Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tạo động lực cho nhân viên văn phòng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực cho nhân viên văn phòng tại trường đại học thủ dầu một đến năm 2025 (Trang 38)

6. Kết cấu luận văn

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tạo động lực cho nhân viên văn phòng

Thông qua tất cả các nghiên cứu và ý kiến của chuyên gia được tác giả giới thiệu ở trên, liên quan đến lý thuyết động viên nhân viên và các mô hình nghiên cứu về tạo động lực làm việc cho nhân viên, tác giả chọn mô hình nghiên cứu của Trần Kim Dung và Nguyễn Ngọc Lan Vy làm mô hình nghiên cứu cho đề tài của mình, lý do vì:

- Mô hình nghiên cứu “Thang đo động viên nhân viên” của Trần Kim Dung và Nguyễn Ngọc Lan Vy đã được ứng dụng vào mô hình của Kenneth S. Kovach (1987), và rất nhiều nghiên cứu khác có liên quan đến việc tạo động lực làm việc cho nhân viên. Ngoài ra, mô hình cũng đề xuất được thêm yếu tố mới, đó là “Thương hiệu công ty” vào các thành phần động viên nhân viên.

- Về tiêu chí nghiên cứu gần đây, bởi vì nghiên cứu này được thực hiện thành công vào năm 2011 và được công khai trên nguồn rất uy tín, là tạp chí Phát triển kinh tế, cho nên thoả mãn.

- Hạn chế của nghiên cứu này là yếu tố “Thương hiệu nhà trường” chưa thể hiện rõ vai trò riêng biệt của thương hiệu nhà tuyển dụng đối với việc tạo động lực cho nhân viên. Cần có nghiên cứu tiếp theo về ảnh hưởng của thương hiệu nhà tuyển dụng đến động viên nhân viên.

Chính từ những phân tích nêu trên, tác giả đã quyết định kế thừa mô hình nghiên cứu của Trần Kim Dung và Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011) làm mô hình nghiên cứu cho đề tài của mình với bốn yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên văn phòng tại Trường Đại học Thủ Dầu Một như sau:

- Công việc phù hợp: Là công việc phải phù hợp với khả năng, chuyên môn của nhân viên; thể hiện sự đa dạng, sáng tạo, thử thách trong công việc, cơ hội và quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của cá nhân.

- Chính sách, chế độ đãi ngộ hợp lý: Là những chính sách, chế độ mà người

nhân viên nhận được khi làm tại tổ chức. Chính sách thể hiện qua mức tiền lương, thưởng mà nhân viên nhận được ứng với kết quả thực hiện công việc, giúp cho nhân viên đảm bảo cuộc sống cá nhân, được thưởng khi hoàn thành

30

công việc; được tham gia đầy đủ các chế độ BHYT, BHXH, BHTN theo quy định của pháp luật, các chế độ khác như thưởng, phụ cấp hàng tháng, đi du lịch với cơ quan, thưởng lễ, tết.

- Quan hệ tốt trong công việc: Là mối quan hệ mật thiết giữa cấp trên và nhân

viên, được thể hiện qua sự tin tưởng, giao phó nhiệm vụ của cấp trên đối với cấp dưới, sự tôn trọng lẫn nhau, chia sẻ giữa đồng nghiệp với nhau.

- Thương hiệu nhà trường: Là sự tự hào, trung thành của nhân viên và khách

hàng thị trường đánh giá cao nhà trường.

Sau khi có được mô hình nghiên cứu của đề tài, tác giả tiến hành thu thập thông tin bằng cách:Phát bảng khảo sát cho toàn bộ nhân viên văn phòng trong Trường Đại học Thủ Dầu Một.

- Tiếp theo, người được khảo sát phải đánh giá mức độ đạt được của các tiêu chí có trong từng yếu tố, với các mức độ lựa chọn: 1 là hoàn toàn không đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý. Sau đó, sẽ giúp Trường Đại học Thủ Dầu Một nắm bắt một cách chính xác việc tạo động lực cho nhân viên văn phòng tại thời điểm hiện tại, bao gồm điểm mạnh và hạn chế.

- Về việc thu thập một số thông tin cá nhân, người được khảo sát được yêu cầu trả lời một số câu như: Tuổi tác, giới tính, trình độ chuyên môn,...

