Lý thuyết nhu cầu đạt được của David Mc.Clelland

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực cho nhân viên văn phòng tại trường đại học thủ dầu một đến năm 2025 (Trang 27 - 28)

6. Kết cấu luận văn

1.2.5. Lý thuyết nhu cầu đạt được của David Mc.Clelland

Theo David Mc. Clelland (1985), dù có giới tính nào, nền văn hoá nào, hoặc độ tuổi nào thì con người chúng ta trên thế giới này đều được phát triển với ba động lực chi phối: nhu cầu thành tựu, nhu cầu quyền lực và nhu cầu liên minh, tuỳ thuộc mỗi cá nhân vào kinh nghiệm và góc nhìn của mỗi người.

Nhu cầu thành tựu: Người có nhu cầu thành tựu cao luôn là người mong muốn

giải quyết khối lượng công việc có hiệu suất cao hơn mức bình thường. Họ luôn chọn những công việc mang tính thách thức, muốn dùng chính khả năng, sức lực của mình để có thể vượt qua những khó khăn, trở ngại . Họ có tư tưởng rằng những kết quả làm việc của họ xuất phát từ những cố gắng của họ. Những đặc điểm chung của những người có nhu cầu thành tựu cao là: Bản thân họ luôn có trách nhiệm cao với những công việc đã làm, luôn đặt bản thân mình vượt qua những mục tiêu cao hơn bình thường, luôn trong trạng thái giải quyết công việc mau chóng, không chậm trễ, câu nệ.

Nhu cầu quyền lực: Là nhu cầu luôn muốn kiểm soát và ảnh hưởng đến những

hành động, hành vi của người khác và môi trường làm việc của họ. Theo David Mc. Clelland, ông phân loại nhu cầu quyền lực thành hai dạng như sau:

- Nhu cầu quyền lực cá nhân: Họ dùng quyền lực để lôi người khác để thoả mãn sự hài lòng cá nhân. Thông thường loại nhu cầu này sẽ không thể tạo ra sự thành công trong quản trị nhân sự.

19

- Nhu cầu quyền lực xã hội: Trái với nhu cầu quyền lực cá nhân, nhu cầu quyền lực xã hội thiên về trách nhiệm xã hội, một cá nhân sử dụng quyền lực để có thể hoàn thành mục tiêu của nhóm, hoặc một đơn vị trong tổ chức. Một cá nhân quản trị thành công là người phải có yếu tố nhu cầu quyền lực xã hội.

Nhu cầu liên minh: Nhu cầu liên minh được xác định là nhu cầu mong muốn thiết lập và duy trì mối quan hệ thân thiện và tình cảm đối với mọi người. Những cá nhân có nhu cầu liên minh cao sẽ càng có nhu cầu kết nối với các mối quan hệ mới, sự công nhận của xã hội. Những người có nhu cầu liên minh cao sẽ có những đặc điểm như sau: Họ có mong muốn mạnh mẽ để nhận được sự chấp thuận từ người khác; họ luôn chú ý đến cảm xúc của người khác; họ luôn cố gắng thích nghi với những tình bạn mà họ xem trọng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực cho nhân viên văn phòng tại trường đại học thủ dầu một đến năm 2025 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)