Thực trạng hoạt động dạy của giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 51 - 56)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.3.2. Thực trạng hoạt động dạy của giáo viên

2.3.2.1. Thực trạng việc xác định mục tiêu dạy học trong từng môn học, bài học

Tác giả khảo sát nhận định của 10 CBQL và 60 GV về mục tiêu dạy học môn Toán theo định hƣớng PTNL cho HS và thu đƣợc kết quả đƣợc tổng hợp ở bảng 1.2, Phụ lục 4; Qua bảng khảo sát ta thấy các nội dung đều đƣợc đánh giá cao. Nội dung

“Mục tiêu bài học được xác định chính xác, rõ ràng” đƣợc đánh giá và thực hiện

tốt nhất với ĐTB = 4,29 và mức độ thực hiện với ĐTB = 4,21. Các nội dung còn lại đều đánh giá và thực hiện ở mức trung bình. Điều này cho thấy rằng, sự lúng túng, khó khăn của GV khi tổ chức dạy học theo định hƣớng PTNL cho HS. Theo cô P.M.H – Phó Hiệu trƣởng Trƣờng Tiểu học Ngô Mây đƣợc chúng tôi phỏng vấn về vấn đề này, cô cho biết: “Trƣớc đây, mục tiêu dạy học chỉ chú trọng vào kiến thức, kĩ năng và thái độ; hiện nay mục tiêu bài học cần phải xác định năng lực chung và năng lực đặc thù môn học. Những năng lực nào HS sẽ đạt đƣợc sau từng nội dung dạy học và sau từng bài học. Tuy nhiên, GV vẫn cố gắng truyền đạt nội dung kiến thức cho HS mà “quên đi” việc hình thành các năng lực chung và năng lực đặc thù của tiết học đó”.

2.3.2.2. Thực trạng thực hiện nội dung, chương trình dạy học theo hướng PTNL người học

Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo thực hiện linh hoạt, sáng tạo chƣơng trình, kế hoạch dạy học nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động dạy học. Thực hiện Chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1, lớp 2. Thực hiện Chƣơng trình giáo dục phổ thông 2006 đối với lớp 3, 4, 5. Trên cơ sở đó, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT giao quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục tiểu học xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo định hƣớng và phát triển năng lực, phẩm chất cho HS theo hƣớng dẫn tại công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 3/10/2017. Đây chính

là lí do mà việc thực hiện nội dung, chƣơng trình dạy học theo định hƣớng PTNL HS đƣợc đánh giá cao và thực hiện tƣơng đối đồng bộ.

Bảng 1.3. Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng thực hiện nội dung, chƣơng trình dạy học theo hƣớng PTNL ngƣời học

Stt Các nội dung khảo sát

Mức độ quan trọng

Mức độ thực hiện

ĐTB ĐTB

1 Nội dung dạy học đảm bảo tính hiện đại, khoa

học, chính xác, tính giáo dục 4,17 4,09

2 Nội dung dạy học đảm bảo tính vừa sức, tính phân

hóa 4,17 3,97

3 Nội dung dạy học đƣợc thực hiện đầy đủ, đúng

phân phối chƣơng trình và kế hoạch dạy học 4,71 4,79

4 Chƣơng trình dạy học đƣợc thực hiện nghiêm túc,

nhất quán và thống nhất trong toàn trƣờng 4,61 4,57

Qua bảng trên, ta thấy: “Nội dung dạy học được thực hiện đầy đủ, đúng phân

phối chương trình và kế hoạch dạy học” và nội dung “Chương trình dạy học được thực hiện nghiêm túc, nhất quán và thống nhất trong toàn trường” đƣợc đánh giá

rất quan trọng và thực hiện tốt. Các nội dung còn lại cũng đƣợc đánh giá quan trọng và thực hiện ở mức khá. Qua trao đổi, các thầy cô cho rằng chƣơng trình trong SGK phù hợp, kiến thức trình bày cơ bản có hệ thống, rõ ràng và đƣợc sắp xếp phù hợp với nhận thức của HS. Bên cạnh đó, một số GV thì cho rằng có thể chủ động linh hoạt thay các bài trong SGK bằng những bài cùng dạng mà những bài đó dễ hơn và gắn với thực tế cuộc sống hằng ngày của các em. Và cũng có ý kiến cho rằng có thể thêm hoặc bớt một số bài toán khó để đảm bảo đƣợc tính vừa sức của HS. Qua đó cho thấy, nội dung, chƣơng trình đƣợc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, nhất quán trong nhà trƣờng và mỗi giáo viên cũng có thể linh hoạt chủ động điều chỉnh phù hợp với đối tƣợng HS của lớp.

