Thị hiếu tiêu dùng của người Nhật

Một phần của tài liệu Khóa luận Thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản của Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến (Trang 41 - 43)

Theo Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, người tiêu dùng Nhật rất chú ý đến chất lượng hàng hóa. Sống trong môi trường có thu nhập cao nên người Nhật Bản thường đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng hàng hóa, bao gồm cả vấn đề vệ sinh, hình thức và dịch vụ hậu mãi. Những vết xước hàng hóa trong quá trình vận chuyển cũng có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu thụ cả lô hàng và ảnh hưởng đến uy tín.

Sự coi trọng hình thức được xem là một đặc điểm thể hiện văn hóa Nhật Bản. Chú ý đến hình thức bên ngoài là phép lịch sự thể hiện việc giữ gìn phẩm chất con người và đương nhiên được coi trọng trong môi trường kinh doanh. Trang phục yêu cầu có phần khác nhau tùy theo từng ngành và từng loại công việc, nhưng thường thì những người làm công việc giao dịch cần

33 đặc biệt lưu ý. Việc gây ấn tượng gọn gàng và cảm giác sạch sẽ bằng trang phục phù hợp với hoàn cảnh công việc được cho là có ảnh hưởng quan trọng đến uy tín của cá nhân và sau đó là uy tín của công ty. Trong giáo dục và đào tạo nhân viên, không ít công ty, ngay cả công ty không thuộc ngành dịch vụ còn hướng dẫn chi tiết từ trang phục đến cả cách đểđầu tóc, móng tay.

Đối tượng mua hàng chủ yếu là những phụ nữ nội trợ đi mua hàng ngày, có nhiều thời gian (tình trạng sau khi lấy chồng sẽ bỏ việc làm tại công ty vẫn còn phổ biến) nên họ rất quan tâm đến sựthay đổi về giá và về mẫu mã hàng hóa. Tuy vậy, tâm lý thích dùng hàng xịn, hàng đồ hiệu cho dù với giá rất cao vẫn không thay đổi nhiều so với trước đây. Bên cạnh đó, họcũng quan tâm nhiều đến vấn đề thời trang và màu sắc hàng hóa phù hợp theo từng mùa xuân, hạ, thu, đông. Mặt khác, tính đa dạng của sản phẩm là yếu tố vô cùng quan trọng cho việc thâm nhập thịtrường.

Một đặc điểm xã hội Nhật Bản là sử dụng phổ biến comple và cravat. Ngay cảđến những người lao động không làm việc trong văn phòng hay kinh doanh cũng mặc comple, thắt cravat đi làm. Sau khi đến chỗ làm, họ thay trang phục, mặc quần áo lao động và khi công việc kết thúc, họ lại mạc comple trở về nhà.

Hầu như các gia đình Nhật Bản không có hệ thống sưởi trung tâm. Để bảo vệmôi trường, nhiệt độ điều hòa trong nhà luôn được khuyến khích không để ở mức quá ấm (nhiệt độ cao) hoặc quá mát, bởi vậy quần áo trong nhà mùa đông của người Nhật phải dày hơn áo dùng trên thị trường Hoa Kỳ. Người Nhật lại thường chỉ mua sản phẩm với sốlượng ít vì không gian chỗ ở của họtương đối nhỏvà còn để tiện thay đổi cho phù hợp mẫu mã mới. Vì vậy, quy mô các lô hàng nhập khẩu hiện nay có xu hướng nhỏhơn nhưng chủng loại lại phải phong phú hơn.Ý thức bảo vệ môi trường của người tiêu dùng Nhật Bản rất cao. Các cửa hàng và doanh nghiệp đang loại bỏ việc đóng gói quá nhiều, các vỏ sản phẩm được thu hồi và tái chế.

Bên cạnh đó, Nhật Bản là nước có dân số già. Thị trường Nhật Bản sẽ hướng tới phục vụ nhu cầu và sựhưởng thụ của những người già.

34 Thị trường may mặc Nhật Bản thay đổi theo mùa rất mạnh, nhất là mùa tháng 3 – 4 để chuẩn bị cho ngày lễ Golden Week và tháng 9 – 10 nhập hàng cho Noel và Tết. Thời kỳ mùa hè và mùa Noel là 2 kỳ giảm giá mạnh trong năm nhưng lại nhập khẩu nhiều.

Một phần của tài liệu Khóa luận Thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản của Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến (Trang 41 - 43)