Tóm tắt chương 1

Nội dung chương 1 tác giả đã giới thiệu các khái niệm, lý thuyết về động lực làm việc, trình bày các học thuyết, mô hình về động lực làm việc và các nghiên cứu liên quan. Việc tạo động lực cho người lao động ngày càng trở nên quan trọng và được các Công ty, doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn. Vì chỉ khi đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của người lao động, họ mới thật sự làm việc và cống hiến hết khả năng vì mục đích chung của tổ chức, ngày càng phát triển vững mạnh.

Vấn đề quan trọng của việc tạo động lực làm việc là sự hài lòng của người lao động. Công ty, doanh nghiệp cần phải có những chính sách phù hợp với nhu cầu nguyện vọng của người lao động, cho người lao động thấy sự quan tâm, từ đó họ sẽ

31

hăng say, nỗ lực làm việc. Các nhà quản trị cần sử dụng các biện pháp khuyến khích đối với nhân viên đồng thời tạo điều kiện cho nhân viên hoàn thành công việc của họ với năng suất cao nhất.

Từ những cơ sở các nghiên cứu trên, tác giả đã chọn mô hình nghiên cứu của Trần Kim Dung và Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011) làm nền tảng, cơ sở cho nghiên cứu của mình, dựa vào đó để có thể xác định được thứ tự quan trọng của các yếu tố trong việc tạo động lực làm việc cho nhân viên văn phòng tại Trường Đại học Thủ Dầu Một.

32

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT 2.1. Giới thiệu chung về trường Đại học Thủ Dầu Một

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của trường

Tiền thân là Cao đẳng Sư phạm Bình Dương - một ngôi trường có bề dày trong công tác đào tạo sư phạm uy tín của tỉnh Bình Dương, cung cấp đội ngũ giáo viên có chuyên môn, nhiệt huyết và tận tâm với công tác sư phạm. Ngày 24 tháng 6 năm 2009, Đại học Thủ Dầu Một được thành lập theo Quyết định số 900/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Sứ mệnh của Trường là đào tạo nhân lực có chất lượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của tỉnh Bình Dương, miền Đông Nam Bộ - vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và trở thành trung tâm tư vấn nghiên cứu trong khu vực.

Qua 10 năm hình thành và phát triển, từ một ngôi trường chuyên cung cấp một đội ngũ giáo viên cho toàn tỉnh Bình Dương và các tỉnh lân cận thì giờ đây trường đã định hình là một cơ sở giáo dục đa ngành, đa lĩnh vực; phát triển theo mô hình đại học tiên tiến. Với triết lý “Khát vọng – Trách nhiệm – Sáng tạo”, trường đã khẳng định vị thế của một đơn vị đào tạo, nghiên cứu khoa học chất lượng cao, là đại diện tiêu biểu cho sức mạnh tri thức của tỉnh Bình Dương.

Về nhân sự, đến năm 2019, đội ngũ cán bộ khoa học của trường có 01 giáo sư, 16 phó giáo sư, 97 tiến sĩ, 498 thạc sĩ, 112 cán bộ - giảng viên đang làm nghiên cứu sinh trong và ngoài nước. Do đó, trường luôn chủ động có được một nguồn nhân lực dồi dào, chuyên môn cao trong công tác. Cùng với đó với việc xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học cơ hữu, nhà trường còn tranh thủ sự hậu thuẫn của cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn cao ở các trường thuộc khối Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngoài ra, với một môi trường làm việc năng động, trường đã thu hút ngày càng nhiều chuyên gia, tình nguyện viên quốc tế đến làm việc và hỗ trợ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học tại Trường.

33

Về đào tạo, trường Đại học Thủ Dầu Một đang tập trung hoàn thiện lộ trình xây dựng chương trình đào tạo, cải tiến phương pháp giảng dạy theo sáng kiến CDIO để phù hợp với chuẩn AUN-QA. Tháng 8/2015, trường chính thức được Bộ Giáo dục cho phép đào tạo Cao học, đánh dấu bước phát triển quan trọng của Nhà trường trong việc tiến xa hơn ở bậc sau đại học. Hiện nay, số lượng sinh viên của trường là 15.000 sinh viên chính quy và 1.000 học viên cao học đang học tập và nghiên cứu ở 32 ngành đại học, 9 ngành sau đại học, thuộc các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật công nghệ, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn và sư phạm.

