Biện pháp 7: Chỉ đạo đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả dạy

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 92 - 95)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.2.7. Biện pháp 7: Chỉ đạo đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả dạy

học môn Toán theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh

* Mục tiêu của biện pháp

- Đổi mới hoạt động KT-ĐG HS là hoạt động đánh giá phải hƣớng tới sự phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh thông qua mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và các biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh dựa trên mục tiêu giáo dục; coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phƣơng pháp học tập.

- GV biết và thực hiện các hình thức đánh giá đa dạng. Thông qua đổi mới KT-ĐG nhằm phát hiện các ƣu điểm, thành tích của GV, HS. Từ đó, có sự động viên, khen thƣởng kịp thời. Mặc khác điều chỉnh kịp thời các sai phạm, thiếu sót nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học môn Toán theo định hƣớng PTNL cho HS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

* Nội dung và cách thực hiện biện pháp

- Căn cứ vào thực trạng về công tác kiểm tra đánh giá ở các nhà trƣờng, tác giả đã đề xuất một số biện pháp đánh giá kết quả học tập của HS nhằm nâng cao hiệu quả quản lí HĐDH của nhà trƣờng. Việc kiểm tra đánh giá có hiệu quả phải thực hiện gồm những nội dung sau:

+ Chỉ đạo GV đổi mới nội dung kiểm tra, đánh giá chuyển từ đánh giá kiến thức, kỹ năng sang đánh giá năng lực của ngƣời học, tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức,... sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn.

+ Chỉ đạo GV đổi mới hình thức, phƣơng pháp KT-ĐG theo hƣớng coi trọng đánh giá sự tiến bộ của HS, đánh giá nhằm mục đích động viên sự cố gắng, hứng thú học tập của HS; kết hợp đánh giá theo hình thức tự luận và trắc nghiệm, giữa đánh giá thƣờng xuyên và kiểm tra định kỳ. Tiếp tục chỉ đạo GV thực hiện đúng quy trình kiểm tra, đánh giá HS theo Thông tƣ 27/2020 BGD-ĐT đối với lớp 1, 2 và theo Thông tƣ 22/2016/BGD-ĐT đối với lớp 3, 4, 5 về quy chế, đánh giá, xếp loại HS.

+ Chỉ đạo GV đổi mới nội dung KT-ĐG, thiết kế các bài kiểm tra theo định hƣớng PTNL, chú ý quan điểm phân hóa đối tƣợng, tích hợp và liên môn, tăng cƣờng các câu hỏi vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống thực tế qua đó đánh giá đƣợc năng lực của HS.

+ Xây dựng ngân hàng đề dựa trên chuẩn kiến thức kĩ năng (theo định hƣớng phát triển năng lực) của chƣơng trình môn Toán tiểu học; tổ chức thi, kiểm tra, chấm thi, phân loại, phân tích kết quả nghiêm túc.

+ Chỉ đạo vận dụng nhiều hình thức kiểm tra đánh giá: trắc nghiệm khách quan, tự luận, vấn đáp, đánh giá thông qua sản phẩm của cá nhân, sản phẩm của hợp tác theo nhóm,... Đặc biệt, đối với hình thức kiểm tra miệng của HS, GV luôn có những cách thức thay đổi gây sự chú ý của HS nhƣ: tổ chức các trò chơi ô chữ, trạng nguyên nhỏ tuổi, chiếc nón kì diệu, bắn tên,…Đây là hình thức kiểm tra hiệu quả nhất, lôi cuốn đƣợc HS, loại kiểm tra này mất ít thời gian trên lớp lại đạt đƣợc dung lƣợng kiến thức nhiều nhất và vừa sức với HS.

+ Quản lí chặt chẽ về khâu coi thi, kiểm tra, chấm thi. Nâng cao trách nhiệm thực hiện quy chế thi, kiểm tra của GV và HS; khen thƣởng cá nhân thực hiện tốt quy chế và xử lý các cá nhân vi phạm quy chế.

+ Hiệu trƣởng chỉ đạo, giám sát thƣờng xuyên đối với GV, chú trọng quy trình ra đề, duyệt đề kiểm tra định kì, xây dựng công cụ đánh giá phù hợp, thống nhất nội dung các bài kiểm tra định kì theo ma trận đề của tổ.

