Biện pháp 6: Tăng cƣờng sinh hoạt chuyên môn theo hƣớng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 87 - 92)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cƣờng sinh hoạt chuyên môn theo hƣớng nghiên cứu

bài học với các chuyên đề dạy học môn Toán phát triển năng lực ngƣời học

* Mục tiêu của biện pháp

- Nhằm tạo cơ hội cho giáo viên đƣợc học tập lẫn nhau thông qua hoạt động cùng nhau xây dựng kế hoạch bài học, cùng nhau dự giờ, phân tích bài học, qua đó giúp giáo viên phát triển năng lực chuyên môn, kĩ năng giảng dạy, phát triển khả năng sáng tạo, …

- Tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sƣ phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phƣơng pháp, kỹ thuật dạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ, nâng cao chất lƣợng dạy và học của nhà trƣờng. Đảm bảo cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình học tập, giáo viên quan tâm đến khả năng học tập của từng học sinh.

- Thiết lập quy trình để từng bƣớc xây dựng cách thức sinh hoạt chuyên môn mới đáp ứng đòi hỏi của yêu cầu đổi mới giáo dục và sự phát triển bền vững của nhà trƣờng.

* Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp - Hiệu trưởng bồi dưỡng năng lực tổ chuyên môn:

+ Tổ trƣởng tổ chuyên môn phải là ngƣời gƣơng mẫu, có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt, nêu cao tinh thần trách nhiệm, có khả năng nắm bắt nhanh tình hình trong tổ, luôn bao quát mọi việc, sẵn sàng chia sẻ những khó khăn cùng tổ

viên, linh hoạt sáng tạo, mạnh dạn đề xuất những vấn đề liên quan đến tổ, tổ chức duy trì đoàn kết nội bộ.

+ Biết căn cứ vào kế hoạch của nhà trƣờng xây dựng kế hoạch chuyên môn của tổ. Kế hoạch phải cụ thể rõ ràng, nêu rõ phƣơng phƣớng nhiệm vụ chỉ tiêu cần đạt các mặt, đề ra biện pháp cụ thể thực hiện… Kế hoạch hàng tuần phải nêu rõ công việc làm trong ngày, ngƣời thực hiện và thời gian thực hiện; thời gian hoàn thành, địa điểm, biện pháp, kết quả ….

+ Thống nhất nề nếp sinh hoạt tổ và quy định chung của tổ, thiết lập hồ sơ theo quy định.

+ Tổ chức đƣợc các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn hàng tháng theo định kỳ. Những nội dung sinh hoạt cần phải xây dựng trƣớc và thông báo cho các thành viên để chuẩn bị chu đáo.

- Hiệu trưởng chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn:

+ Thực hiện đảm bảo nội dung trong sinh hoạt tổ chuyên môn + Phổ biến kế hoạch 2 tuần tiếp theo

+ Tổ trƣởng chuyên môn phải chuẩn bị kỹ nội dung sinh hoạt chuyên môn trong tháng. Những vấn đề khó, chƣa nắm rõ cụ thể, cần giải quyết trong buổi sinh hoạt.

+ Kế hoạch công tác tháng cần trình Ban giám hiệu duyệt trƣớc khi triển khai, niêm yết tại văn phòng nhà trƣờng.

+ Nội dung họp trong tháng cần thực hiện, tập trung đi sâu vào chuyên môn và những vấn đề đổi mới, phƣơng pháp dạy học theo hình thức đổi mới, tránh hình thức vụn vặt; hình thức phải thiết thực, cụ thể, nội dung phải linh hoạt thay đổi phong phú, phải tạo hứng thú cho giáo viên, nhƣng tránh làm qua loa, thiếu trách nhiệm, hết giờ nhƣng chƣa hết việc, hoặc bao biện làm thay.

+ Trƣớc khi sinh hoạt tổ chuyên môn phải đăng ký và báo trƣớc ngày cho hiệu trƣởng, hiệu trƣởng phân công ngƣời đến dự và có chỉ đạo rút kinh nghiệm trong buổi sinh hoạt tổ.