Về nghiên cứu khoa học, với mục tiêu là xây dựng Trường thành trung tâm nghiên cứu, tư vấn có uy tín, Đại học Thủ Dầu Một đang đầu tư mạnh mẽ cho hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cho các đơn vị có nhu cầu. Hiện nay, Trường đang triển khai 03 đề án nghiên cứu trọng điểm là đề án nghiên cứu về Đông Nam Bộ, đề án nghiên cứu Nông nghiệp chất lượng cao và đề án nghiên cứu Thành phố thông minh Bình Dương. Hơn nữa, các đề án và công trình nghiên cứu khoa học được thực hiện theo hướng gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu với ứng dụng, giữa đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực theo yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo xu thế phát triển của xã hội.

Về hợp tác quốc tế, trường đã thiếp lập quan hệ hợp tác, liên kết đào tạo với hơn 50 đơn vị giáo dục trên thế giới nhằm trao đổi học thuật và nghiên cứu khoa học, đồng thời ký kết hợp tác cung ứng lao động chất lượng cao cho các doanh nghiệp nước ngoài đang kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Trong chiến lược phát triển đến năm 2025, Đại học Thủ Dầu Một sẽ hoàn thiện hệ thống đào tạo gồm 37 ngành đại học, 22 ngành cao học, 09 ngành tiến sĩ với quy mô là 18.000 học viên – sinh viên (Đại học: 16.000, Sau đại học: 2.000), trở thành cơ sở đào tạo ngang tầm với các trường đại học có uy tín trong nước, tiến tới tiếp cận chuẩn mực giáo dục đại học khu vực và thế giới. Phấn đấu đến mục tiêu đạt tỷ lệ ngành đào tạo theo định hướng nghiên cứu là 40% tổng số ngành đào tạo, tiến tới đạt tỷ lệ 60%; ngành đào tạo sau đại học chiếm 60% trên tổng số ngành đại học.

34

2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Trường

Trường Đại học Thủ Dầu Một là một trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực. Sứ mệnh của Trường là đào tạo nhân lực có chất lượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của tỉnh Bình Dương, miền Đông Nam Bộ - vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và trở thành trung tâm tư vấn nghiên cứu trong khu vực.

Nhà trường bám sát thực tiễn cuộc sống, kết hợp hài hòa giữa nghiên cứu phát triển Trường và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, triển khai rộng rãi những công trình nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ theo nhu cầu doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Đảm bảo chất lượng giáo dục luôn là mục tiêu phấn đấu lâu dài của Trường nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho các lĩnh vực: Kinh tế, Kỹ thuật - Công nghệ, Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa học Quản lý và Sư phạm.

2.1.3. Tầm nhìn và sứ mệnh của nhà trường

Sứ mệnh của nhà trường là trung tâm văn hóa, giáo dục và khoa học, công nghệ, cung cấp nguồn nhân lực, sản phẩm khoa học và công nghệ có chất lượng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế tỉnh Bình Dương, miền Đông Nam Bộ và cả nước.

Tầm nhìn của nhà trường là trở thành trường đại học thông minh có uy tín trong nước và quốc tế, vào tốp 350 đại học tốt nhất Châu Á, người học có năng lực làm việc trong nước và nước ngoài.

Mục tiêu của nhà trường là phát triển theo định hướng ứng dụng, trở thành trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực theo các chuẩn mực quốc tế tiên tiến, hiện đại đáp ứng các nhu cầu của xã hội.

35

2.1.4. Giá trị cốt lõi

Khát vọng – Trách nhiệm – Sáng tạo

Khát vọng (Aspiration): nghĩa là có ý thức phấn đấu vươn lên đỉnh cao tri thức, vươn đến những điều tốt đẹp và quyết tâm thực hiện một cách mạnh mẽ nhất.

Trách nhiệm (Responsibility): nghĩa là có thái độ tích cực và tinh thần trách nhiệm với chính mình, với gia đình, xã hội, Tổ quốc, nhân loại; có đủ năng lực và kỹ năng để chịu trách nhiệm.

