Mô hình đặc điểm công việc của Hackman và Oldham (1974)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực cho nhân viên văn phòng tại trường đại học thủ dầu một đến năm 2025 (Trang 30 - 32)

6. Kết cấu luận văn

1.3.1. Mô hình đặc điểm công việc của Hackman và Oldham (1974)

Theo lý thuyết cơ sở của Hackman và Oldham (1974) đã được xây dựng để có thể xác định các đặc điểm cốt lõi công việc nhằm giúp người lao động có được động lực làm việc ngay từ bên trong nội tại con người, đồng thời tạo ra sự thoả mãn cho người lao động, từ đó có thể tạo ra năng suất lao động cao nhất. Để có thể hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất, người lao động trước hết cần phải nắm rõ được cụ thể công việc mà mình phụ trách, thực hiện, hiểu rõ quy trình của nó và tầm quan trọng của công việc đó, để người lao động có thể cảm nhận và thực hiện công việc với tinh thần và trách nhiệm cao nhất. Cuối cùng, công việc sau khi đã được thực hiện phải được sự công nhận, tưởng thưởng của cấp trên, ghi nhận cũng như góp ý để có thể giúp người lao động cải thiện hơn trong những lần sau.

22

Sơ đồ 1.1. Thiết kế công việc bằng mô hình đặc điểm công việc

Nguồn: Nguyễn Hùng Phong và các cộng sự (2015, trang 366).

Theo sơ đồ trên, Hackman và Oldham (1974) đã chỉ ra mô hình nghiên cứu về ảnh hưởng của các đặc điểm cốt lõi của công việc đến các kết quả công việc và sự hài lòng trong công việc đó. Theo mô hình trên, tác giả đã chỉ ra một số đặc điểm cốt lõi ảnh hưởng đến kết quả công việc, cụ thể như sau:

- Sự đa dạng kỹ năng: Đề cập đến mức độ mà tính chất công việc đó đòi hỏi cá nhân phải có sự đa dạng của các hoạt động khác nhau để thực hiện công việc và họ cần phải sử dụng các kỹ năng và các năng lực khác nhau của cá nhân để hoàn thành công việc.

- Sự nhận dạng công việc: Mức độ công việc mà đòi hỏi một cá nhân phải thực hiện toàn bộ và những thành phần từ đầu đến cuối và đạt kết quả có thể kiểm chứng được.

- Tầm quan trọng của công việc: Mức độ công việc có ảnh hưởng thật sự đến

đời sống hoặc trong công việc của một cá nhân trong tổ chức, hoặc môi trường bên ngoài.

- Sự tự chủ: Mức độ mà cho phép các cá nhân có quyền được tự chịu trách

nhiệm về quá trình làm việc, cũng như lựa chọn quy tắc làm việc sao cho phù hợp với công việc theo sự độc lập, tự do để thực hiện công việc theo ý mình. - Sự phản hồi: Mức độ công việc mà công việc được triển khai đến các cá nhân

phải đòi hỏi các kết quả hữu hình thực hiện công việc đó. Các đặc điểm công việc trên tác động đến ba trạng thái tâm lý:

- Ý nghĩa được trải nghiệm từ công việc: Bao gồm sự đa dạng kỹ năng, sự nhận dạng công việc và tầm quan trọng của công việc.

- Trách nhiệm được trải nghiệm từ kết quả công việc: Liên quan đến sự tự chủ trong công việc, những quyết định độc lập, tự do, suy xét kỹ lưỡng trong việc lập kế hoạch thực hiện công việc và cần nắm rõ những thủ tục liên quan để thực hiện công việc.

23

- Sự thông hiểu về kết quả thực tế của công việc: Sau khi thực hiện xong công việc, lập tức phản hồi với cấp trên, từ đó cấp trên sẽ có những nhận định, đánh giá cũng như phê bình, góp ý những mặt tốt và chưa tốt trong công việc nhằm khắc phục sau này.

Mục tiêu của mô hình đặc điểm công việc của Hackman và Oldham là giúp cho người lao động có thể lấy làm động lực để có thể hoàn thành đúng chỉ tiêu công việc đã đề ra, thúc đẩy gia tăng thoả mãn công việc cao, sự thoả mãn chung về công việc ca và đạt hiệu quả công việc cao.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực cho nhân viên văn phòng tại trường đại học thủ dầu một đến năm 2025 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)