Hệ thống thông tin trong quy trình hoạt động xuất khẩu chưa được chú trọng phát

Một phần của tài liệu Khóa luận Thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản của Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến (Trang 64)

Vai trò của công nghệ thông tin trong quy trình hoạt động xuất khẩu rất quan trọng, giúp các thành viên trong quy trình cộng tác một cách nhanh chóng và hiệu quả, đồng thời hỗ trợ việc ra quyết định chính xác. Tuy nhiên, hệ thống thông tin của Tổng Công ty chưa được quan tâm đúng mức, các bộ phận chủ yếu trao đổi thông tin thông qua email. Việc cập nhật những thông tin sai sót thường phải qua một quy trình khá dài. Xí nghiệp phải gửi Email cho phòng kinh doanh, phòng kinh doanh dựa vào đó để kiểm tra những thông tin lại lần cuối trước khi gửi cho phòng xuất khẩu.

Ngoài ra mức độứng dụng công nghệ thông tin và tựđộng hóa cho công việc nhập, lấy hàng, xuất hàng hóa chưa cao, chủ yếu làm bằng phương pháp thủ công. Ngay nay có một số công nghệ chuyên dụng nhằm tăng hiệu suất khai thác, giảm sai sót trong quá trình nhập nguyên liệu.

56

CHƯƠNG 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN

CÔNG TÁC XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG

NHẬT BẢN CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN 5.1. QUAN ĐIỂM VÀ CƠ SỞĐỀ XUT GII PHÁP

5.1.1. Quan điểm đề xut gii pháp

5.1.1.1. Coi ngành dt may là ngành kinh tế trọng điểm quan trọng, trong đó thịtrường Nht Bn là mt trong nhng th trường ch lc Nht Bn là mt trong nhng th trường ch lc

Dệt may là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, mang lại rất nhiều cơ hội việc làm cho xã hội, thu được nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Chính vì vậy mà việc đề ra phương hướng cho ngành dệt may là rất cần thiết. Quan điểm phát triển ngành dệt may Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong “Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, quyết định số 3218/QD-BCT. Trong đó có một số nội dung quan trọng như sau: Phát triển dệt may theo hướng hiện đại hóa; lấy xuất khẩu làm phương thức cơ sở cho sự phát triển của ngành, đồng thời đáp ứng nhu cầu nội địa; phát triển nguồn nhận lực bền vững cả về sốlượng lẫn chất lượng cho sự phát triển bền vững của ngành dệt may, kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực mà doanh nghiệp trong nước còn yếu và thiếu kinh nghiệm.

5.1.1.2. Nâng cao năng lực ca các doanh nghip trong dch chuyển phương thức sn xut kinh doanh xut kinh doanh

Từ hình thức gia công từkhâu đầu đến khâu cuối (CMT) sang các hình thức khác như gia công từng phần (OEM), mua nguyên liệu - sản xuất bán thành phẩm (FOB) hoặc thiết kế - sản xuất - cung cấp sản phẩm và dịch vụ liên quan (ODM), tiến tới sản xuất sản phẩm với thương hiệu riêng (OBM).

Những năm trước ngành dệt may chủ yếu xuất khẩu dưới hình thức gia công nên hiệu quả kinh tế không cao. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp dệt may đã vươn lên khẳng định mình bằng cách tập trung đẩy mạnh vào những đơn hàng FOB, tiến tới các hình

57 thức ODM và OBM, để nâng cao hiệu quả kinh tế. Đồng thời vẫn phải duy trì những đơn hàng CMT, OEM, để qua đó có thể học hỏi từ công nghệ đến quy trình sản xuất, mẫu mã sản phẩm phù hợp với xu hướng của thế giới

5.1.1.3. Vic hoàn thin nâng cao quy trình hoạt động xut khu là một vũ khí sắc bén, quyết định và duy trì, phát trin m rng thtrường Nht Bn quyết định và duy trì, phát trin m rng thtrường Nht Bn

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của tất cả các doanh nghiệp thành công trong lĩnh vực dệt xuất khẩu hàng dệt may ởcác nước như Trung Quốc, Ấn Độ… thì năng lực cạnh tranh của các công ty này chính là cách thức xây dựng và quản lý quy trình hoạt động sản xuất xuất khẩu. Những công ty này đã trở thành bậc thầy trong việc quản trị quy trình sản xuất xuất khẩu, không ngừng cải tiến quy trình của riêng mình để buộc nó hoạt động hiệu quảhơn. Nếu muốn cạnh tranh với những công ty này thì việc xây dựng và quản lý quy trình xuất khẩu – một cái nhìn toàn diện từ khi nhận đơn hàng đến khi giao thành phẩm cuối cùng đến tay khách hàng, được xem là nhân tố quan trọng, một vũ khí chủ chốt giúp công ty giúp công ty củng cố và phát triển thịtrường xuất khẩu.

