8. Cấu trúc luận văn
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Bắc Trà My là huyện miền núi cao của tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Tam Kỳ 50 km về phía Tây Nam, phía Bắc giáp huyện Tiên Phước và Hiệp Đức, phía Tây giáp huyện Phước Sơn, phía Nam giáp huyện Nam Trà My, phía Đông giáp huyện Núi Thành và tỉnh Quảng Ngãi. Diện tích tự nhiên là 846,9 km2, với gần 21% đất nông nghiệp và 69% đất lâm nghiệp.
Toàn huyện có 13 đơn vị hành chính xã, thị trấn; số xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK) theo quy định của Nhà nước là 07/13 xã, thị trấn; Tỉ lệ hộ nghèo năm 2020 chiếm khoảng 28,93% (giảm 23,13% so với năm 2015); có 20 thành phần dân tộc, trong đó chủ yếu gồm: Kinh, Kor, Cadong, Xêđăng, Mơnông và các thành phần dân tộc khác cùng sinh sống; Dân số toàn huyện khoảng 46.000, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 58,7%, có trên 11.000 hộ gia đình. Người dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp và lâm nghiệp. Mạng lưới giao thông của huyện được quy hoạch, xây dựng liên xã thuận lợi cho việc đi lại giữa các xã, các vùng trong huyện. Khoảng cách đi lại từ trung tâm huyện đến trung tâm các xã vùng cao xa nhất của huyện là 45 km.
Ngoài ra, huyện Bắc Trà My là một nơi được biết đến có nhiều di tích lịch sử, thắng cảnh thiên nhiên, các loại cây dược liệu quý hiếm và có bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc anh em, trong đó phải kể đến là Khu di tích Trung Trung bộ Nước Oa – là căn cứ địa cách mạng Khu ủy Khu V, khu Di tích lịch sử Đồn Xã Đốc; Thủy điện Sông Tranh 2, núi Hòn Bà hùng vĩ; có cây dược liệu quý hiếm như Sa nhân đỏ, thương hiệu Quế Trà My; có điệu múa cồng chiêng của dân tộc Kor và Ca dong, ... Tất cả đã làm nên bản sắc văn hóa độc đáo và rất riêng của Đất và Người Bắc Trà My.