+ Thành viên trong tổ nghiêm túc chấp hành theo sự phân công chuyên môn nhà trƣờng. Mỗi giáo viên nâng cao tinh thần tự giác, thẳng thắn góp ý, phê bình với mục đích góp phần nâng cao chất lƣợng hoạt động, thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

+ Khi dự giờ đồng nghiệp trong các buổi sinh hoạt chuyên đề nên tập trung đi sâu vào các phƣơng pháp, kiến thức chuyên môn, trên tinh thần tôn trọng, giúp nhau đổi mới, mang lại hiệu quả tiết dạy; tránh định kiến, cá nhân, phê bình góp ý những vấn đề thiếu sót vụn vặt, mà không thấy những cố gắng và cái tốt của ngƣời dạy. Trong tiết dạy và các phƣơng pháp mà GV đã vận dụng truyền đạt, tìm ra những kinh nghiệm hay để điển hình học tập và nhân rộng.

- Đổi mới sinh hoạt chuyên môn: + Sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề

 Đây là nội dung sinh hoạt thƣờng xuyên và rất cần thiết, các chuyên đề cần tập trung vào những đề tài nhƣ đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, rèn luyện các kỹ năng bộ môn, dạy các bài khó, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, sử dụng thiết bị dạy học, làm mới đồ dùng dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, bồi dƣỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh yếu, ... Tránh những chuyên đề nặng về lý luận mà việc triển khai trong thực tế còn khó khăn.

 Thảo luận việc xây dựng các chuyên đề dạy học (căn cứ vào chương trình,

sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường).

 Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị bài dạy; tổ chức dạy học và dự giờ; phân tích thảo luận và đánh giá bài dạy minh họa của giáo viên theo hƣớng phân tích hoạt động học tập của học sinh; cùng suy ngẫm và vận dụng để hƣớng dẫn hoạt động học tập của học sinh.

 Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh; thảo luận hồ sơ kiểm tra đánh giá học sinh; xây dựng các ma trận đề kiểm tra, đề kiểm tra; mô tả các câu hỏi và bài tập theo 4 mức độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cấp cao theo định hƣớng PTNL cho HS.

+ Sinh hoạt chuyên môn dựa trên hoạt động học tập của học sinh

 Trong buổi sinh hoạt chuyên môn chủ yếu phân tích hoạt động học tập của học sinh, tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến việc phát triển năng lực của học sinhnhƣ: Học sinh học như thế nào? Học sinh đang gặp khó khăn gì trong học

Kết quả học tập của HS có được cải thiện không? Có phát triển năng lực chưa? Cần điều chỉnh gì và điều chỉnh như thế nào?... Mỗi thành viên đều đƣa ra ý kiến của

riêng mình, có rất nhiều ý kiến hay và xác thực cho từng hoạt động của bài học.  Mỗi giáo viên tự rút ra bài học để áp dụng, những điều mình học đƣợc qua bài dạy minh họa.

+ Sinh hoạt chuyên môn về vận dụng đổi mới PPDH, sử dụng đồ dùng dạy học:

 Trong các buổi sinh hoạt, tổ trƣởng chuyên môn cùng với các thành viên trong tổ xây dựng ý kiến cần sử dụng thiết bị dạy học nhƣ thế nào để đạt hiệu quả.

 Khi sử dụng giáo viên phải lựa chọn đồ dùng trực quan phù hợp với mục đích, yêu cầu bài học, đi theo một trình tự nhất định thì mới đạt đƣợc hiệu quả bài dạy.

 Để có một tiết dạy thành công, ngƣời GV phải nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy. Khi có đủ tƣ liệu thì phải định hƣớng công việc, cần dạy những gì, sử dụng phƣơng pháp nào, cách thức dạy học ra sao, cần sử dụng đồ dùng cần thiết nào, ƣớc lƣợng thời gian tổ chức dạy học.

- Ngày 16/4/2020 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn số 1315/BGDĐT hƣớng dẫn sinh hoạt chuyên môn đối với cấp tiểu học từ năm học 2020-2021. Trong đó hƣớng dẫn chi tiết 04 bƣớc tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hƣớng nghiên cứu bài học:

Bước 1: Xây dựng bài học minh họa

Tổ chuyên môn thảo luận, thống nhất lựa chọn bài học minh họa, giáo viên dạy minh họa; thời điểm, địa điểm, lớp học thực hiện và xây dựng kế hoạch bài học minh họa.

