Quản lý thể chế hóa các quy định về xã hội hóa giáo dục trong trường

Một phần của tài liệu ÐẠI học HUẾ (Trang 42)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4.5. Quản lý thể chế hóa các quy định về xã hội hóa giáo dục trong trường

PTDTBT THCS

Một là, đổi mới, hoàn thiện cơ chế, thể chế quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở. Phát huy vai trò của chính quyền địa phương trong định hướng, điều hành, phối hợp các hoạt động giáo dục. Theo đó, Ủy ban nhân nhân cấp huyện và các đơn vị liên quan cần xây dựng cơ chế phối hợp trong công tác điều hành các hoạt động giáo dục; giao quyền tự chủ về tài chính; tự chủ xây dựng và quản lý chương trình giáo dục. Tăng cường kiểm soát chất lượng công tác quản lý, tổ chức hoạt động giáo dục của các trường. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá đơn vị, đánh giá hoạt động của các trường PTDTBT THCS dựa trên cơ sở kết quả các hoạt động giáo dục của trường, kết quả đánh giá đầu ra của học sinh, kết quả tham gia các hoạt động chung của ngành…

Hai là, phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, huy động sự tham gia của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân dân trong việc lựa chọn mô hình trường học, định hướng đổi mới những nội dung, phương pháp giảng dạy cấp phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, đáp ứng được yêu cầu. Theo đó, UBND các cấp cần thực hiện tốt nhiệm vụ phân tích, đánh giá đúng thực trạng phát triển giáo dục phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở; nghiên cứu kinh nghiệm triển khai của các mô hình trường học tiên tiến phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Ba là, tăng cường xây dựng hệ thống thông tin quản lý về giáo phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa quản lý nhà nước về giáo dục trung học cơ sở. Thiết lập ngân hàng dữ liệu, thông tin về ngành Giáo dục & Đào tạo, trong đó có thông tin QLNN về giáo dục trung học cơ sở, đáp ứng nhu cầu trong công tác chỉ đạo quản lý. Phối hợp với các đơn vị cung cấp phần mềm, chuyển giao công nghệ thiết kế các module, phần mềm cần thiết phục vụ công tác quản lý thông tin hoạt động giáo dục.

Bốn là, đổi mới công tác quy hoạch, tuyển chọn, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện tốt chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên PTDTBT THCS đảm bảo công khai, khách quan, chọn đúng người thật sự có năng lực, đáp ứng yêu cầu về công tác quản lý các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở; Thường xuyên rà soát, xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch. Xây dựng cơ chế, chính sách đãi ngộ, điều kiện để phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở.

hành chính sách, pháp luật về giáo dục, đào tạo của các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở. Qua đó giúp Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan quản lý giáo dục kịp thời phát hiện những mặt hạn chế trong công tác quản lý và tổ chức hoạt động giáo dục tại các phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở. Hoạt động thanh tra, kiểm tra cần được tiến hành theo chương trình, kế hoạch, triển khai một cách công khai, độc lập, tránh hình thức; bảo đảm đánh giá được toàn diện công tác quản lý, tổ chức hoạt động giáo dục của các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở.

Sáu là, xây dựng và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia, trường chất lượng cao theo định hướng hội nhập quốc tế. Theo đó, Ủy ban nhân dân các cấp cần xây dựng đề án phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia, trường chất lượng cao tại các địa phương theo từng giai đoạn. Đối với các trường chưa đạt chuẩn quốc gia, rà soát về cơ sở vật chất, xây dựng bổ sung phòng học…, hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 có 100% các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở tại địa phương đạt chuẩn quốc gia. Ưu tiên quỹ đất, kinh phí, nguồn nhân lực phục vụ xây dựng trường trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở chất lượng cao. Giao chỉ tiêu cho từng trường đơn vị để có trách nhiệm tuyên truyền, vận động các tổ chức cá nhân, huy động các sáng kiến của nhân dân, cộng đồng...

Tiểu kết Chương 1

Chương 1 đã tập trung nghiên cứu tổng quan về Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các Trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở, khái quát những khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, xã hội hóa giáo dục, xã hội hóa giáo dục trong trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ, quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường.

Khái quát những nội dung xã hội hóa giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở, quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở. Qua đó cho thấy công tác Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các Trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở có vai trò hết sức quan trọng, quyết định sự thành công, hiệu quả trong Quản lý, triển khai thực hiện chính sách giá dục, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo bậc phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở ở các địa phương.