5.1.1.4. Mc tiêu xây dng quy trình hoạt động xut khu phi gn lin vi mc tiêu kinh doanh ca Công ty

Mỗi doanh nghiệp xuất khẩu có một chiến lược kinh doanh nhằm khác biệt hóa bản thân mình với đối thủ cạnh tranh khác. Sau sự việc vải Trung Quốc có chứa chất formanldehyde gây ung thư, nỗi lo về chất lượng nguyên vật liệu vải sử dụng là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng. Việc xây dựng chiến lược kinh doanh phải dựa vào sự cạnh tranh bằng chất lương và dịch vụ, chứ không phải cạnh tranh bằng chi phí. Do đó, việc xây dựng quy trình hoạt đông xuất khẩu cũng lấy mục tiêu chất lượng và dịch vụ khách hàng làm yếu tố hàng đầu. Các biện pháp đưa ra nhằm hhỗ trợ trong công tác quản lý các nhà công cấp nguyên vật liệu đầu vào giúp đạt được hiệu quả cao.

58

5.1.1.5. S phi hp gia các b phn là yếu t then chốt để nâng cao hiu qu hoạt động xut khu ca Công ty

Để xây dựng được một quy trình xuất khẩu đạt hiệu quả cao, nâng cao sức cạnh tranh của Công ty so với các đối thủ khác, thì sự phối hợp của các phòng ban đóng vai trò là một yếu tố then chốt. Việc xây dựng quy trình xuất khẩu có thể hiểu là đưa tất cả các bên – cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp tham gia vào quá trình xác lập hay thiết kế quy trình xuất khẩu nhằm đạt được lợi ích cao nhất giữa các phòng ban. Vai trò của công tác, chia sẻ thông tin sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng quy trình hoạt đông xuất khẩu đạt hiệu quả cao.

5.1.2. Cơ sởđề xut gii pháp Phân tích SWOT

5.1.2.1. Bài hc kinh nghim t ngành dt may Trung Quc

Ngành công nghiệp dệt may Trung Quốc có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, chiếm 16% GDP. Xuất khẩu hàng dệt may Trung Quốc chiếm 25% giá trị xuất khẩu của cả nước và chiếm 13% tổng kim ngạch thế giới. Dệt may là một trong các ngành thế mạnh của Trung Quốc mà Việt Nam cần tìm ra giải pháp để cạnh tranh. Khác với các nước Đông Nam Á, Trung Quốc là nước có lịch sử sản xuất các sản phẩm dệt may rất lâu đời và một phần lớn các sản phẩm này là dành cho xuất khẩu. Đây là ngành mà Trung Quốc có lợi thế do sử dụng nhiều nhân công giá rẻ. Cho đến nay, hàng dêt may của Trung Quốc đã xuất hiện gần như khắp nơi trên thế giới với tốc độtăng trưởng tương đối cao

Đối với hàng may mặc, Trung Quốc xuất vào Nhật Bản phần lớn là hàng dệt thường chiếm thị phần cao nhất so với các nước khác. Chủng loại hàng dệt may của Trung Quốc rất đa dạng: hàng cấp thấp, bình dân nhưđồ bộ, sơ mi…chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc vào Nhật Bản, hàng thời trang cao cấp tuy không đáng kểnhưng có mặt trên thị trường Nhật Bản như Complet, veston, quần tây cao cấp…Và dù hàng cấp thấp hay cấp cao thì hàng dệt may của Trung Quốc vào Nhật Bản đều có giá rất rẻ so với mặt hàng cùng chủng loại của các nước khác.

