Mô hình mười yếu tố tạo động lực của Kenneth S.Kovach (1987)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực cho nhân viên văn phòng tại trường đại học thủ dầu một đến năm 2025 (Trang 32 - 34)

6. Kết cấu luận văn

1.3.2. Mô hình mười yếu tố tạo động lực của Kenneth S.Kovach (1987)

Theo Kenneth S. Kovach (1987), đã chỉ ra các mô tả các yếu tố để tạo nên sự động viên thông qua mười yếu tố động viên, cụ thể như sau:

(1) Công việc thú vị: Thể hiện qua sự đa dạng, sáng tạo, thách thức của công việc và cơ hội được sử dụng năng lực cá nhân.

(2) Sự thừa nhận đầy đủ trong công việc: Sự ghi nhận hoàn thành công việc, ghi nhận góp phần vào sự thành công của công ty; Thể hiện sự công nhận về công lao động, đóng góp của một cá nhân đối với công ty, thể hiện qua những biểu hiện, đánh giá trong quá trình làm việc của cá nhân đó.

(3) Sự tự chủ trong công việc: Nhân viên được quyền tư kiểm soát và tự chịu trách nhiệm về những hành vi, hoạt động của mình, được công ty khuyến khích để tham gia vào các quyết định quan trọng trong công việc, động viên để đưa ra những sáng kiến công việc. Khi đạt được kết quả như mong đợi, nhân viên cũng mong muốn nhận được sự phản hồi thoả đáng từ phía nhà quản lý để lấy làm động lực phát triển bản thân.

(4) Công việc ổn định: Khi người nhân viên cảm nhận được sự an toàn trong công việc, sự lâu dài trong công việc, không phải lo lắng về việc có giữ được việc làm hay không, nó sẽ có tác động không nhỏ

24

đến năng suất, hiệu quả công việc, tinh thần của người nhân viên. Họ sẽ tập trung hết mức có thể để đóng góp vào những hoạt động của công ty.

(5) Tiên lương cao: Nhân viên được nhận tiền lương, những khoản thưởng trong quá trình làm việc, qua đó họ có thể đảm bảo cuộc sống cá nhân, họ cảm thấy mức lương mình nhận được là xứng đáng so với những công sức bỏ ra trong công việc, nếu như sự tưởng thưởng đó diễn ra liên tục, người nhân viên đó sẽ không phải lo lắng nhiều, và họ sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

(6) Sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp: Chính là cơ hội thăng tiến của cá nhân trong công ty, cụ thể như là chức vụ, tước vị. Một khi người nhân viên đã quen với vị trí hiện tại thì vị trí đó không còn được xem như là động lực để khiến người nhân viên phấn đấu trong công việc nữa. Tuy nhiên, khi nhân viên có được nhận thức về sự sụt giảm địa vị hiện tại của mình, điều đó sẽ dẫn đến sa sút tinh thần nghiêm trọng. Vì vậy, nhà quản lý cần phải tạo cơ hội thăng tiến cho nhân viên, để họ có thể cải thiện được vị trí hiện tại, đồng thời cố gắng để có thể phát triển nghề nghiệp hơn nữa.

(7) Điều kiện làm việc tốt: Điều kiện làm việc của nhân viên thường gắn liền với chất lượng công việc, tinh thần làm việc của nhân viên, như là vấn đề về an toàn, vệ sinh, điều kiện cơ sở vật chất, các máy móc, thiết bị được cung cấp cho nhân viên làm việc. Ngoài các điều kiện hữu hình, điều kiện làm việc vô hình, như là môi trường làm việc thân thiện cũng góp phần không nhỏ đến việc động viên người nhân viên làm việc.

(8) Sự gắn bó của cấp trên đối với nhân viên: Trong một tập thể, nếu một nhà quản lý ngoài việc điều hành công ty, họ cũng cần phải biết lắng nghe tâm tư, tâm sự, quan tâm đến nhân viên cấp dưới thì người nhân

25

viên đó sẽ cảm nhận rằng mình được cấp trên tôn trọng và nhận được sự quan tâm. Từ đó có thể tăng lòng trung thành với công ty của người nhân viên.

(9) Xử lý kỷ luật khéo léo và tế nhị: Một người lãnh đạo khi muốn nhắc nhở, xử lý kỷ luật đối với nhân viên của mình, cần phải thể hiện sự khéo léo, linh hoạt trong việc phê bình, đánh giá nhân viên, tránh việc phê bình, đánh giá nhân viên trước đám đông, gây cho người nhân viên cảm thấy không được tôn trọng.

(10) Sự giúp đỡ của cấp trên: Khi người nhân viên gặp khó khăn trong

gia đình, xã hội, người lãnh đạo cần thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ nhân viên vượt qua khó khăn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực cho nhân viên văn phòng tại trường đại học thủ dầu một đến năm 2025 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)