Bài học kinh nghiệm từ ngành dệt may Trung Quốc

Một phần của tài liệu Khóa luận Thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản của Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến (Trang 67 - 68)

Ngành công nghiệp dệt may Trung Quốc có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, chiếm 16% GDP. Xuất khẩu hàng dệt may Trung Quốc chiếm 25% giá trị xuất khẩu của cả nước và chiếm 13% tổng kim ngạch thế giới. Dệt may là một trong các ngành thế mạnh của Trung Quốc mà Việt Nam cần tìm ra giải pháp để cạnh tranh. Khác với các nước Đông Nam Á, Trung Quốc là nước có lịch sử sản xuất các sản phẩm dệt may rất lâu đời và một phần lớn các sản phẩm này là dành cho xuất khẩu. Đây là ngành mà Trung Quốc có lợi thế do sử dụng nhiều nhân công giá rẻ. Cho đến nay, hàng dêt may của Trung Quốc đã xuất hiện gần như khắp nơi trên thế giới với tốc độtăng trưởng tương đối cao

Đối với hàng may mặc, Trung Quốc xuất vào Nhật Bản phần lớn là hàng dệt thường chiếm thị phần cao nhất so với các nước khác. Chủng loại hàng dệt may của Trung Quốc rất đa dạng: hàng cấp thấp, bình dân nhưđồ bộ, sơ mi…chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc vào Nhật Bản, hàng thời trang cao cấp tuy không đáng kểnhưng có mặt trên thị trường Nhật Bản như Complet, veston, quần tây cao cấp…Và dù hàng cấp thấp hay cấp cao thì hàng dệt may của Trung Quốc vào Nhật Bản đều có giá rất rẻ so với mặt hàng cùng chủng loại của các nước khác.

Các công ty dệt may của Trung Quốc biết sử dụng tối đa hệ thống thương mại của người Nhật Bản gốc Hoa để thực hiện phân phối trực tiếp sản phẩm của mình trên thị trường Nhật

59 Bản. Đến nước Nhật Bản người ta có thể dễ dàng nhận thấy hàng dệt may Trung Quốc chiếm thị phần rất cao ở thịtrường bình dân và có thu nhập thấp

Để tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm dệt may được cao như Trung Quốc thì Việt Nam cần phải xây dựng chiến lược tập trung và phát triển vùng sản xuất nguyên phụ liệu nhằm đảm bảo cung cấp cho ngành dệt may nguồn nguyên phụ liệu ổn định và chất lượng. Điểm yếu của ngành dệt Việt Nam là chưa đủ khả năng đáp ứng vải cho may xuất khẩu; số lượng và chất lượng sợi trong nước kém, các doanh nghiệp dệt may vẫn phải nhập sợi của Trung Quốc. Nguyên nhân do công nghiệp dệt sợi tuy đã phát triển mạnh, nhưng khâu nhuộm rất yếu. Doanh nghiệp trong nước không đủ tiềm lực về vốn để có thể phát triển công nghiệp nhuộm, nhất là đầu tư hệ thống xửlý nước thải. Vì vậy, sản phẩm dệt may của Việt Nam sẽ vẫn phải chiụ những thuế suất cao do tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm thấp, khảnăng cạnh tranh về giá kém. Để sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường Nhật Bản đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải có một chiến lược đầu tư lớn và đồng bộ, cả về nguyên liệu lẫn thiết bị, công nghệ sản xuất.

Bên cạnh lợi thế về khoảng cách, việc thiết lập được mạng lưới phân phối, bán lẻ gọn nhẹ tới tận tay người tiêu dùng của các doanh nghiệp Trung Quốc với các nhà nhập khẩu Nhật Bản là một điều hết sức thuận lợi để hàng Trung Quốc có mặt ở khắp Nhật Bản. Các doanh nghiệp Trung Quốc đã xây dựng được hệ thống cập nhật thông tin chính xáccũng như có khảnăng thích ứng kịp thời trước những yêu cầu mới của thịtrường để luôn tung ra những sản phẩm mới. Một nguyên nhân khác khiến hàng Trung Quốc xâm nhập mạnh vào thịtrường Nhật Bản là sự xuất hiện của nhà đầu tư Nhật Bản tại Trung Quốc do lợi thế nhân công, khả năng cung cấp nguyên phụ liệu dồi dào, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài thông thoáng

Một phần của tài liệu Khóa luận Thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản của Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)