Các công ty dệt may của Trung Quốc biết sử dụng tối đa hệ thống thương mại của người Nhật Bản gốc Hoa để thực hiện phân phối trực tiếp sản phẩm của mình trên thị trường Nhật

59 Bản. Đến nước Nhật Bản người ta có thể dễ dàng nhận thấy hàng dệt may Trung Quốc chiếm thị phần rất cao ở thịtrường bình dân và có thu nhập thấp

Để tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm dệt may được cao như Trung Quốc thì Việt Nam cần phải xây dựng chiến lược tập trung và phát triển vùng sản xuất nguyên phụ liệu nhằm đảm bảo cung cấp cho ngành dệt may nguồn nguyên phụ liệu ổn định và chất lượng. Điểm yếu của ngành dệt Việt Nam là chưa đủ khả năng đáp ứng vải cho may xuất khẩu; số lượng và chất lượng sợi trong nước kém, các doanh nghiệp dệt may vẫn phải nhập sợi của Trung Quốc. Nguyên nhân do công nghiệp dệt sợi tuy đã phát triển mạnh, nhưng khâu nhuộm rất yếu. Doanh nghiệp trong nước không đủ tiềm lực về vốn để có thể phát triển công nghiệp nhuộm, nhất là đầu tư hệ thống xửlý nước thải. Vì vậy, sản phẩm dệt may của Việt Nam sẽ vẫn phải chiụ những thuế suất cao do tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm thấp, khảnăng cạnh tranh về giá kém. Để sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường Nhật Bản đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải có một chiến lược đầu tư lớn và đồng bộ, cả về nguyên liệu lẫn thiết bị, công nghệ sản xuất.

Bên cạnh lợi thế về khoảng cách, việc thiết lập được mạng lưới phân phối, bán lẻ gọn nhẹ tới tận tay người tiêu dùng của các doanh nghiệp Trung Quốc với các nhà nhập khẩu Nhật Bản là một điều hết sức thuận lợi để hàng Trung Quốc có mặt ở khắp Nhật Bản. Các doanh nghiệp Trung Quốc đã xây dựng được hệ thống cập nhật thông tin chính xáccũng như có khảnăng thích ứng kịp thời trước những yêu cầu mới của thịtrường để luôn tung ra những sản phẩm mới. Một nguyên nhân khác khiến hàng Trung Quốc xâm nhập mạnh vào thịtrường Nhật Bản là sự xuất hiện của nhà đầu tư Nhật Bản tại Trung Quốc do lợi thế nhân công, khả năng cung cấp nguyên phụ liệu dồi dào, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài thông thoáng

5.1.2.2. Bài hc kinh nghim t ngành dt may Campuchia

Không có nước nào phụ thuộc nhiều vào công nghiệp làm quần áo may sẵn như Campuchia; và không có ngành công nghiệp làm quần áo may sẵn nào phụ thuộc vào nước Mỹ nhiều như nước này; từ chỗkhông có gì vào năm 1990 lên đến 1,9 tỉ USD xuất khẩu vào năm 2004, chiếm hơn 80% tống giá trị xuất khẩu.

60 Cuối năm 2004, Hiệp định Dệt may song phương Mỹ - Campuchia hết hiệu lực và Hiệp định Đa sợi của WTO cũng hết giá trị, chấm dứt thuếquan ưu đãi đối với mặt hàng quần áo của các nước đang phát triển. Nền kinh tếCampuchia đứng trước thử thách lớn: Nếu muốn tiếp tục xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ, EU và nhiều nước khác thuộc WTO thì phải có tư cách thành viên của tổ chức này; còn không, phải ký lại Hiệp định Dệt may song phương với Mỹ. Như nhiều nước khác, vị thế của Campuchia bị lung lay bên cạnh người khổn lồ Trung Quốc. Một số xí nghiệp đã phải đóng cửa. Phần lớn còn lại vẫn còn trụ được là nhờ vào chiến lược mà chính phủnước này đã đưa ra cách đây 4 năm, khi đón trước tương lai cạnh tranh gay gắt: mời Tổ chức lao động quốc tế ( ILO) giám sát và chứng nhận điều kiện lao động ở các công ty. Campuchia đã thực hiện được khâu quan trọng nhất trong phát triển ngành dệt may của họ là hoàn thiện về nhân tố con người. Với dấu đóng “ xí nghiệp không có lao động bị cưỡng bức, không có tình trạng quấy rối tình dục và lạm dụng lao động trẻ em” của ILO, xem như hàng hóa dệt may của Campuchia đã thỏa mãn một trong những điều kiên trọng yếu để tiếp tục bước vào thị trường Mỹcũng như đi vào một sốnước khác. Công việc của ILO là giám sát bất chợt bất kì xí nghiệp dệt may nào và khi xét thấy có hiện tượng phi phạm luật lao động, sẽ cùng quan chức chính phủ đưa ra cách giải quyết. Nói cách khác, các báo cáo của ILO tạo cho các công ty nước ngoài niềm tin rằng thương hiệu của họ sẽ không bị làm ô danh nếu họ mua hàng hóa ở Campuchia.

