Chính sách hỗ trợ của Chính phủ, Hiệp hội dệt may

Một phần của tài liệu Khóa luận Thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản của Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến (Trang 61)

Chính phủ, Hiệp hội dệt may chưa đưa ra những chính sách hỗ trợ, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho ngành dệt may phát triển ổn định. Hiệp hội ngành dệt may Việt Nam chưa nỗ lực vun đắp tiếp thị dệt may Việt Nam, xây dựng thương hiệu các doanh nghiệp dệt may Việt Nam ởnước ngoài.

53

4.4.1.2. Cơ sở hạ tầng và thủ tục

Cơ sở hạ tầng phục vụ cho xuất khẩu của nước ta vẫn còn yếu kém. Hệ thống đường giao thông chưa được sửa sang, nâng cấp thường xuyên, gây khó khăn khi vận chuyển nguyên liệu, hàng hóa. Cơ sở hạ tầng tại các cảng cũng nằm trong tình trạng quá tải về công suất, không nhiều cảng có đủ khả năng phụ vụ tàu có trọng tải lớn. Trong bảng đánh giá năng lực logistics của các quốc gia vào năm 2014 ( Logistics performance index – LPI ) – do Ngân hàng thế giới World bank thực hiện, Việt Nam giữ vị trí 48/160 quốc gia với chỉ số LPI đạt 3.15. Tuy là nước đứng đầu về LPI trong các nước có thu nhập thấp trong cả hai kỳ báo cáo, trong những năm qua có nhiều bước tiến mạnh mẽ và lần đầu tiên vượt Indonesia ( LPI đạt 3.08), nhưng so với các nước như Thái Lan ( LPI đạt 3.43), Malaysia ( LPI đạt 3.59)…Việt Nam vẫn đứng sau các nước này. Cơ sở hạ tầng ( bao gồm đường sá, cầu càng, kho bãi và hệ thống thông tin ) của nước ta thiếu và yếu là rào cản cản trở việc đẩy nhanh quy trình hoạt động xuất khẩu ở khâu nhập nguyên vật liệu. Các thủ tục hải quan còn rườm rà, tốn nhiều thời gian thông quan hàng hóa.

4.4.1.3. Sự cạnh tranh của các đối thủ khác

Ngành dệt may là một trong những ngành đang cạnh tranh gay gắt. Trên bình diện quốc tế, Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh lớn nhất, có sức ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến thịtrường dệt may thế giới và khu vực (trong đó có Việt Nam). Một số các quốc gia khác cũng có khả năng cạnh tranh cao đối với Việt Nam trong lĩnh vực này phải kểđến; Ấn Độ, Banglađet, Hàn Quốc… tại thị trường Nhật Bản như đã đề cập ở trên và một số nước khác. Trong nước, số lượng các doanh nghiệp ngành Dệt may cũng rất lớn, theo thống kê của Hiệp hội Dệt-May Việt Nam số doanh nghiệp dệt may ngoài quốc doanh tại Việt Nam là 5.103 doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước là 307 doanh nghiệp và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 472 doanh nghiệp.

Việt Tiến phải chịu nhiều áp lực trong sản xuất, kinh doanh để tồn tại và phát triển trong giai đoạn hiện nay như: số lượng công ty hoạt động trong ngành này rất lớn, từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đến các công ty lớn, đều muốn mở rộng và phát triển sản xuất. Bên cạnh

54 đó, một số sản phẩm được sản xuất từgia đình, những cơ sở sản xuất nhỏ, các sản phẩm của các cơ sở nhỏ lẻ tập trung phân phối ở chợ nên Việt Tiến có nhiều đối thủ tiềm năng. Các sản phẩm của Việt Tiến đều có đối thủ cạnh tranh, cụ thể là:

- Sơ mi: các doanh nghiệp cạnh tranh sản phẩm cùng loại sơ mi là May 10, An Phước, Nhà Bè, Bình Minh

-Veston, quần âu: công ty may Đức Giang, Nhà Bè, Hòa Thọ - Hàng thời trang nữ: công ty May Sài Gòn, Legamex - Áo Jacket: Nhà Bè.