2.3.2.3. Thực trạng sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng PTNL người học

Bảng 1.4. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ sử dụng các phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hƣớng PTNL ngƣời học

Stt Các nội dung khảo sát

Mức độ thƣờng xuyên Mức độ thực hiện ĐTB ĐTB 1 Sử dụng các phƣơng pháp thuyết trình tích cực 4,50 4,37 2 Sử dụng các PP làm mẫu 4,19 4,09

3 Sử dụng các phƣơng pháp tự nghiên cứu,

tự đọc sách 2,54 2,51

4 Sử dụng các PP thảo luận, tranh biện 4,5 4,43

5 Sử dụng các PP giải quyết vấn đề 3,34 3,31

6 Sử dụng PP dạy học theo dự án 2,20 2,23

7 Các PP khác: ghi cụ thể

8 Dạy học cả lớp 4,51 4,49

9 Dạy học theo nhóm 3,34 3,30

10 Tham quan, thực tế, ngoại khóa 2,20 2,10

11 Dạy học cá nhân 4,53 4,56

12 Tự học 2,18 2,14

13 Hình thức khác: ghi cụ thể

Qua bảng khảo sát trên, nhận thấyviệc sử dụng các phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hƣớng PTNL cho HS còn hạn chế. Trong đó, các nội dung “Việc sử dụng phương pháp tự nghiên cứu, tự đọc sách” và “Sử sụng phương pháp

dạy học theo dự án” thực hiện yếu và sử dụng không thƣờng xuyên với ĐTB là 2,54 và 2,20. Bên cạnh đó, nội dung “Sử dụng các phương pháp giải quyết vấn đề” ít thƣờng xuyên sử dụng và chỉ thực hiện ở mức trung bình với ĐTB là 3,31. Qua tìm hiểu thì đƣợc biết rằng, hai phƣơng pháp dạy học theo dự án và phƣơng pháp giải quyết vấn đề chỉ sử dụng chủ yếu trong các giờ thao giảng, tiết dạy tốt, các hội thi,…

Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân đƣợc đa số GV sử dụng rất thƣờng xuyên, còn việc dạy học theo hình thức nhóm thì chỉ ở mức trung bình với ĐTB là 3,30. GV cho rằng: Do lớp học có số HS khá đông nên việc tổ chức hoạt động theo nhóm thƣờng kém hiệu quả, vì trong tiết học sẽ không đủ thời gian để các nhóm trình bày

và GV cũng không thể định hƣớng hết tất cả các câu trả lời của các nhóm. Bên cạnh đó, khi hoạt động nhóm thì mỗi cá nhân phải hoạt động tích cực, hợp tác cùng nhau, song thực tế thì các bạn chậm hơn chỉ biết dựa dẫm, ỷ lại vào nhóm của mình nên học theo nhóm đối với HS chậm là kém hiệu quả. Nhƣ vậy, nội dung và thời lƣợng tiết học cũng nhƣ quy mô lớp học khiến cho việc học theo nhóm chƣa đƣợc áp dụng nhiều. Đối với hình thức “Tham quan, thực tế, ngoại khóa” và “Tự học” đƣợc đánh giá không thƣờng xuyên và thực hiện yếu với ĐTB là 2,10 và 2,14. Nguyên nhân là do GV ngại tổ chức bởi cho rằng khó quản lý HS, gây ồn ào ảnh hƣởng đến các lớp khác và GV cần chuẩn bị nhiều,…

Tóm lại, các phƣơng pháp và hình thức dạy học tích cực đƣợc sử dụng nhƣng còn hạn chế và còn mang tính đối phó. Mặc dù cơ sở vật chất, quy mô lớp học còn hạn chế, gây khó khăn cho việc đổi mới phƣơng pháp và hình thức học tập nhƣng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do GV còn ngại thay đổi các phƣơng pháp và hình thức dạy học tích cực, chỉ tập trung truyền thụ kiến thức cho HS.

