Chỉ đạo các trường xây dựng môi trường sư phạm văn hóa, dân chủ, đồn

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 79 - 82)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Biện pháp Phát triển ĐNGV THCS huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam đáp ứng

3.2.6. Chỉ đạo các trường xây dựng môi trường sư phạm văn hóa, dân chủ, đồn

đồn kết

a. Mục đích, ý nghĩa

Trong nhiệm vụ đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo Đảng ta đã đề ra giải pháp đổi mới chương trình, nội dung, chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Đồng thời, tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Các giá trị tinh thần ln là thành tố quan trọng để giúp cho tổ chức, đơn vị phát triển, đối với nhà trường thì yếu tố tinh thần và văn hóa nhà trường ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh, chất lượng giáo dục và hiệu quả hoạt động của nhà trường, góp phần tích cực trong thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Chính vì vậy, việc xây dựng mơi trường sư phạm văn hóa, dân chủ, đồn kết là việc làm cấp thiết của các trường học nói chung và các trường THCS trên địa bàn huyện Bắc Trà My nói riêng.

Xây dựng văn hố nhà trường giúp ĐNGV thấy được tầm nhìn về sự phát triển, có quan điểm chung, thống nhất về mục đích về sự phát triển của nhà trường. ĐNGV biết làm chủ bản thân, xác định rõ cơng việc và những hoạt động mà mình phải chịu trách nhiệm đối với nhà trường, biết sống và làm việc trong tình tương thân, tương ái; chia sẻ thông tin, tạo điều kiện cho nhau phát triển, tạo sự kích thích để mỗi cá nhân phát triển về đạo đức, lối sống, chun mơn, nghiệp vụ, thúc đẩy q trình tự bồi dưỡng.

b. Nội dung giải pháp

Xây dựng môi trường sư phạm văn hóa trước hết là phải làm cho mọi người nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa nhà trường, xác định trách nhiệm của bản thân trong triển khai thực hiện, phải gắn nhiệm vụ của cá nhân vào trong nhiệm vụ của tập thể. Nói cách khác là làm cho mọi người tự giác thực hiện những nhiệm vụ, xem

trường học như ngơi nhà thứ hai của mình, từ đó mới có sự cộng đồng trách nhiệm trong việc xây dựng và phát triển nhà trường.

Hoàn thiện quy hoạch tổng thể nhà trường, trên cơ sở đó tham mưu UBND huyện đầu tư kinh phí nâng cấp xây dựng cơ sở vật chất theo lộ trình, đảm bảo các phịng học, phịng chức năng theo quy định; mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học; xây dựng môi trường sư phạm xanh – sạch – đẹp, an toàn; tạo động lực và điều kiện tốt nhất cho đội ngũ giáo viên phát huy năng lực chuyên môn và nghiên cứu khoa học.

Phòng GD&ĐT tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các trường THCS thực hiện tốt các nội dung cụ thể sau:

Hiệu trưởng trường THCS tổ chức lấy ý kiến của cán bộ, giáo viên, phụ huynh, các cơ quan đoàn thể trong và ngoài nhà trường về cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong nhà trường với các đơn vị ngoài nhà trường theo đúng chức năng nhiệm vụ nhằm thực hiện xây dựng văn hoá nhà trường.

Triển khai thực hiện thường xuyên phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Lãnh đạo nhà trường có mối quan hệ thân thiện với giáo viên, cán bộ, học sinh, phụ huynh; các đồng nghiệp đối xử thân thiện với nhau; giáo viên thân thiện với học sinh; các học sinh đối xử thân thiện với nhau, … xây dựng văn hóa tinh thần trong nhà trường, xây dựng ở giáo viên, cán bộ một thái độ mang tính tích cực, chủ động hồn thành đúng tiến độ các nhiệm vụ được giao. Giáo viên được chia sẽ về sứ mệnh và tầm nhìn của nhà trường, đồng thời tạo điều kiện và khuyến khích ĐNGV tham gia đóng góp ý kiến, hiến kế vào các hoạt động giáo dục, dạy học nhằm phát triển nhà trường.

Xây dựng tập thể vững mạnh thông qua tổ chức cơng đồn trong nhà trường, một khi tổ chức Cơng đồn vững mạnh sẽ là cầu nối giữa chính quyền với ĐNGV, nhân viên. Cơng đồn tổ chức tun truyền, giáo dục, vận động, tập hợp quần chúng, tạo ra mối đồng thuận trong tập thể sư phạm, đồn kết, gắn bó và giúp đỡ lẫn nhau; mọi người thực hiện nhiệm vụ với tinh thần thi đua và tâm lý thoải mái nhất. Từ đó sẽ hỗ trợ đắc lực cho chính quyền thực hiện hồn thành các nhiệm vụ của nhà trường.

