Nâng cao năng lực của bộ phận thiết kế

Một phần của tài liệu Khóa luận Thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản của Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến (Trang 76 - 78)

B phn thiết kế thi trang ca công ty nên phi hp vi các sinh viên chuyên ngành thiết kế thi trang du hc ti Nht Bn

Bộ phận thiết kế thời trang của Công ty cần năng động hơn, cập nhật xu hướng thời trang của thế giới và Nhật Bản, không nên chỉ tạo mẫu theo thông số kỹ thuật của khách hàng

Song song với đó Công ty nên kết hợp tuyển Cộng tác viên là sinh viên chuyên ngành thiết kế thời trang đang du học học tại nước ngoài và Nhật Bản thông qua các diễn đàn du học sinh. Đây sẽ là một cách giúp công ty nhanh chóng thu thập thông tin và xúc tiến thương mại với một chi phí thấp hơn rất nhiều so với những cách khác. Đồng thời có thể tạo được một lượng nhân viên chuyên ngành thiết kế tiềm năng, chất lượng cao

Định k t chc các cuc hi tho với các đại din công ty, nhà thiết kế , khách hàng các quc gia xut khu trọng điểm ca Công ty

Các cuộc hội thảo sẽlà cơ hội để gắn kết công ty với khách hàng, đại diện các nhà thiết kế hai bên có thể trao đổi thông tin, cập nhập xu hướng thời trang. Đồng thời cũng cho cho các khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng có thể thấy được năng lực thiết kế hiện tại của Tổng Công ty, qua đó có thể tin tưởng hơn, và đặt các đơn hàng ODM và OBM.

5.2.3.2. Ci tiến, loi b những công đoạn không mang li giá trgia tăng, gây lãng phí

Nâng cao năng lực ca cán b kim tra chất lượng QA

Bộ phận quản lý chất lượng kết hợp với bộ phận sản xuất đã thiết lập các mục tiêu chất lượng và các yêu cầu, thông số kỹ thuật đối với sản phẩm, nhưng sản phẩm vẫn bị lỗi, làm tốn chi phí để sữa chữa. điều này chứng tỏ rằng quá trình giám sát sản xuất, bộ phận quản lý chất lượng đã không hoàn thành tốt công việc của mình. Do đó, việc nâng cao năng lực của bộ phận QA sẽ giúp công ty giảm bớt những sai biệt trong quá trình sản xuất.

68 Trong xu hướng nền kinh tế gặp khó khăn, sự thắng bại trong cuộc cạnh tranh trên thị trường phụ thuộc vào mức độ hợp lý của chất lượng sản phẩm và giá cả. Muốn tránh được lãng phí trong sản xuất, việc trang bị những kiến thức về quản lý chất lượng cho đội ngũ QA đóng một vai trò hết sức quan trọng. Công ty nên tổ chức cho nhân viên QA thường xuyên theo học những khóa học về quản trị chất lượng trang bị những kiến thức như phương pháp cải tiến (Lean), hệ thống sản xuất tức thời – Just In Time (JIT System), phương pháp quản trị chất lượng Six-Sigma….. Tham gia những diễn đàn, hội thảo về quản trị chất lượng.

Áp dụng phương pháp quản tr chất lượng Six-Sigma vào trong sn xut

Tuy đã áp dụng công nghệ Lean vào trong sản xuất, nhưng để nâng cao khả năng cạnh tranh, công ty nên áp dụng thêm phương pháp Six-Sigma. Six-Sigma là một phương pháp được kiểm soát chặt chẽ. Nó đòi hỏi công ty phải chọn lựa một cách chính xác những dự án và kế hoạch đáp ứng mục tiêu của Công ty. Một khi đã được chọn lựa, công ty cần đầu tư một nguồn lực thỏa đáng. Những dự án này cần phải được đưa vào một quy trình gọi là DMAIC (Define : Xác định, Measure: Đo lường, Analyse: Phân tích, Improve: Cải thiện, Control: Kiểm soát). Để thực hiện tốt phương pháp, cắt giảm những lỗi sai trong quá trình sản xuất, công ty cần thu thập thông tin quy trình sản xuất thực tế, đo lường kết quả mà quy trình này tạo ra. Ngoài ra, cần thu thập thêm thông tin về mức lao động của các sản phẩm bị lỗi, thường bị lỗi ở khâu nào, bao lâu một lần thì bị lỗi, lỗi ở mức nào. Bằng việc phân tích dữ liệu và có một bức tranh chính xác về kết quả quy trình. Công ty có thể tập trung cải tiến quy trình sản xuất để có thể tạo ra những sản phẩm phù hợp với yêu cầu khách hàng. Sau khi cải tiến quy trình, công ty cần đảm bảo việc cải tiến luôn được duy trì trong công ty.

Khuyến khích công nhân viên đưa ra những ý tưởng khc phc lãng phí, vấn đề còn tn ti trong khâu sn xut

Công, nhân viên là những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, nắm rõ quy trình sản xuất. Vì vậy, nên khuyến khích Công nhân viên tích cức đưa ra ý kiến của mình để khắc phục lãng phí cũng như những yếu kém, hạn chế gây khó khăn trong sản xuất. Từ đó Công ty sẽđưa ra được những giải pháp thiết thực hơn để cải thiện quy trình của mình.

69

Một phần của tài liệu Khóa luận Thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản của Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến (Trang 76 - 78)