Cũng nhờ chiến lược trên mà Campuchia đã lôi kéo được khách hàng trở lại; điển hình là trường hợp của hãng NIKE vào năm 2000 họđã rút khỏi Campuchia sau khi một tài liệu của Anh cho biết Campuchia sử dụng lao động vị thành niên, nhưng vào năm 2002 NIKE đã trở lại đặt hàng gia công áo sơmi, váy và quần short dành cho người đánh quần vợt. Xí nghiệp Archid do HongKong đầu tư ở Campuchia, sau một đợt giám sát của ILO, đã cố gắng giảm bụi nơi làm việc và sửa sang lại nhà vệ sinh cho công nhân. Thời tiết nóng nực nhưng lại không thể lắp máy lạnh vì giá điện, các phân xưởng may của Archid chọn cách gắn máy quạt và thiết kế “bức tường nước” nhằm làm dịu mát không khí. Tháng 12/2004, thông qua hệ thống ngân hàng thế giới, một cuộc khảo sát của 15 nhà nhập khẩu hàng đầu đã xếp công nghiệp làm quần áo may

61 sẵn của Campuchia ở vị trí số một về điều kiện lao động, giúp Campuchia tránh được những tổn thấtt đáng kể từ Trung Quốc, mặc cho chi phí cao hơn.

Năm 2015, xuất khẩu hàng dệt may của Campuchia vào thị trường Liên minh châu Âu (EU) đã lần đầu tiên vượt qua Việt Nam, trở thành nước có thị phần xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 5 tại EU

Bài học cho ngành dệt may Việt Nam là muốn phát triển đồng bộ toàn ngành thì cần phải có chiến lược cụ thể và lâu dài để phát huy từng nhân tố liên quan ( nguyên phụ liệu, con người, máy móc, thiết bị…), trong đó phải đặc biệt chú ý đến nhân tốcon người. Chúng ta đã biết ngày nay yêu cầu về sản phẩm của người dân các nước phát triển không chỉ dừng lại ở mẫu mã, kiểu dáng, hay chất lượng mà còn cả nguồn gốc để tạo ra sản phẩm. Nguồn gốc ởđây bao gồm cả nguyên phụ liệu tạo ra sản phẩm có nguy hại đến môi trường hay không, người lao động tạo ra sản phẩm có bịđối xử bất công hay không…

5.1.2.3. Phân tích SWOT

BẢNG 5.1 – BẢNG PHÂN TÍCH SWOT CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN

ĐIỂM MNH

1. Việt Tiến là một thương hiệu mạnh,uy tín, đã đăng ký thương hiệu

2. Đội ngũ lãnh đạo, công nhân viên, được đào tạo bài bản, trình độ tay nghề cao, có kinh nghiệm cao.

3. Tạo được uy tín với các đối tác nước ngoài, Có các đối tác truyền thống, lâu dài với sô lượng đơn hàng ổn định

4. Chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng nên lượng thành phẩm tồn kho thấp

5. Sản phẩm đa dạng, phù hợp với yêu cầu của nhiều khách hàng, chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh.

6. Quy trình và công nghệ sản xuất theo phương thức hiện đại. Máy móc, trang thiết bị được đầu tư bài bản, hiện đại. 7. Xây dựng được một bộđo lường tiêu

chuẩn cho quy trình hoạt đông xuất khẩu

CƠ HỘI

1. Quan hệ hợp tác quốc tếđược mở rộng, hiệp định đối tác chiến lược xuyên thái bình dương (TPP) được ký kết và sắp có hiệu lực, giúp gỡ bỏ hàng rào thuế quan. 2. Trung Quốc, một trong những nước dẫn

đầu về xuất khẩu dệt may trên thế giới – chuyển sang tập trung phát triển những ngành công nghệ cao. Chi phí lao động tại các đô thị lớn tăng quá nhanh.Hơn nữa do quan hệsong phương căng thẳng liên quan tới việc tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư dẫn đến doanh nghiệp Nhật Bản giảm đầu tư vào Trung Quốc 3. Sản xuất hàng dệt may đang có xu hướng

chuyển dịch sang các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam

4. Sự xuất hiện hàng loạt những ứng dụng công nghệ cao dành cho quá trình sản xuất

62 8. Định hướng được chiến lược phát triển lâu

dài khi cho đi vào hoạt động trung tâm thiết kế thời trang riêng.

Một phần của tài liệu Khóa luận Thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản của Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến (Trang 64)