Tuy nhiên để thực hiện được nhiệm vụ đó, cần có sự thống nhất, đồng bộ, sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương trong công tác giáo dục và sự nỗ lực của ngành giáo dục ở địa phương trong đó phải nghĩ đến việc quy hoạch, xây dựng cơ chế, chính sách Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các Trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ, mở rộng xã hội hóa thực hiện tốt sự nghiệp giáo dục tại các địa phương. Đây là những cơ sở để làm rõ hơn thực trạng nội dung được nghiên cứu tại Chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ

TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN NAM TRÀ MY TỈNH QUẢNG NAM 2.1. Mô tả quá trình khảo sát

2.1.1. Mục đích khảo sát

Tiến hành thực hiện khảo sát, thực tiễn công tác xã hội hóa giáo dục và quản lý công tác xã hội hóa giáo dục các trường PTDTBT THCS huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam và phân tích đánh giá kết quả thu được qua quá trình khảo sát. Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục, đáp ứng yêu cầu đặt ra, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo gắn với phát triển kinh tế, an sinh xã hội trên địa bàn huyện.

2.1.2. Nội dung khảo sát

- Ý kiến về thực trạng trong quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường PTDTBT THCS tại huyện Nam Trà My.

- Nhận thức về công tác xã hội hóa giáo dục tại các trường PTDTBT THCS huyện Nam Trà My.

- Nhận thức của giáo viên về công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường PTDTBT THCS tại huyện Nam Trà My.

2.1.3. Đối tượng khảo sát

- Lãnh đạo Phòng Giáo dục&Đào tạo: 02

- Cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng): 10 - Giáo viên: 48

- Phụ huynh học sinh: 40

- Khảo sát tại 5 trường PTDTBT THCS (Trường THCS Trà Tập, THCS Trà Mai, THCS Trà Don, THCS Trà Vân, THCS Trà Dơn).

2.1.4. Hình thức khảo sát

Tiến hành xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến dành cho cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh tại các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Nam Trà My.

2.2. Khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và giáo dục đào tạo huyện Nam Trà My huyện Nam Trà My

2.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam

Nam Trà My là một huyện miền núi phía Tây của tỉnh Quảng Nam, thuộc diện 62 huyện nghèo của cả nước. Được thành lập trên cơ sở chia tách từ huyện Trà My trước đây theo Nghị định số 72/2003/NĐ-CP ngày 20/6/2003 của Chính phủ. Đây là một vùng đất giàu truyền thống cách mạng, có bản sắc văn hoá và tài nguyên thiên

nhiên phong phú, đa dạng.

Các chế độ, chính sách cho người có công, hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội được giải quyết chu đáo, kịp thời và đảm bảo theo quy định. Sau nhiều năm nỗ lực phấn đấu, đến nay thành phố cơ bản xóa xong hộ nghèo. Công tác đào tạo nghề, bảo vệ chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới tiếp tục được quan tâm thực hiện.

Tính đến 31.8.2020 tổng nguồn vốn chính sách xã hội cho vay lũy kế gần 166 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn Trung ương hơn 157,5 tỷ đồng, nguồn ngân sách tỉnh hơn 7,7 tỷ đồng và nguồn vốn ngân sách huyện 670 triệu đồng. Riêng tổng dư nợ cho vay từ năm 2016 đến 31.8.2020 hơn 163,6 tỷ đồng với 4.469 hộ vay. Từ nguồn vốn này, hơn 150 hộ nghèo có điều kiện xây nhà ở kiên cố; tạo việc làm cho 330 lao động; giúp cho 277 hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo chưa có đất trồng trọt vay vốn để khai hoang đất và chuyển đổi nghề nghiệp và 1.025 hộ sản xuất kinh doanh nhỏ vay vốn để phát triển kinh tế tại vùng đặc biệt khó khăn. Trong những năm qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi này đã giúp cho 2.140 hộ thoát nghèo bền vững và 989 hộ mới thoát nghèo có vốn để sản xuất kinh doanh.

Hầu hết các chỉ tiêu đều thực hiện đạt và vượt so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015 - 2020. Trong đó, nhiều chỉ tiêu cơ bản như thu nhập bình quân đầu người ước tính đến cuối năm 2020 đạt hơn 24 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 8,38%/năm; giảm từ 70,89% năm 2015 xuống còn 37,37% năm 2019. Thực hiện di dời, sắp xếp, xen ghép 43 khu dân cư với hơn 1.920 hộ dân...

Tốc độ phát triển kinh tế của huyện trong 5 năm qua tương đối ổn định và phấn đấu đạt mức thu nhập bình quân đầu người trên 42 triệu đồng/người/năm vào năm 2025. Đến nay, nhờ nguồn lực đầu tư của Nhà nước, người dân của huyện mạnh dạn đầu tư vườn trồng sâm Ngọc Linh, các loại cây dược liệu đem lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.

Định hướng của Nam Trà My là ưu tiên phát triển mạnh các mô hình du lịch vùng sâm, thiên nhiên và căn cứ cách mạng, phấn đấu thu hút 50.000 khách du lịch mỗi năm. Huyện cũng phấn đấu đưa xã Trà Linh hoàn thành xã nông thôn mới; hoàn thành sắp xếp 115 khu dân cư vào năm 2025...