Sáng tạo (Creativity): nghĩa là có tư duy đổi mới, có đủ năng lực và trình độ chuyên môn để tạo ra giá trị mới đáp ứng yêu cầu và phục vụ cho sự phát triển của xã hội.

2.1.5. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Trường được thực hiện theo Điều lệ trường đại học đã được Bộ GD & ĐT ban hành theo Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 và được cụ thể hóa theo Quy chế tổ chức và hoạt động do UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt theo Quyết định số 72/2009/QĐ-UBND ngày 23/10/2009. Với 10 năm xây dựng và phát triển, cơ cấu tổ chức của Nhà trường đã có nhiều điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế. Hiện nay, Trường có cơ cấu như sau: Hội đồng Trường; Ban Giám hiệu; 08 khoa; 16 phòng ban chức năng; 11 Trung tâm; 02 Viện; 01 Trạm y tế; 01 Tạp chí; Đảng ủy; Công đoàn; Đoàn thanh niên; Hội sinh viên. Các đơn vị tự chịu trách nhiệm về hoạt động của đơn vị mình theo phân cấp của Hiệu trưởng.

36

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức

Nguồn: Website Trường

2.1.6. Ban giám hiệu nhà Trường

Hiệu trưởng

Hiệu trưởng là người đại diện theo pháp luật, chịu trách nhiệm trực tiếp trước UBND tỉnh Bình Dương và Bộ GD&ĐT về tổ chức và hoạt động của trường; quản lý và điều hành các hoạt động của trường theo quy định của pháp luật và điều lệ trường đại học. Là chủ tài khoản, là người phát ngôn chính thức của trường. Trực tiếp phụ trách và chỉ đạo công tác khối Tổ chức - Hành chính, Thanh tra - Pháp chế, Tài chính - Tài sản, Quản lý Dự án xây dựng, bao gồm các đơn vị: Phòng Tổ chức - Hành chính, Phòng Thanh tra - Pháp chế, Phòng Tài vụ, Ban Quản lý Dự án xây dựng.

Phó hiệu trưởng

Phó hiệu trưởng là người được Hiệu trưởng phân công quản lý trực tiếp phụ trách khối Đào tạo, Khoa học - Công nghệ, bao gồm các đơn vị: Các khoa, Phòng Quản lý đào tạo, Phòng Giáo dục thường xuyên, Phòng Quản lý khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục. Ngoài ra, các Phó hiệu trưởng còn trực tiếp phụ trách khối Thông tin - Thư viện, Học sinh - Sinh viên, Quản trị cơ sở vật chất và dịch vụ, bao gồm các đơn vị: Phòng Quản trị - Thiết bị, Phòng

37

Công tác Sinh viên, Trung tâm Quan hệ doanh nghiệp và Tư vấn tuyển sinh, Trung tâm Thông tin - Thư viện, Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học.

2.1.7. Chức năng, nhiệm vụ các đơn vị thuộc Trường

2.1.7.1. Chức năng, nhiệm vụ các phòng, ban, Trung tâm, Viện

Tại trường, mỗi phòng, ban, trung tâm và viện đều có chức năng, nhiệm vụ khác nhau, nhưng đều có chung mục tiêu vì sự phát triển lâu dài và bền vững của trường. Có thể đơn cử một số phòng ban như sau: Phòng Tổ chức phụ trách các công tác liên quan đến nhân sự, cụ thể là điều động, phân bổ, tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn cho các cán bộ viên chức; Phòng Đào tạo phụ trách công tác đào tạo của trường, hoạch định chiến lược về cơ cấu ngành nghề đào tạo, mục tiêu đào tạo, quản lý sinh viên, cấp phát văn bằng, chứng chỉ cho sinh viên; Phòng Đào tạo sau đại học có trách nhiệm đào tạo sau đại học, tuyển sinh bậc sau đại học hàng năm, tổ chức bảo vệ luận văn thạc sĩ, thành lập hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ, lập hồ sơ cấp bằng thạc sĩ; Phòng Kế hoạch – Tài chính phụ trách các hoạt động liên quan đến tài chính tại các đơn vị thuộc trường, thiết lập kế hoạch tài chính trong ngắn hạn, trung và dài hạn, báo cáo quyết toán hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực cho nhân viên văn phòng tại trường đại học thủ dầu một đến năm 2025 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)