3.1.1.4. Nguồn nguyên vật liệu đầu vào

Xuất khẩu dệt may mang lại ngoại tệ xuất khẩu hàng năm, mang lại kim ngạch cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên đầu tư cho nguồn nguyên vật liệu còn yếu chưa tương xứng với sự phát triển của ngành. Nguồn nguyên vật liệu chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài ( chiếm đến gần 90%). Theo thống kê của hiệp hội bông sợi Việt Nam VCOSA, diện tích trồng bông ở Việt Nam không đồng đều, tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên (42%), vùng Duyên hải miền Trung ( 33%), miền Bắc (20%) và Đông Nam Bộ (5%). Việc nhập khẩu nguyên vật liệu từnước ngoài tốn kém chi phí vận chuyển, thủ tục hải quan nên giá sản phẩm thường không cạnh tranh so với các nước có nguồn nguyên phụ liệu ngay tại chính nước sản xuất như Trung Quốc. Thách thức của ngành dệt may là làm thế nào để tạo được vùng nguyên liệu ổn định, không bị phụ thuộc vào nước ngoài.

4.4.2. Nguyên nhân chủ quan

4.4.2.1. Hệ thống quản lý nhà cung cấp

Chủ yếu là khách hàng truyền thống. Do vậy, hoạt động sản xuất của công ty lệ thuộc quá nhiều vào đơn đặt hàng của khách hàng, họ luôn gây sức ép đối với công ty như: ép giảm giá, thay đổi mẫu mã, chỉ định nhà cung cấp nguyên vật liệu có giá cao, hay nhà cung cấp xa nhà máy của công ty, đưa ra những lý do về chất lượng, an toàn lao động để trì hoãn không thanh toán tiền hàng hoặc yêu cầu giao hàng sớm….

55

4.4.2.2. H thng qun lý khách hàng

Tổng Công ty không xây dựng một hệ thống quản lý khách hàng giúp cho việc đàm phán, nhận đơn hàng và triển khai sản xuất được tiến hành thuận lợi, vì không phải mọi khách hàng đều phải đảm bảo cùng một cấp dịch vụ. Việc xây dựng một hệ thống quản lý khách hàng dựa trên những chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận, giúp Tổng Công ty nhận biết được khách hàng đem lại giá trị cao nhất, nhờ đó tập trung đảm bảo dịch vụ cho đối tượng khách hàng này

4.4.2.3. H thng thông tin trong quy trình hoạt động xut khẩu chưa được chú trng phát trin phát trin

Vai trò của công nghệ thông tin trong quy trình hoạt động xuất khẩu rất quan trọng, giúp các thành viên trong quy trình cộng tác một cách nhanh chóng và hiệu quả, đồng thời hỗ trợ việc ra quyết định chính xác. Tuy nhiên, hệ thống thông tin của Tổng Công ty chưa được quan tâm đúng mức, các bộ phận chủ yếu trao đổi thông tin thông qua email. Việc cập nhật những thông tin sai sót thường phải qua một quy trình khá dài. Xí nghiệp phải gửi Email cho phòng kinh doanh, phòng kinh doanh dựa vào đó để kiểm tra những thông tin lại lần cuối trước khi gửi cho phòng xuất khẩu.

Ngoài ra mức độứng dụng công nghệ thông tin và tựđộng hóa cho công việc nhập, lấy hàng, xuất hàng hóa chưa cao, chủ yếu làm bằng phương pháp thủ công. Ngay nay có một số công nghệ chuyên dụng nhằm tăng hiệu suất khai thác, giảm sai sót trong quá trình nhập nguyên liệu.

56

CHƯƠNG 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN

CÔNG TÁC XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG

NHẬT BẢN CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN 5.1. QUAN ĐIỂM VÀ CƠ SỞĐỀ XUT GII PHÁP

5.1.1. Quan điểm đề xut gii pháp

5.1.1.1. Coi ngành dt may là ngành kinh tế trọng điểm quan trọng, trong đó thịtrường Nht Bn là mt trong nhng th trường ch lc Nht Bn là mt trong nhng th trường ch lc

Dệt may là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, mang lại rất nhiều cơ hội việc làm cho xã hội, thu được nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Chính vì vậy mà việc đề ra phương hướng cho ngành dệt may là rất cần thiết. Quan điểm phát triển ngành dệt may Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong “Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, quyết định số 3218/QD-BCT. Trong đó có một số nội dung quan trọng như sau: Phát triển dệt may theo hướng hiện đại hóa; lấy xuất khẩu làm phương thức cơ sở cho sự phát triển của ngành, đồng thời đáp ứng nhu cầu nội địa; phát triển nguồn nhận lực bền vững cả về sốlượng lẫn chất lượng cho sự phát triển bền vững của ngành dệt may, kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực mà doanh nghiệp trong nước còn yếu và thiếu kinh nghiệm.