2.3.2.4. Thực trạng các điều kiện, phương tiện tổ chức dạy học theo hướng PTNL người học

Qua kết quả tổng hợp ở bảng 1.5, Phụ lục 4, cho thấy nội dung “Sử dụng

các phương tiện dạy học truyền thống như giáo cụ trực quan, dụng cụ đo đạc…” và “Sử dụng SGK, tài liệu dạy học, tạp chí khoa học, báo chí…” đƣợc đánh giá rất

quan trọng với ĐTB lần lƣợt là 4,46 và 4,86. Qua quan sát các lớp học thì thấy rằng hầu hết các lớp học trên địa bàn đều đƣợc trang bị ti vi phục vụ cho việc giảng dạy. Chính vì vậy, nội dung “Sử dụng các thiết bị kĩ thuật mới như internet, máy chiếu,

máy tính,…” đƣợc thực hiện khá với ĐTB = 3,97. Điều này cho thấy, các GV đã

biết phối hợp các phƣơng tiện truyền thống và các thiết bị kĩ thuật mới vào dạy học. Tuy nhiên, vẫn còn ít GV lớn tuổi vẫn còn ngại sử dụng máy tính, máy chiếu,… khi giảng dạy.

Thực hiện Chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1, lớp 2. Việc sử dụng thƣ viện điện tử đã đƣợc GV dần áp dụng nhƣng đối với các GV lớp 3,4,5 thực hiện Chƣơng trình giáo dục phổ thông 2006 thì việc sử dụng thƣ viện điện tử còn hạn chế hơn. Chính vì vậy, nội dung “Sử dụng thư viện điện tử” chỉ thực hiện ở mức trung bình với ĐTB = 3,33.

2.3.2.5. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng PTNL người học

Bảng 1.6. Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hƣớng PTNL ngƣời học

Stt Các nội dung khảo sát

Mức độ quan trọng Mức độ thực hiện ĐTB ĐTB 1 Sử dụng các PP KT-ĐG phổ biến nhƣ vấn đáp, trắc nghiệm, tự luận, thực hành 3,86 3,80 2 Sử dụng các PP KT-ĐG theo hƣớng KT-ĐG năng lực ngƣời học 3,34 3,29

3 Xây dựng và sử dụng công cụ rubrics trong đánh giá

kết quả dạy học 2,17 2,14

4 Sử dụng đầy đủ các hình thức KT-ĐG: 15‟, 1 tiết,

GK, CK… 4,83 4,83

5 Sử dụng các hình thức KT-ĐG mới nhƣ HS đánh giá

lẫn nhau, tự đánh giá 4,14 4,06

6 Quy trình KT-ĐG: ra đề, chấm, công bố kết quả, lƣu

trữ và sử dụng kết quả 4,86 4,86

Qua bảng khảo sát trên ta thấy, đánh giá kết quả dạy học môn Toán theo định hƣớng PTNL cho HS đã đƣợc triển khai với nhiều mức độ khác nhau. Trong đó, nội dung “Sử sụng hình thức KT-ĐG giữa học kì và cuối học kì” và nội dung

“Quy trình ra đề, chấm, công bố kết quả, lưu trữ và sử dụng kết quả” rất đƣợc

CBQL, GV ở các trƣờng rất quan tâm và thực hiện tốt. (ĐTB= 4,83 và 4,86).

Phỏng vấn GV ở Trƣờng Tiểu học Nguyễn Văn Cừ và Trƣờng Tiểu học Hoàng Quốc Việt đƣợc biết: “Để không tạo áp lực học tập, gây mất đoàn kết nên

GV hạn chế cho HS tự đánh giá mình và đánh giá các bạn học. Chỉ cho HS đánh giá mình và bản thân bạn ở mức nhẹ nhàng”. Chính vì vậy, nội dung “HS đánh giá lẫn nhau, tự đánh giá” đƣợc thực hiện ở mức độ khá với ĐTB = 4,06. Việc sử dụng

các phƣơng pháp KT-ĐG theo hƣớng KT-ĐG năng lực ngƣời học cũng đƣợc đánh giá ít quan trọng (ĐTB = 3,34). Trong đó, đáng nói là hình thức xây dựng và sử dụng công cụ Rubrics trong đánh giá kết quả dạy học là hoàn toàn không quan trọng (ĐTB = 2,17). Nguyên nhân đƣợc GV cho rằng công cụ Rubrics còn khá mới mẻ, chƣa đƣợc tiếp cận.

Nhƣ vậy, trong quá trình dạy học môn Toán, GV các trƣờng tiểu học thành phố Quy Nhơn đã sử dụng, kết hợp linh hoạt đa dạng các phƣơng pháp đánh giá, tuy nhiên mức độ sử dụng các phƣơng pháp không đồng đều, đặc biệt là xây dựng và sử dụng công cụ Rubrics trong đánh giá kết quả dạy học còn rất kém.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 51 - 56)