Hoạt động học trong dạy học môn Toán theo định hƣớng phát triển

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 31 - 33)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

1.3.3. Hoạt động học trong dạy học môn Toán theo định hƣớng phát triển

1.3.3.1. Đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học

Đặc điểm tâm lý HS tiểu học là một trong những vấn đề khiến nhiều thầy cô khó nắm bắt và thấu hiểu đƣợc những suy nghĩ, cảm xúc của các em trong giai đoạn này. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển thể chất, trí tuệ và hình thành nhân cách của HS.

Đối với HS tiểu học, các em có trí nhớ trực quan phát triển chiếm ƣu thế hơn trí nhớ từ ngữ. Vì vậy, HS lúc này chỉ quan tâm chú ý đến những môn học có đồ dùng, tranh ảnh trực quan sinh động, hấp dẫn, có trò chơi lôi cuốn. Ngoài ra, HS vẫn còn thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định, các em nhớ nhanh nhƣng quên cũng nhanh.

Khi đã hiểu đƣợc những đặc điểm tâm lý của HS tiểu học, GV tuyệt đối không đƣợc nóng vội. Nên dùng sự kiên nhẫn, những lời lẽ dạy bảo nhẹ nhàng, hợp tình hợp lý để hƣớng HS định hình nhân cách tốt đẹp. Đặc biệt là lấy sự gƣơng mẫu của GV làm phƣơng tiện giáo dục; xây dựng, hƣớng dẫn các nhóm học tập để tạo nên những ảnh hƣởng tích cực trên nhân cách; tổ chức HS tham gia các hoạt động cần thiết cho sự phát triển nhƣ: vui chơi, học tập, lao động,…

Động cơ học tập là những nhân tố kích thích, thúc đẩy tính tích cực, hứng thú học tập liên tục của ngƣời học nhằm đạt kết quả về nhận thức, phát triển nhân cách và hƣớng tới mục đích học tập đã đề ra.

Thái độ học tập thể hiện ở việc HS chấp hành tốt nội quy, quy định của trƣờng lớp; hợp tác với GV trong quá trình học tập; thảo luận sôi nổi, giải quyết các nhiệm vụ học tập; tích cực phát biểu xây dựng bài học; tự giác học tập, chủ động học bài và làm bài tập đầy đủ và tham gia tích cực các hoạt động, phong trào học tập do nhà trƣờng tổ chức. Ngoài ra, thái độ học tập của HS còn thể hiện ở sự tìm tòi khám phá những vấn đề mới, có khả năng sáng tạo và biết vận dụng những điều đã học vào thực tiễn.

Động cơ, thái độ học tập của HS có vai trò quyết định đối với chất lƣợng, hiệu quả học tập. Hơn thế nữa, còn có những ảnh hƣởng, chi phối mạnh mẽ đến việc hình thành phẩm chất năng lực và nhân cách HS trong quá trình học tập. Vì thế, GV cần thực hiện đúng vai trò “ngƣời thi công” trong cơ chế “Thầy thiết kế - Trò thi công” trong dạy học PTNL cho HS giúp các em chiếm lĩnh tri thức trong học tập, hình thành động cơ học tập đúng đắn, tích cực hƣớng đến mục đích học tập.

1.3.3.3. Kĩ năng học tập của học sinh

Môn Toán là môn học mang tính trừu tƣợng, tính logic và tính thực tiễn. Chính vì vậy, đòi hỏi mỗi HS cần hình thành những phƣơng pháp và kĩ năng học phù hợp để mang lại thành tích cao trong học tập. Việc xác định và chọn lựa đúng đắn đóng vai trò quyết định tới hiệu quả học tập của HS, gồm:

- Xác định mục tiêu, lập kế hoạch học tập.

- Kỹ năng xác định, phân tích nhiệm vụ trong bài học. - Kỹ năng tự tạo động lực và duy trì động lực học tập.

- Kỹ năng sử dụng các công cụ học tập nhƣ sơ đồ tƣ duy, khai thác, xử lý thông tin: sử dụng tốt các công cụ trên giúp các em tạo ra nhiều ý tƣởng hơn, xác định mối quan hệ giữa các dữ liệu và thông tin khác nhau, cải thiện hiệu quả bộ nhớ.

- Kỹ năng làm việc theo nhóm: Việc học và làm việc nhóm sẽ mang lại nhiều trải nghiệm thú vị và hữu ích. Cùng trao đổi và tiếp nhận những quan điểm khác nhau, học hỏi những kỹ năng của bạn bè để cùng nhau phát triển.

- Kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá trong học tập: góp phần hình thành các kĩ năng và thói quen trong học tập nhƣ nhận thức về vấn đề đặt ra, biết vận dụng kiến thức, kĩ năng vào các hoạt động thực tiễn. Từ đó nhận biết rõ ƣu khuyết điểm của bản thân nhất là phƣơng pháp học tập để tìm cách khắc phục.

1.3.4. Môi trƣờng dạy học trong dạy học môn Toán theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh ở trƣờng tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 31 - 33)