+ Quán triệt cho mỗi CBQL và GV nắm đƣợc những yêu cầu về đổi mới giáo dục hiện nay; phân tích ƣu điểm, hạn chế của từng kỹ năng đánh giá HS, các kỹ năng động viên, khuyến khích HS tích cực học tập, hƣớng dẫn HS điều chỉnh phƣơng pháp học tập sau mỗi kỳ đánh giá; xây dựng niềm tin, quyết tâm thực hiện tốt hoạt động đổi mới KT-ĐG trong từng CBQL, GV.

+ Xây dựng công cụ đánh giá Rubric. Rubric đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ đánh giá, tự đánh giá và cùng đánh giá tƣơng đối hiệu quả đối với cả học sinh và giáo viên. Rubric giúp giáo viên định hƣớng đƣợc lƣợng kiến thức, kĩ năng, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh để xây dựng kế hoạch bài học và tổ chức cho học sinh học tập hiệu quả. Nhờ mô tả chi tiết theo các mức độ cần đạt, học sinh theo dõi đƣợc sự tiến bộ của bản thân cũng nhƣ của các bạn học khác. Do vậy, Rubrics còn làm cho việc đánh giá trở nên khoa học, minh bạch và thuyết phục hơn, việc chấm bài trở nên nhất quán hơn, tạo sự công bằng cho học sinh. Ngoài ra, căn cứ vào các tiêu chí đƣợc mô tả, học sinh có thể cung cấp cho giáo viên những phản hồi kịp thời, chính xác về mức độ lĩnh hội kiến thức, kỹ năng. Ngƣợc lại, Rubric cũng là nguồn thông tin để giáo viên đánh giá học sinh một cách khách quan, kiểm soát chặt chẽ tiến bộ của học sinh để có biện pháp xử lý sát hợp. Để xây dựng Rubric đánh giá có hiệu quả, giáo viên cần thực hiện theo các bƣớc sau:

 Bƣớc 1: Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt để hình dung các thuộc tính, chỉ số của sản phẩm cần kiểm tra đánh giá.

 Bƣớc 2: Căn cứ vào thang đo của Bloom để viết các tiêu chí và quyết định số lƣợng, mức độ chấm cho từng tiêu chí.

 Bƣớc 3: Thảo luận, thống nhất các tiêu chí đánh giá với học sinh, với đồng nghiệp và phê duyệt ở tổ.

 Bƣớc 4: Hoàn chỉnh Rubric và đƣa vào sử dụng.

- Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của GV:

+ Chỉ đạo GV học tập, nghiên cứu các văn bản hƣớng dẫn về đổi mới công tác KT-ĐG công tác giảng dạy của GV, các văn bản hƣớng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn trong năm học.

+ Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lƣợng giảng dạy của GV, thống nhất kế hoạch, quy trình tổ chức, hình thức và nội dung KT- ĐG.

+ Trong quá trình KT-ĐG chất lƣợng giảng dạy của GV, nhà trƣờng cần quan tâm đánh giá các công tác khác nhƣ: tham gia sinh hoạt chuyên môn tổ, đổi mới PPDH, tham gia viết sáng kiến , xây dựng chuyên đề,…

+ Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ nhà trƣờng trong năm, kế hoạch kiểm tra hoạt động sƣ phạm nhà giáo theo năm học. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các

thành viên trong ban kiểm tra, chỉ đạo và tổ chức triển khai kế hoạch kiểm tra. + Tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm công tác KT-ĐG chất lƣợng giảng dạy của GV theo hƣớng PTNL cho HS; điều chỉnh nội dung, quy trình KT- ĐG, thông qua kết quả KT- ĐG giúp GV tự điều chỉnh, nâng cao chất lƣợng hoạt động dạy học theo định hƣớng PTNL cho HS.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

- CBQL và GV phải nắm vững, thực hiện đúng các yêu cầu đổi mới, cũng nhƣ quy trình KT-ĐG theo định hƣớng PTNL cho HS.

- Xây dựng đƣợc quy chế chuyên môn, kế hoạch chuyên môn hằng năm, đƣa nội dung KT- ĐG kết quả giảng dạy của GV, KT- ĐG kết quả học tập của HS đảm bảo đúng quy trình theo các tiêu chí đánh giá năng lực, phẩm chất của HS và kết quả giảng dạy của GV.

- CBQL phải chỉ đạo sát sao, thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện của GV.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 92 - 95)