7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
2.3.3. Thực trạng hoạt động học của học sinh
2.3.3.1. Thực trạng động cơ, thái độ học tập của học sinh
Bảng 2.1. Đánh giá của CBQL và GV về động cơ, thái độ học tập của học sinh Stt Các nội dung khảo sát
Mức độ quan trọng
Mức độ hình thành
ĐTB ĐTB
1 Thực hiện đúng vai trò “ngƣời thi công” trong cơ chế
“Thầy thiết kế - Trò thi công” trong DH PTNLHS 4,13 3,35
2 Chấp hành tốt nội quy, quy định của trƣờng lớp 4,20 4,17
3 Hợp tác với GV trong quá trình học tập 4,64 3,27
4 Chủ động hợp tác, thảo luận sôi nổi, giải quyết các
nhiệm vụ học tập 4,01 3,36
5 Tích cực phát biểu xây dựng bài trên lớp 4,29 3,33
6 Tự giác học tập, chủ động học bài và làm bài tập đầy
đủ 4,24 3,37
7 Chủ động tìm tòi, phát hiện vấn đề học tập 4,24 3,09
8 Có khả năng sáng tạo theo năng lực của bản thân 3,98 3,20
9 Tham gia tích cực các hoạt động, phong trào học tập
do nhà trƣờng tổ chức 4,06 4,01
Qua bảng khảo sát thực trạng động cơ, thái độ học tập của HS đƣợc thể hiện ở trên (xem thêm ở bảng 2.1, phụ lục 4) thấy rằng việc thực hiện đúng vai trò “ngƣời thi công” trong cơ chế “Thầy thiết kế - Trò thi công” trong dạy học PTNL cho HS đƣợc đánh giá “quan trọng” nhƣng mức độ thực hiện chỉ ở mức trung bình (ĐTB = 3,35). Qua đó cho thấy, GV vẫn chƣa tạo đƣợc động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho HS, vẫn còn nặng về truyền thụ kiến thức trong một tiết học. Chính vì lối học thụ động đã khiến cho HS “lƣời vận động”, chƣa chủ động hợp tác, thảo luận nhóm và giải quyết các nhiệm vụ học tập. Cũng nhƣ việc tự giác học tập, học bài và làm bài chƣa cao, còn phải để GV cũng nhƣ cha mẹ nhắc nhở. Các em không chịu khó tìm tòi, do đó khả năng sáng tạo theo năng lực của bản thân còn hạn chế. Điều đó đƣợc thấy rõ qua các nội dung đƣợc đánh giá ở mức quan trọng và rất quan trọng; tuy nhiên các nội dung đó chỉ thực hiện ở mức trung bình.
Qua đó cho thấy, các em chƣa có nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc học, thiếu động cơ học tập đúng đắn.
2.3.3.2. Thực trạng kỹ năng học tập của học sinh theo yêu cầu dạy học PTNL
Bảng 2.2. Đánh giá về kỹ năng học tập của học sinh theo yêu cầu dạy học PTNL Stt Các nội dung khảo sát
Mức độ quan trọng
Mức độ hình thành
ĐTB ĐTB
1 Có kỹ năng xác định mục tiêu, lập kế hoạch học tập 4,19 3,91
2 Có kỹ năng xác định, phân tích nhiệm vụ trong bài học 4,01 3,83 3 Có kỹ năng tự tạo động lực và duy trì động lực học tập 4,10 3,90 4 Có kỹ năng sử dụng các công cụ học tập nhƣ sơ đồ tƣ
duy, khai thác, xử lý thông tin 4,16
4,16
5 Có kỹ năng làm việc theo nhóm 4,04 3,80
6 Có kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá trong học tập 4,06 3,26
Về thực trạng kỹ năng học tập của học sinh theo yêu cầu dạy học PTNL đƣợc tổng hợp ở bảng trên (số liệu cụ thể ở Phụ lục 4, bảng 2.2) cho thấy, CBQL và GV đánh giá các nội dung đều ở mức quan trọng. Trong đó, chỉ có nội dung “Có kỹ
năng sử dụng các công cụ học tập như sơ đồ tư duy, khai thác, xử lý thông tin”
đƣợc hình thành ở mức độ khá với ĐTB = 4,16. Qua quan sát cho thấy GV thƣờng xuyên tổ chức cho HS tổng hợp kiến thức bằng sơ đồ tƣ duy thông qua sơ đồ cây, sơ đồ bằng hình vẽ,… Từ đó, đã hình thành dần cho HS kỹ năng sử dụng các công cụ học tập nhƣ sơ đồ tƣ duy, biết khai thác và xử lý thông tin. Tuy nhiên, mức độ hình thành ở hầu hết các nội dung còn lại chỉ ở mức trung bình. Điều đó cho thấy, nhà trƣờng đã quan tâm đến việc hình thành các kỹ năng học tập cho HS theo yêu cầu dạy học PTNL nhƣng có thể do nhiều yếu tố mà các nội dung hình thành ở HS chỉ ở mức trung bình nhƣ: nội dung bài học, phƣơng pháp của GV, các điều kiện trong phòng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu, thị yếu của HS hoặc do chính bản thân em chƣa có thái độ học tập đúng đắn,… Chính những nguyên nhân đó sẽ tác động không nhỏ đến việc hình thành các kỹ năng, phƣơng pháp học tập cho HS.
Tác giả cũng đã khảo sát HS về thực trạng kỹ năng học tập theo yêu cầu dạy học PTNL, kết quả qua bảng 2.4, phụ lục 4 cho thấy, các em chƣa có kỹ năng xác định đƣợc mục tiêu, lập kế hoạch học tập cho bản thân (ĐTB= 3,33). Cũng nhƣ chỉ
có một phần nhỏ HS là có kỹ năng xác định và phân tích nhiệm vụ trong bài học (ĐTB = 3,29). Các em chƣa có kỹ năng tạo động lực và duy trì động lực học tập, các em chỉ biết hoàn thành bài tập theo yêu cầu của giáo viên. Và qua quan sát, sau khi hoàn thành bài tập các em không có thói quen tự kiểm tra bài tập của mình, chỉ chờ đợi GV sửa bài. Chính vì vậy mà kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá trong học tập chỉ ở mức yếu (ĐTB = 2,59). Các em đánh giá cao kỹ năng làm việc nhóm. Tuy nhiên, kỹ năng làm nhóm ở các em chỉ ở mức trung bình (ĐTB = 3,28). Nguyên nhân, do các em ít đƣợc làm việc theo nhóm, các bạn chậm còn ỷ lại, giao phó nhiệm vụ cho nhóm trƣởng và các bạn học tốt.