5.1.1.2. Nâng cao năng lực ca các doanh nghip trong dch chuyển phương thức sn xut kinh doanh xut kinh doanh

Từ hình thức gia công từkhâu đầu đến khâu cuối (CMT) sang các hình thức khác như gia công từng phần (OEM), mua nguyên liệu - sản xuất bán thành phẩm (FOB) hoặc thiết kế - sản xuất - cung cấp sản phẩm và dịch vụ liên quan (ODM), tiến tới sản xuất sản phẩm với thương hiệu riêng (OBM).

Những năm trước ngành dệt may chủ yếu xuất khẩu dưới hình thức gia công nên hiệu quả kinh tế không cao. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp dệt may đã vươn lên khẳng định mình bằng cách tập trung đẩy mạnh vào những đơn hàng FOB, tiến tới các hình

57 thức ODM và OBM, để nâng cao hiệu quả kinh tế. Đồng thời vẫn phải duy trì những đơn hàng CMT, OEM, để qua đó có thể học hỏi từ công nghệ đến quy trình sản xuất, mẫu mã sản phẩm phù hợp với xu hướng của thế giới

5.1.1.3. Vic hoàn thin nâng cao quy trình hoạt động xut khu là một vũ khí sắc bén, quyết định và duy trì, phát trin m rng thtrường Nht Bn quyết định và duy trì, phát trin m rng thtrường Nht Bn

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của tất cả các doanh nghiệp thành công trong lĩnh vực dệt xuất khẩu hàng dệt may ởcác nước như Trung Quốc, Ấn Độ… thì năng lực cạnh tranh của các công ty này chính là cách thức xây dựng và quản lý quy trình hoạt động sản xuất xuất khẩu. Những công ty này đã trở thành bậc thầy trong việc quản trị quy trình sản xuất xuất khẩu, không ngừng cải tiến quy trình của riêng mình để buộc nó hoạt động hiệu quảhơn. Nếu muốn cạnh tranh với những công ty này thì việc xây dựng và quản lý quy trình xuất khẩu – một cái nhìn toàn diện từ khi nhận đơn hàng đến khi giao thành phẩm cuối cùng đến tay khách hàng, được xem là nhân tố quan trọng, một vũ khí chủ chốt giúp công ty giúp công ty củng cố và phát triển thịtrường xuất khẩu.

5.1.1.4. Mc tiêu xây dng quy trình hoạt động xut khu phi gn lin vi mc tiêu kinh doanh ca Công ty

Mỗi doanh nghiệp xuất khẩu có một chiến lược kinh doanh nhằm khác biệt hóa bản thân mình với đối thủ cạnh tranh khác. Sau sự việc vải Trung Quốc có chứa chất formanldehyde gây ung thư, nỗi lo về chất lượng nguyên vật liệu vải sử dụng là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng. Việc xây dựng chiến lược kinh doanh phải dựa vào sự cạnh tranh bằng chất lương và dịch vụ, chứ không phải cạnh tranh bằng chi phí. Do đó, việc xây dựng quy trình hoạt đông xuất khẩu cũng lấy mục tiêu chất lượng và dịch vụ khách hàng làm yếu tố hàng đầu. Các biện pháp đưa ra nhằm hhỗ trợ trong công tác quản lý các nhà công cấp nguyên vật liệu đầu vào giúp đạt được hiệu quả cao.

58

5.1.1.5. S phi hp gia các b phn là yếu t then chốt để nâng cao hiu qu hoạt động xut khu ca Công ty

Để xây dựng được một quy trình xuất khẩu đạt hiệu quả cao, nâng cao sức cạnh tranh của Công ty so với các đối thủ khác, thì sự phối hợp của các phòng ban đóng vai trò là một yếu tố then chốt. Việc xây dựng quy trình xuất khẩu có thể hiểu là đưa tất cả các bên – cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp tham gia vào quá trình xác lập hay thiết kế quy trình xuất khẩu nhằm đạt được lợi ích cao nhất giữa các phòng ban. Vai trò của công tác, chia sẻ thông tin sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng quy trình hoạt đông xuất khẩu đạt hiệu quả cao.