Để hoàn thành các mục tiêu đề ra ở nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ và nhân dân trên địa bàn huyện xác định tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, phát huy dân chủ, bản sắc văn hóa và truyền thống cách mạng, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững; quyết tâm xây dựng Nam Trà My trở thành huyện khá trong khối các huyện miền núi của tỉnh [51].

2.2.2. Khái quát về các trường PTDTBT THCS huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam Quảng Nam

Sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của UBND huyện Nam Trà My, nhất là đối với các trường trong lộ trình xây dựng trường chuẩn quốc gia và kiểm định chất lượng.

Công tác chuyên môn cấp trung học cơ sở được quan tâm và đầu tư đúng mức; có kế hoạch, chương trình dài hạn và sự theo dõi, điều chỉnh qua nhiều năm học để phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Thực hiện đảm bảo biên chế năm học và nội dung chương trình mặc dù điều kiện dịch bệnh Covid - 19 xảy ra và có nhiều diễn biến phức tạp.

Cán bộ quản lý các trường THCS luôn quan tâm và chỉ đạo sâu sát đến các hoạt động chuyên môn và hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường.

Bảng 2.1. Hệ thống các Trường PTDTBT THCS huyện Nam Trà My

Hệ thống các Trường PTDT BT THCS

01 Trường PTDT BT THCS Trà Linh 07 Trường PTDT BT THCS Trà Tập 02 Trường PTDT BT THCS Trà Cang 08 Trường PTDT BT THCS Trà Mai 03 Trường PTDT BT THCS Trà Don 09 Trường PTDT BT TH-THCS Long Túc 04 Trường PTDT BT THCS Trà Dơn 10 Trường PTDT BT TH-THCS Trà Vinh 05 Trường PTDT BT THCS Trà Vân 11 Trường PTDT BT TH-THCS Trà Nam 06 Trường PTDT BT THCS Trà Leng

(Ghi chú: Có 3 trường sáp nhập lại thành trường Tiểu học và THCS)

Nguồn: Phòng giáo dục và đào tạo huyện Nam Trà My

Phòng Giáo dục & Đào tạo đã quán triệt, triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Sở Giáo dục & Đào tạo; hoàn thành được mục tiêu, kế hoạch cấp học đề ra. Thực hiện tốt các cuộc vận động và chủ đề năm học. Tích cực đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục. Trong đó, chú trọng đẩy mạnh các nội dung đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, đổi mới sinh hoạt chuyên môn, từng bước nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục tại các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở trên địa bàn huyện.

2.2.3. Thực trạng giáo dục và đào tạo huyện Nam Trà My

Trong những năm qua, trên cơ sở thực hiện chủ trương của Đảng và các chính sách của Nhà nước về đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo, các cấp chính quyền huyện Nam Trà My đã đạt được những kết quả nhất định, thu hút đáng kể nguồn lực đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo, tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc huy động các nguồn lực của xã hội cho giáo dục và đào tạo trong thực tiễn thời gian qua vẫn còn khiêm tốn, hạn chế.

Các địa phương, các trường PTDTBT THCS đã triển khai thực hiện hiệu quả hoạt động chuyên môn, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo, công tác huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước thông qua đóng góp, đầu tư của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, cộng đồng và đông đảo nhân dân cho phát triển giáo dục và đào tạo đã đạt được những kết quả nhất định, thu hút đáng kể nguồn lực đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo, được sự đồng tình, ủng hộ của các cấp, các ngành và mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện. Sự

phát triển của các trường PTDTBT THCS, được huy động từ nguồn lực của xã hội đã góp phần thúc đẩy việc áp dụng những cách tiếp cận giáo dục tiên tiến của thế giới, nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Nam Trà My.

Bảng 2.2. Đội ngũ CBQL, GV, NV năm học 2019-2020 Cấp học Tổng số CBQL GV NV TPT MN-MG 170 18 135 17 0 TH 288 23 239 17 09 THCS 189 22 142 14 11 Cộng 647 63 516 48 20

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2019-2020 của Phòng GD&ĐT huyện

Phòng Giáo dục & Đào tạo đã quán triệt, triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Sở Giáo dục & Đào tạo; hoàn thành được mục tiêu, kế hoạch các cấp học đề ra. Thực hiện tốt các cuộc vận động và chủ đề năm học. Phòng Giáo dục & Đào tạo đã chỉ đạo các đơn vị trường học rà soát lại nội dung dạy học trong sách giáo khoa, xây dựng kế hoạch dạy học cho từng bộ môn, tổ chuyên môn;

Một phần của tài liệu ÐẠI học HUẾ (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)