Công việc phù hợp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực cho nhân viên văn phòng tại trường đại học thủ dầu một đến năm 2025 (Trang 53 - 58)

6. Kết cấu luận văn

2.5.1. Công việc phù hợp

Ngoài chính sách tạo động lực cho nhân viên văn phòng bằng cách tăng tiền lương, thưởng, các chế độ đãi ngộ cho nhân viên, công việc phù hợp cũng được xem là một trong những yếu tố quan trọng trong việc tạo động lực làm việc cho nhân viên tại trường. Một công việc phù hợp với khả năng chuyên môn, sở thích, mang lại những niềm vui trong công việc, hoặc công việc đó đem lại sự thử thách và thú vị, và những đóng góp của cá nhân được tập thể và lãnh đạo ghi nhận... sẽ là nguồn động lực cực kỳ to lớn trong quá trình công tác của bất kể cá nhân nào. Tuỳ vào vị trí, tính chất, nội

45

dung công việc khác nhau mà nhân viên được phân công với những công việc khác nhau.

Trong quá trình làm việc, các nhân viên luôn được nhà trường hỗ trợ lẫn về vật chất và tinh thần. Nhà trường cung cấp đầy đủ cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu làm việc cho nhân viên, như trang thiết bị, máy móc, phòng họp khi có cuộc họp quan trọng, tạo điều kiện cho nhân viên phát huy tối đa khả năng để có thể hoàn thành công việc được giao một cách tốt nhất.

Thực trạng về “Công việc phù hợp” của nhân viên văn phòng tại trường được thể hiện qua: Công việc đang công tác phù hợp với chuyên môn của mình; Công việc đang công tác đem lại sự thách thức và thú vị; Thành quả trong công việc được lãnh đạo và đồng nghiệp đánh giá, ghi nhận; Và có quyền hạn tương ứng với trách nhiệm của công việc được giao.

Biến quan sát Giá trị trung bình

CV1 3.8

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ khảo sát.

Về tiêu chí “Công việc đang công tác phù hợp với chuyên môn của mình”, với kết quả thu thập được mức độ đạt 3.8 điểm trên thang đo điểm 5. Hiện tại, thực tế tại trường cho thấy CBVC nhà trường được tuyển dụng theo yêu cầu tính chất của công việc, tùy vào từng vị trí, nội dung công việc mà người được tuyển dụng có trình độ và chuyên môn khác nhau. Bên cạnh đó, nhà trường còn hỗ trợ cơ sở vật chất như tiền bạc, vật tư, thông tin cần thiết để đảm bảo công việc. Các CBVC luôn có ý thức làm chủ công việc của mình, họ tự lên kế hoạch công tác cho công việc do mình phụ trách nên họ hết lòng vì công việc. Vì vậy, CBVC cũng cảm thấy được động viên khi hoàn thành xuất sắc công việc mà họ đã đề ra trong kế hoạch.

46

Ngoài ra, do làm chủ được công việc của mình, hiểu rõ công việc mình đang làm nên CBVC nhà trường còn được đóng góp ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm giải quyết công việc – điều này làm thỏa mãn cái tôi của mỗi nhân viên, họ cảm thấy công việc mình làm có ý nghĩa và tạo điều kiện cho các CBVC khác có cơ hội học tập lẫn nhau.

Kết quả này phù hợp với thực trạng tại trường trong những năm qua. Mỗi năm, mỗi đơn vị thuộc trường đều đăng ký biên bản thi đua cho năm học đó, thống kê những công việc mỗi cá nhân cần thực hiện trong năm học để có thể thiết lập những kế hoạch cụ thể nhằm thực hiện nhiệm vụ một cách tốt nhất. Mỗi đơn vị sẽ được gửi bảng đánh giá ý kiến công việc đang thực hiện. Sau đó, các trưởng đơn vị sẽ có những cuộc họp cụ thể trực tiếp với các nhân viên và đánh giá kết quả thu được, đồng thời đề ra những công việc cần phải hoàn thành trong năm học mới. Cho nên, các nhân viên trong đơn vị sẽ cảm thấy được tôn trọng, được lãnh đạo giao cho công việc đúng với chuyên môn và khả năng nhất định. Một khi nhân viên cảm thấy hài lòng với công việc đang đảm nhận, phù hợp với khả năng và chuyên môn của mình, nhân viên sẽ dốc hết sức mình, công việc của đơn vị sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Biến quan sát Giá trị trung bình

CV2 3.2609

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ khảo sát.

Về tiêu chí “Công việc đang công tác đem lại sự thách thức và thú vị”, hiện tại nhà trường cho thấy mọi vị trí, mọi đơn vị trực thuộc đều có những chức năng, nhiệm vụ cụ thể khác nhau, tính chất công việc khác nhau, các quy trình thực hiện công việc rõ ràng, các cá nhân đều phải tuân thủ và hoàn thành công việc bằng cách thức riêng của từng người nhưng vẫn phải dựa trên quy định chung của nhà trường đã quy định. Kết quả khảo sát với mức độ đạt 3.2609 điểm trên thang điểm 5. Vì đặc thù của công việc văn phòng là liên quan đến việc soạn thảo văn bản, kế hoạch, tờ trình, báo cáo,

47

thống kê số liệu, phân tích số liệu, nên một số ít ý kiến cho rằng tính thách thức trong công việc và tính thú vị chưa cao, tính chất công việc lặp lại, không có tính mới.

