.
Bảy là, Nhà nước tập hợp, huy động xã hội hóa phát triển giáo dục, tạo môi trường phát triển cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực giáo dục. Nhà nước là “nhạc trưởng” chỉ huy dàn nhạc XHH các hoạt động giáo dục. Chính việc thực hiện tốt vai trò tạo lập khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách, tổ chức đào tạo, sử dụng tốt đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên giáo dục… sẽ tạo được môi trường phát triển cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực giáo dục.
Tám là, Nhà nước giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục. Đây là nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước mà không ai có thể thay thế. Xã hội hóa các hoạt động giáo dục thu hút nhiều chủ thể, nhiều lực lượng, nhiều nguồn lực xã hội tham gia, trong đó không loại trừ một số cá nhân, tổ chức thông qua đầu tư vào lĩnh vực giáo dục để tìm kiếm lợi ích, lợi nhuận bất chấp luật pháp. Vì thế, Nhà nước cần phải thực hiện tốt vai trò giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật. Như vậy, khi thực hiện XHHGD, Nhà nước không phó thác nhiệm vụ của mình cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, mà tạo điều kiện để xã hội cùng tham gia vào các hoạt động giáo dục, bảo đảm nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội được học tập trong môi trường xã hội lành mạnh.
Trách nhiệm của xã hội trong xã hội hóa giáo dục
Một là, tất cả tầng lớp nhân dân và các đoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và từng người dân luôn tham gia vào đóng góp nguồn lực vật chất và tinh thần, tham gia ý kiến đối với Nhà nước về các chính sách, pháp luật có liên quan đến giáo dục nhằm tạo môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi để phát triển cho sự nghiệp giáo dục. Lĩnh vực giáo dục cần nhiều lực lượng tham gia bao gồm: cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, nhà trường, gia đình, xã hội, giáo viên, người thân, bạn bè...
Giáo dục không chỉ là trách nhiệm của nhà trường mà của cả gia đình và xã hội, được liên kết, hỗ trợ, trang bị kiến thức, hình thành và phát triển nhân cách, định hướng ngành, nghề cho người học.
Hai là, các thành phần kinh tế, các đoàn thể nhân dân và mỗi người dân tùy vào khả năng và điều kiện của mình tham gia cung ứng các dịch vụ giáo dục theo quy định của pháp luật và có quyền hưởng thụ lợi ích từ dịch vụ đó. Hiện nay, nhu cầu học tập của các tầng lớp nhân dân là rất lớn. Các trường học tư đã góp phần đáp ứng nhu cầu học tập, góp phần làm giảm sức ép, sự quá tải đối với các cơ sở giáo dục công lập; góp phần tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi hơn trong việc cung cấp các dịch vụ giáo dục cho nhân dân.
Ba là, các tổ chức xã hội giám sát, kiểm tra và phản biện đối với các hoạt động giáo dục, nhằm góp phần khắc phục những hạn chế, tiêu cực, tạo nên sự cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh trong các hoạt động của giáo dục. Các tổ chức xã hội, cá nhân, nhân dân vì là người cung ứng và hưởng thụ các dịch vụ giáo dục nên cần hiểu rõ những kết quả, hạn chế, tiêu cực trong các hoạt động giáo dục. Đồng thời giám sát, kiểm tra và phản biện đối với các hoạt động giáo dục, Nhà nước cần có cơ chế để các lực lượng này tiếp cận được những thông tin, bày tỏ được chính kiến, đề đạt được nguyện vọng của mình.
Hoạt động xã hội hóa giáo dục không chỉ là công việc của ngành giáo dục, mà còn là sự nghiệp của toàn dân, của mọi tổ chức kinh tế, xã hội. Cùng với Nhà nước,