Bước 2: Tổ chức dạy học minh họa và dự giờ

+ Trên cơ sở bài học minh họa đã đƣợc xây dựng, giáo viên thực hiện dạy học để tổ chuyên môn dự giờ, phân tích bài học. Khi dự giờ, cần tập trung quan sát hoạt động học của học sinh kết hợp với việc quan sát hoạt động tổ chức, hƣớng dẫn của giáo viên.

+ GV dạy minh hoạ có thể chủ động, linh hoạt điều chỉnh nội dung, thời lƣợng, đồ dùng dạy học, phƣơng pháp và kỹ thuật dạy học, đánh giá quá trình học tập của học sinh,... cho phù hợp với đối tƣợng học sinh và điều kiện dạy học, phù hợp với việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

+ Ngƣời dự giờ quan sát biểu hiện qua nét mặt, thái độ hành vi tâm lí của HS, mối quan hệ tƣơng tác giữa học sinh – giáo viên, học sinh – học sinh và ghi chép diễn biến hoạt động theo các yêu cầu về: Chuyển giao nhiệm vụ học tập; Thực hiện nhiệm vụ học tập; Trình bày kết quả và thảo luận; Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3: Phân tích bài học

+ Tạo điều kiện cho GV dạy minh họa chia sẻ cảm nhận, bày tỏ những điều tâm đắc, hoặc những điều chƣa hài lòng về tiết dạy.

+ Ngƣời dự sau khi quan sát việc học của HS, đƣa ra minh chứng về những gì họ nhìn thấy đƣợc về cách học, suy nghĩ, giải quyết vấn đề của HS trên lớp học, để rút kinh nghiệm, bổ sung đƣa ra biện pháp nâng cao hiệu quả.

+ Mọi ngƣời lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhau khi thảo luận, không phê phán đồng nghiệp. Tuyệt đối không xếp loại giờ dạy minh hoạ trong sinh hoạt chuyên môn theo hƣớng nghiên cứu bài học .

+ Lấy hoạt động học tập của HS làm trung tâm thảo luận.

Bước 4: Vận dụng kết quả sinh hoạt chuyên môn vào bài học hàng ngày

+ Dựa trên kết quả phân tích bài học và những điều đã quan sát, học tập đƣợc qua dự giờ, giáo viên chủ động, sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch bài học (giáo án/bài soạn) và tổ chức dạy học phù hợp.

- Ban giám hiệu nhà trƣờng căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trƣờng, xác

định rõ mục tiêu, nội dung, cách thức triển khai sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học dài hạn và theo từng năm học.

- Chỉ đạo các tổ chuyên môn bàn bạc, thống nhất với giáo viên nội dung sinh hoạt chuyên môn của tổ, cho giáo viên các tổ chuyên môn đăng ký tiết dạy minh họa. Từ đó Ban giám hiệu nhà trƣờng xây dựng kế hoạch cụ thể, xây dựng kế hoạch theo từng năm học và cụ thể hóa từng tháng, từng tuần. Kế hoạch sau khi đƣợc bàn bạc, thống nhất trong Ban Giám hiệu, Hội đồng sƣ phạm sẽ triển khai đến các tổ chuyên môn và giáo viên thực hiện.

- Ban giám hiệu nhà trƣờng tập huấn giúp giáo viên hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa, các bƣớc thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Bồi dƣỡng cho giáo viên một số kỹ thuật sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học nhƣ: Chọn vị trí

quan sát khi dự giờ, ghi chép khi dự giờ, quan sát khi dự giờ, chủ trì trong sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học; phân tích rõ sự khác nhau giữa sinh hoạt chuyên môn truyền thống và sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

- CBQL và GV nhận thức đƣợc ý nghĩa, tầm quan trọng và thực hiện đúng các bƣớc sinh hoạt chuyên môn theo định hƣớng nghiên cứu bài học.

- Hiệu trƣởng lập kế hoạch tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn tạo cơ hội cho tất cả GV nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ thuật sƣ phạm, phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phƣơng pháp, kỹ thuật dạy học thông qua việc trao đổi, chia sẻ sau dự giờ.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 87 - 92)