Tăng cường chỉ đạo xây dựng các giá trị vật chất cần thiết của nhà trường, đồng thời phát huy những giá trị vật chất hiện có và phù hợp với văn hóa nhà trường. Đây là điều kiện hết sức quan trọng trong việc xây dựng môi trường làm việc thân thiện và đảm bảo cho hoạt động giáo dục của nhà trường được thực hiện hiệu quả nhất. Nếu thiếu các giá trị vật chất thì hoạt động giáo dục của nhà trường không thể tiến hành đạt hiệu quả.

Phát huy vai trị của lãnh đạo các nhà trường, có cơ chế ưu đãi, khuyến khích đối với cán bộ, giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và nêu gương điển hình để học tập và làm theo. Huy động nguồn lực xã hội hóa để khen thưởng, động viên kịp thời, đồng thời đề nghị cấp trên xử lý hoặc điều chuyển công tác đối với những giáo viên khơng chịu khó học tập, rèn luyện, thiếu tinh thần trách nhiệm, gây mất đoàn kết nội bộ, vi phạm các quy định của nhà trường.

c. Cách thức tổ chức thực hiện

Hằng năm, trong hướng dẫn nhiệm vụ năm học, Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường thực hiện đảm bảo quy chế dân chủ cơ sở, phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ, giáo viên trong tham gia xây dựng kế hoạch, hiến kế để nâng cao chất lượng dạy và học; các trường cần quan tâm đến công tác xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, thống nhất bằng việc làm cụ thể như: phân công lao động hợp lý, phù hợp với nguyện vọng và hoàn cảnh của từng giáo viên, nhưng đồng thời cũng đặt lợi ích của tập thể lên trên hết, trước hết.

Phòng GD&ĐT phối hợp với Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện tham mưu UBND huyện xây dựng lộ trình đầu tư cơ sở vật chất theo hướng đạt chuẩn và ngày càng kiên cố và mua sắm trang thiết bị giáo dục đảm bảo dạy và học theo quy định về thực hiện Chương trình GDPT 2018.

Phịng GD&ĐT phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đồng thời tổ chức Hội thi “Xây dựng cảnh quan sư phạm và trang trí lớp học” cấp THCS, trên cơ sở đó, các trường triển khai đến ĐNGV, phụ huynh học sinh và có kế hoạch thực hiện, với nguồn kinh phí có hạn của nhà trường nên khơng thể đầu tư lớn, vì vậy, các trường cần phải huy động nguồn lực từ các nhà hảo tâm, phụ huynh học sinh để đầu tư thêm; một khi kế hoạch của nhà trường có tính khả thi, đáp ứng được nguyện vọng, đem lại lợi ích thiết thực cho giáo viên và học sinh thì việc huy động kinh phí sẽ thuận lợi.

Phòng GD&ĐT phối hợp với Liên đoàn lao động huyện thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao tạo sân chơi lành mạnh cho ĐNGV, tạo khơng khí phấn khởi, giao lưu học tập, tạo được sự gắn kết và cộng đồng trách nhiệm của ĐNGV trong nhà trường và tồn ngành. Các hoạt động cụ thể như: bóng đá, bóng chuyền nam, nữ; Hội thi tiếng hát “Công nhân viên chức, lao động ngành giáo dục”; Hội trại …

Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường THCS cần nghiên cứu và xây dựng văn hóa tổ chức trong nhà trường, trong quá trình thực hiện cần lưu ý các nội dung như: Cần phải xác định tiêu chí nhà trường văn hóa; Tạo sự đồng thuận trong tập thể giáo viên về những chiến lược, mục tiêu của nhà trường trong từng giai đoạn phát triển; xây dựng chương trình hành động, phân công nhiệm vụ để lôi cuốn mọi người cùng tham gia. Tổ chức các hoạt động và có cơ chế khuyến khích để tạo động lực cho giáo viên nghiên cứu khoa học. Tổ chức đánh giá, nhận xét, trao đổi kinh nghiệm.

Tóm lại, một khi tất cả mọi người trong tập thể đều tự giác học tập, rèn luyện, hợp tác trong thực hiện nhiệm vụ, hưởng ứng một cách nhiệt tình các chủ trương nâng cao chất lượng giáo dục, dạy học thì chất lượng ĐNGV sẽ được nâng lên, khả năng hoàn thành nhiệm vụ cao hơn. Trong điều kiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay, việc xây dựng môi trường sư phạm văn hóa, dân chủ, đồn kết là vấn đề quan trọng và cần thiết với mọi nhà trường; đòi hỏi sự quan tâm của các cấp quản lý

giáo dục, các nhà trường bằng những kế hoạch, việc làm cụ thể trong một lộ trình chiến lược hợp lý.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)