Phát triển đội ngũ giáo viên theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 28 - 29)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.1. Phát triển đội ngũ giáo viên theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực

1.4.1.1. Nguồn nhân lực

Theo nghĩa rộng: là tổng thể các tiềm năng của con người trong một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một địa phương đã được chuẩn bị ở mức độ nào đó, có khả năng huy động vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Theo nghĩa hẹp: Nguồn nhân lực là toàn bộ lực lượng lao động trong nền kinh tế quốc dân, nghĩa là bao gồm những người trong độ tuổi nhất định nào đó có khả năng lao động, thực tế đang có việc làm và những người thất nghiệp.

Liên hợp quốc đã đưa ra định nghĩa: Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, kiến thức và năng lực thực có thực tế cùng với những năng lực tồn tại dưới dạng tiềm năng của con người. Quan điểm này của liên hợp quốc tập trung vào yếu tố chất lượng của nguồn nhân lực là chính.

Theo giáo sư, viện sỹ Phạm Minh Hạc: Nguồn nhân lực là tổng thể những tiềm năng của con người, trước hết là tiềm năng lao động, bao gồm: thể lực, trí lực, phẩm chất và nhân cách của con người nhằm đáp ứng yêu cầu của một cơ cấu kinh tế - xã hội nhất định, có thể là một quốc gia, một vùng, một ngành hoặc một tổ chức nhất định trong hiện tại và tương lai.

Từ những quan điểm trên có thể thấy rằng: 1- Nguồn nhân lực là toàn bộ những người trong độ tuổi lao động với khả năng của họ tham gia vào quá trình lao động sản xuất; 2- Nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển không chỉ hiện tại mà cả trong tương lai.

1.4.1.2. Phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của nhà quản lý để đảm bảo tổ chức luôn vận động phát triển theo kịp với sự vận động, thay đổi và phát triển của xã hội.

Phát triển nguồn nhân lực cùng với sử dụng và tạo môi trường cho nguồn nhân lực là ba nội dung trong quản lý nguồn nhân lực. Trong phát triển nguồn nhân lực cần phân định rõ giữa phát triển con người với tư cách làm mục tiêu và phát triển nguồn nhân lực với tư cách là nguồn vốn.

Phát triển con người là mục tiêu phải tạo ra cho con người một cuộc sống tốt hơn, được hưởng những dịch vụ y tế, giáo dục tốt, giải quyết việc làm, thu nhập… hướng đến một cuộc sống hạnh phúc, hưởng thụ.

Phát triển nguồn nhân lực với tư cách là nguồn vốn thì cần sự đầu tư để tạo ra một nguồn nhân lực có chất lượng cao và đảm bảo về số lượng đáp ứng được yêu cầu thực hiện mục tiêu phát triển của tổ chức. Tuy nhiên, phát triển nguồn nhân lực là tác động đến con người, do đó, nhà quản lý phải lưu ý đến các vấn đề liên quan đến con người như: tâm lý, tình cảm, văn hóa, tơn giáo, dân tộc, lợi ích…

Phát triển nguồn nhân lực thể hiện qua năm nội dung:

Quy hoạch nguồn nhân lực: là quá trình xem xét một cách có hệ thống các nhu cầu về nguồn nhân lực để vạch ra kế hoạch làm thế nào để đảm bảo mục tiêu “đúng người - đúng việc - đúng lúc”.

Tuyển chọn, sử dụng: là quá trình tìm kiếm, thu hút, lựa chọn những người có trình độ, năng lực, phẩm chất phù hợp với vị trí việc làm và bố trí, sắp xếp người lao động phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm, phát huy tối đa khả năng của người lao động. Đào tạo, bồi dưỡng: Là tổ chức các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động nâng cao trình độ, kĩ năng làm việc thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình.

Đánh giá: Nhà quản lý tổng hợp, phân tích thơng tin thu được qua quá trình theo dõi đội ngũ mình quản lý thực hiện cơng việc. Trên cơ sở đó đưa ra nhận định về trình độ, năng lực, thái độ, phẩm chất nhân cách, kết quả làm việc … của người lao động và đối chiếu với tiêu chuẩn, mục tiêu đề ra ban đầu để có được thơng tin tồn diện về đội ngũ làm căn cứ đưa ra các quyết định về phát triển đội ngũ.

Xây dựng môi trường làm việc và tạo động lực: Nhà quản lý tạo ra động lực làm việc cho nhân viên thông qua cơ chế làm việc của tổ chức như dân chủ, công khai, thưởng phát phân minh; thông qua quan hệ giữa người với người trong tổ chức, xây dựng sự đồn kết, gắn bó, biến những cá nhân cụ thể thành một khối thống nhất cùng hướng về mục tiêu chung.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)