5.1.2. Cơ sởđề xut gii pháp Phân tích SWOT

5.1.2.1. Bài hc kinh nghim t ngành dt may Trung Quc

Ngành công nghiệp dệt may Trung Quốc có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, chiếm 16% GDP. Xuất khẩu hàng dệt may Trung Quốc chiếm 25% giá trị xuất khẩu của cả nước và chiếm 13% tổng kim ngạch thế giới. Dệt may là một trong các ngành thế mạnh của Trung Quốc mà Việt Nam cần tìm ra giải pháp để cạnh tranh. Khác với các nước Đông Nam Á, Trung Quốc là nước có lịch sử sản xuất các sản phẩm dệt may rất lâu đời và một phần lớn các sản phẩm này là dành cho xuất khẩu. Đây là ngành mà Trung Quốc có lợi thế do sử dụng nhiều nhân công giá rẻ. Cho đến nay, hàng dêt may của Trung Quốc đã xuất hiện gần như khắp nơi trên thế giới với tốc độtăng trưởng tương đối cao

Đối với hàng may mặc, Trung Quốc xuất vào Nhật Bản phần lớn là hàng dệt thường chiếm thị phần cao nhất so với các nước khác. Chủng loại hàng dệt may của Trung Quốc rất đa dạng: hàng cấp thấp, bình dân nhưđồ bộ, sơ mi…chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc vào Nhật Bản, hàng thời trang cao cấp tuy không đáng kểnhưng có mặt trên thị trường Nhật Bản như Complet, veston, quần tây cao cấp…Và dù hàng cấp thấp hay cấp cao thì hàng dệt may của Trung Quốc vào Nhật Bản đều có giá rất rẻ so với mặt hàng cùng chủng loại của các nước khác.

Các công ty dệt may của Trung Quốc biết sử dụng tối đa hệ thống thương mại của người Nhật Bản gốc Hoa để thực hiện phân phối trực tiếp sản phẩm của mình trên thị trường Nhật

59 Bản. Đến nước Nhật Bản người ta có thể dễ dàng nhận thấy hàng dệt may Trung Quốc chiếm thị phần rất cao ở thịtrường bình dân và có thu nhập thấp

Để tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm dệt may được cao như Trung Quốc thì Việt Nam cần phải xây dựng chiến lược tập trung và phát triển vùng sản xuất nguyên phụ liệu nhằm đảm bảo cung cấp cho ngành dệt may nguồn nguyên phụ liệu ổn định và chất lượng. Điểm yếu của ngành dệt Việt Nam là chưa đủ khả năng đáp ứng vải cho may xuất khẩu; số lượng và chất lượng sợi trong nước kém, các doanh nghiệp dệt may vẫn phải nhập sợi của Trung Quốc. Nguyên nhân do công nghiệp dệt sợi tuy đã phát triển mạnh, nhưng khâu nhuộm rất yếu. Doanh nghiệp trong nước không đủ tiềm lực về vốn để có thể phát triển công nghiệp nhuộm, nhất là đầu tư hệ thống xửlý nước thải. Vì vậy, sản phẩm dệt may của Việt Nam sẽ vẫn phải chiụ những thuế suất cao do tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm thấp, khảnăng cạnh tranh về giá kém. Để sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường Nhật Bản đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải có một chiến lược đầu tư lớn và đồng bộ, cả về nguyên liệu lẫn thiết bị, công nghệ sản xuất.

Bên cạnh lợi thế về khoảng cách, việc thiết lập được mạng lưới phân phối, bán lẻ gọn nhẹ tới tận tay người tiêu dùng của các doanh nghiệp Trung Quốc với các nhà nhập khẩu Nhật Bản là một điều hết sức thuận lợi để hàng Trung Quốc có mặt ở khắp Nhật Bản. Các doanh nghiệp Trung Quốc đã xây dựng được hệ thống cập nhật thông tin chính xáccũng như có khảnăng thích ứng kịp thời trước những yêu cầu mới của thịtrường để luôn tung ra những sản phẩm mới. Một nguyên nhân khác khiến hàng Trung Quốc xâm nhập mạnh vào thịtrường Nhật Bản là sự xuất hiện của nhà đầu tư Nhật Bản tại Trung Quốc do lợi thế nhân công, khả năng cung cấp nguyên phụ liệu dồi dào, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài thông thoáng

5.1.2.2. Bài hc kinh nghim t ngành dt may Campuchia

Không có nước nào phụ thuộc nhiều vào công nghiệp làm quần áo may sẵn như Campuchia; và không có ngành công nghiệp làm quần áo may sẵn nào phụ thuộc vào nước Mỹ nhiều như nước này; từ chỗkhông có gì vào năm 1990 lên đến 1,9 tỉ USD xuất khẩu vào năm 2004, chiếm hơn 80% tống giá trị xuất khẩu.

60 Cuối năm 2004, Hiệp định Dệt may song phương Mỹ - Campuchia hết hiệu lực và Hiệp định Đa sợi của WTO cũng hết giá trị, chấm dứt thuếquan ưu đãi đối với mặt hàng quần áo của

Một phần của tài liệu Khóa luận Thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản của Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến (Trang 61)