Qua phân tích ta thấy đa số CBVC hành chính nhà trường cho rằng yếu tố “Công việc đang công tác đem lại sự thách thức và thú vị” là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến động lực làm việc của họ và hầu hết các CBVC hành chính đều cảm thấy hài lòng với công việc. Tuy nhiên, có một số ít CBVC được khảo sát đánh giá chưa được hài lòng vì họ chưa hiểu rõ công việc mình đang làm, họ cảm thấy công việc văn phòng không đòi hỏi quá nhiều kỹ năng, không có tính thách thức, thú vị cao.

Biến quan sát Giá trị trung bình

CV3 3.5130

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ khảo sát.

Về tiêu chí “Thành quả trong công việc được lãnh đạo và đồng nghiệp đánh giá, ghi nhận”, kết quả khảo sát cho chúng ta thấy ý kiến đánh giá của nhân viên đạt ở mức khá, mức độ đạt được là 3.5130 trên thang điểm 5. Qua đó cho thấy thực trạng ghi nhận thành quả công việc của nhà trường đối với nhân viên là thoả đáng với những công sức mà họ bỏ ra, nhân viên cảm nhận được sự tôn trọng và ghi nhận thành quả mà mình đạt được. Khi được nhận nhiệm vụ tương ứng với chuyên môn của mình, người nhân viên sẽ dốc hết khả năng của mình để có thể vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm xử lý công việc hoàn thành nhiệm vụ được giao. Sau đó, những thành tích đó sẽ được tuyên dương, ghi nhận bởi đồng nghiệp và khen thưởng từ lãnh đạo trường. Từ đó, người nhân viên sẽ có cảm giác những cống hiến của họ được thừa nhận đúng mức, nhận thức về việc được ghi nhận thành quả, từ đó làm động lực, là động cơ thúc đẩy sự cống hiến, cố gắng hơn nữa với những nhiệm vụ sau này.

48 Biến quan sát Giá trị trung

bình

CV4 3.6087

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ khảo sát.

Tiêu chí cuối cùng là “Có quyền hạn tương ứng với trách nhiệm của công việc được giao”, kết quả khảo sát cũng tương ứng với tình hình đang diễn ra tại nhà trường, với mức độ đạt được ở tỷ lệ 3.6087 trên thang điểm 5. Điểm số này phản ánh khách quan thực tế tại trường, phần lớn nhân viên đồng ý về việc được trao quyền hạn tương ứng đối với các công việc thường ngày, tính chất quan trọng khá cao để thuận lợi trong việc xử lý công việc của đơn vị. Nhân viên được sự quan tâm của lãnh đạo, trao quyền quyết định nhằm kích thích động lực, cũng như trách nhiệm cho nhân viên, thúc đẩy tiến độ làm việc. Thêm vào đó, hiệu quả công việc sẽ tốt hơn, thời gian thực hiện công việc sẽ được rút ngắn lại khi nhân viên cảm nhận được sự tin tưởng của lãnh đạo, người nhân viên sẽ có tinh thần tự giác trong công việc để có thể khẳng định bản thân, cống hiến hết khả năng của mình. Từ đó, người nhân viên cảm nhận được sự tin tưởng, tôn trọng từ người lãnh đạo của mình.

Qua phân tích từng chỉ tiêu cụ thể của yếu tố “Công việc phù hợp”, đa phần nhân viên đánh giá các tiêu chí ở cấp độ khá. Điều này cũng được thể hiện qua mức độ đạt chung của yếu tố này là 3.54565 khi tính trung bình mức độ đạt được của các tiêu chí.

Như vậy, từ kết quả trên cho ta thấy hiện tại nhà trường đang phân bố nhân sự rất tốt, đúng người đúng việc, phù hợp với chuyên môn và hiếm có trường hợp ngồi nhầm vị trí. Vì vậy, cần phải phát huy tiêu chí này hơn nữa, vì phân bố nhân sự phù hợp là tính chất cốt lõi để tạo nên sự thành công của tập thể, cần phải tận dụng những gì là thế mạnh của từng cá nhân, từng đơn vị hơn nữa. Về tiêu chí tính thách thức và sự thú vị trong công việc, chúng còn tuỳ thuộc vào bản chất của từng công việc khác nhau, cho nên cần phải có thời gian dài để thay đổi chúng. Hiện tại, nhà trường đã và đang có những chính sách, chủ trương phù hợp trong việc thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân

49

viên bằng nhiều cách khác nhau. Về tiêu chí về sự công nhận thành quả trong công việc được lãnh đạo và đồng nghiệp ghi nhận, nhà trường đã có những hành động cụ thể, khích lệ lẫn vật chất và tinh thần để công nhận những thành quả, cống hiến của nhân viên trong việc xây dựng, phát triển của nhà trường. Đây là điểm mạnh cần được giữ gìn và phát huy hơn nữa để có thể thúc đẩy động lực cho nhân viên làm việc. Ngoài những chế độ về lương, thưởng cho nhân viên, yếu tố công việc phù hợp vẫn luôn là vấn đề được nhân viên quan tâm nhiều. Nhà trường cần có những phương pháp, cách thức để cải thiện những bất cập, dù là rất nhỏ để đảm bảo phù hợp với từng công việc, từng đơn vị trực thuộc cụ thể để từ đó mang lại động lực làm việc cho nhân viên nhà trường.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực cho nhân viên văn phòng tại trường đại học thủ dầu một đến năm 2025 (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)