7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội
Thành phố Quy Nhơn là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bình Định (đƣợc công nhận theo Quyết định số 159/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ), là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học – kỹ thuật của tỉnh Bình Định; là cửa ngõ quan trọng của vùng Tây Nguyên và là một trong những đô thị hạt nhân của vùng Nam Trung Bộ, vùng kinh tế trọng điểm của vùng Trung bộ, giữ vị trí quan trọng trong giao lƣu, trao đổi thƣơng mại trong nƣớc và quốc tế.
Theo báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa XIII trình tại Đại hội, qua 5 năm triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố, tuy còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhƣng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng bộ, kinh tế thành phố tiếp tục tăng trƣởng, nhiều công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng đƣợc tập trung đầu tƣ xây dựng, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển của thành phố; bƣớc đầu đã thu hút đƣợc một số dự án đầu tƣ lớn trên địa bàn.
Để trở thành đô thị văn minh, hiện đại vào năm 2025, thành phố phải đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, mang tính khả thi cao, tạo bƣớc đột phá trong phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại - dịch vụ, du lịch và kinh tế biển; thúc đẩy kinh tế thành phố phát triển nhanh, bền vững. Tập trung thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ quy hoạch chung xây dựng TP Quy Nhơn và vùng phụ cận đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050. Chủ động rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch phát triển KT-XH, gắn với tăng cƣờng quản lý, giám sát, việc tổ chức thực hiện quy hoạch. Đặc biệt, thành phố phải tiếp tục tạo bƣớc đột phát trong phát triển du lịch, giữ vững thƣơng hiệu du lịch “Quy Nhơn - Thành phố du lịch sạch ASEAN”.