Biện pháp 3: Chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 80 - 82)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.2.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học

môn Toán theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh

* Mục tiêu của biện pháp

- Bồi dƣỡng, nâng cao nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH môn Toán theo định hƣớng PTNL cho HS, giúp GV luôn tìm tòi những PPDH mới hƣớng tới phát triển các năng lực chung cũng nhƣ năng lực đặc thù môn Toán.

- Giúp GV nắm vững các PPDH và HTTC dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực HS. Để đạt đƣợc hiệu quả cao cho việc dạy học môn Toán đòi hỏi GV phải sử dụng một cách linh hoạt từng hoạt động để cuốn hút HS vào những hoạt động học tập, từ đó HS tự tìm hiểu để khám phá những điều mình chƣa biết.

* Nội dung và cách thực hiện biện pháp

- Quán triệt, nâng cao nhận thức cho GV về sự cần thiết phải đổi mới PPDH và HTTC dạy học theo định hƣớng PTNL cho HS.

- Tổ chức bồi dƣỡng GV một số PPDH tích cực thông qua các buổi tập huấn chuyên đề đầu năm nhƣ: phƣơng pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề; phƣơng pháp tự nghiên cứu, tự đọc sách; phƣơng pháp làm mẫu; phƣơng pháp dạy học theo dự án,…nhằm giúp GV hiểu rõ và nắm đƣợc quy trình của các biện pháp đó:

+ Quy trình thực hiện phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề:

Bƣớc 1: Phát hiện và thâm nhập vấn đề;

Bƣớc 2: Tìm giải pháp. Bƣớc này thƣờng đƣợc thực hiện theo các bƣớc sau:

 Phân tích vấn đề;

 Hƣớng dẫn HS tìm chiến lƣợc giải quyết vấn đề thông qua đề xuất và thực hiện hƣớng giải quyết vấn đề;

 Kiểm tra tính đúng đắn của giải pháp. Bƣớc 3: Trình bày giải pháp;

Bƣớc 4: Nghiên cứu sâu giải pháp.

+ Quy trình thực hiện dạy học theo dự án:

Bƣớc 1: GV/HS đề xuất chủ đề, xây dựng mục tiêu dự án; Bƣớc 2: HS lập kế hoạch làm việc, phân công việc;

Bƣớc 3: HS làm việc theo nhóm và tác nhân để tạo ra sản phẩm; Bƣớc 4: HS thu thập sản phẩm, giới thiệu công bố sản phẩm; Bƣớc 5: GV và HS đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm.

+ Quy trình thực hiện phương pháp làm mẫu:

Bƣớc 1: Chuẩn bị làm mẫu:

 Phân tích công việc cần làm mẫu xem công việc đó gồm những thao tác, động tác nào, phải sắp xếp theo trình tự nào, dự đoán sai sót khi luyện tập. Dự kiến thao tác nào cần hƣớng dẫn, thao tác nào cần tổ chức cho HS thực hiện.

 Làm mẫu thử để xác định thời gian dành cho việc làm mẫu, chọn lọc những giải thích cần thiết khi làm mẫu.

Bƣớc 2: Tiến trình làm mẫu: Định hƣớng hoạt động của HS bằng cách nêu rõ mục đích làm mẫu. Làm mẫu với tốc độ chậm, chia công việc ra các bƣớc, nêu các bƣớc tiếp theo. Cần coi trọng việc giảng giải.

Bƣớc 3: Bƣớc tổng kết: Đánh giá kết quả làm mẫu nhằm xác định mức độ nắm vững trình tự công việc của HS.

- Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hƣớng nghiên cứu bài học. Các nội dung sinh hoạt phải có sự chuẩn bị chu đáo từ khâu thiết kế bài học sáng tạo, dạy minh họa, chia sẻ các ý kiến trong tập thể, qua đó GV sẽ học tập lẫn nhau, phát triển đƣợc năng lực chuyên môn của bản thân.

- Hiệu trƣởng chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH, áp dụng các phƣơng pháp tích cực phải đƣợc triển khai và tiến hành một cách đồng bộ đến từng GV. Khi sử dụng các PPDH phải gắn liền với hình thức tổ chức dạy học phù hợp với nội dung kiến thức của từng bài, phù hợp với từng đối tƣợng HS và điều kiện cụ thể mà có các hình thức tổ chức dạy học thích hợp nhƣ: dạy học theo nhóm, tự học, đặc biệt là tổ chức các hoạt động học tập ngoài lớp là một hình thức quan trọng, gắn các nội dung học tập vào thực tiễn, tạo không gian môi trƣờng học tập mới nhằm kích thích sự ham tìm tòi, khám phá kiến thức nâng cao chất lƣợng dạy học.

- Yêu cầu và tạo cho GV có thói quen và khả năng xây dựng kế hoạch dạy học linh hoạt, hiệu quả, sáng tạo. CBQL và khối trƣởng có kế hoạch kiểm tra việc thực hiện đổi mới PPDH thông qua dự giờ, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra nội bộ và các tiết dạy tốt.

- Chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp dạy học cần đƣợc thực hiện trên cơ sở phân hoá đối tƣợng, các căn cứ về điều kiện, loại hình năng lực và phẩm chất cần phát triển ở ngƣời học để từ đó lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học phù hợp, tăng cƣờng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong tổ chức dạy học thông qua việc sử dụng các mô hình học tập kết hợp giữa lớp học truyền thống với các lớp học trực tuyến; cùng với việc tổ chức cho ngƣời học thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, coi trọng giao nhiệm vụ và hƣớng dẫn việc học tập ở nhà, ở ngoài nhà trƣờng.

- Chỉ đạo giáo viên tổ chức, hƣớng dẫn hoạt động, tạo môi trƣờng học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề nhằm khuyến khích ngƣời học tích cực tham gia các hoạt động học tập, tự khẳng định năng lực và nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và vận dụng hiệu quả những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ .

- Quản lý và tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm sáng tạo: Rung chuông vàng, Nhà toán học nhỏ tuổi, Câu lạc bộ Toán học,… Thông qua các hoạt động này, HS sẽ hình thành đƣợc các kĩ năng sống tốt, mở rộng thêm kiến thức, tăng cƣờng thể chất, hình thành đƣợc các năng lực, phẩm chất của ngƣời HS.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

- Hiệu trƣởng là ngƣời gƣơng mẫu, đi đầu trong quá trình tự học, tự bồi dƣỡng để nâng cao nghiệp vụ quản lý, năng lực chuyên môn của bản thân.

- Nhà trƣờng luôn có sự hỗ trợ về thời gian, kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ công tác học tập chuyên môn, hội thảo chuyên môn, đồng thời có sự khen thƣởng kịp thời động viên, khích lệ mọi ngƣời nỗ lực, phấn đấu học tập.

- Tạo điều kiện về CSVC, PTDH hiện đại và các nguồn lực khác phục vụ đổi mới PPDH môn Toán.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)