Tình hình cạnh tran hở thị trường Nhật Bản

Một phần của tài liệu Khóa luận Thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản của Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến (Trang 43 - 47)

BẢNG 3.3 – KIM NGẠCH NHẬP KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA NHẬT BẢN THEO THỊTRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2012-2014

Các nước

xuất khẩu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Giá trị (ngàn USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (ngàn USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (ngàn USD) Tỷ trọng (%) China 31.895.363 72,53 30.566.308 70,53 27.388.783 66,88 Việt Nam 2.530.433 5,75 2.879.041 6,64 3.250.714 7,93 Indonesia 1.270.188 2,88 1.408.557 3,25 1.459.195 3,56 Italy 1.164.526 2,64 1.204.873 2,78 1.139.933 2,78 Thailand 859.883 1,95 921.856 2,12 975.591 2,38 Korea 707.840 1,60 639.486 1,47 593.272 1,45 Bangladesh 520.829 1,18 611.246 1,41 696.609 1,70 Khác 5.087.643 11,57 5.070.566 11,70 5.454.690 13,32 Thế giới 43.972.720 100 43.338.176 100 40.951.126 100

( Nguồn: Website http://wits.worldbank.org )

Nhận xét:

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được rằng qua các năm Trung Quốc luôn đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may qua Nhật Bản. Năm 2012 đạt 31.895.363 ngàn USD, năm 2013 đạt 30.566.308 ngàn USD, năm 2014 đạt 27.388.783 ngàn USD. Do lợi thế về giá nhân công rẻvà được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Tuy nhiên giá trịnày đang có xu hướng giảm mạnh qua các năm. Nguyên nhân khiến doanh nghiệp Nhật Bản giảm đầu tư vào Trung Quốc xuất phát từ việc quan hệsong phương căng thẳng liên quan tới việc tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Thêm vào đó kinh tế Trung Quốc đang trên đà tăng trưởng chậm lại, mức tiêu thụ suy giảm. Chi phí lao động tại các đô thị lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu tăng quá nhanh, gấp đôi sau 5 năm. Ngoài ra chính sách của Trung Quốc có sự thay đổi, từưu tiên thu hút doanh nghiệp nước ngoài sang phát triển về chất lượng các ngành sản xuất, hướng

35 ưu tiên sang lĩnh vực công nghệ cao và dịch vụ. Đây là nguyên nhân khiến mô hình sản xuất dựa trên giá lao động rẻ khó có thể tồn tại.

Đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam mặc dù chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản, nhưng trong 3 năm luôn đứng ở vị trí thứ 2 sau Trung Quốc. Và tăng đều qua các năm năm 2013-2012 tăng 348.608 ngàn USD tương đương 13,78%. Năm 2014-2013 tăng 371.673 ngàn USD tương đương 12,91%. Việt Nam có con số tăng trưởng nhập khẩu hàng dệt may của thị trường Nhật Bản đáng kể nhất trong tất cả các quốc gia có quan hệgiao thương hàng dệt may với Nhật Bản. Đây là một kết quảđáng khích lệ đối với ngành dệt may Việt Nam. Lý giải cho điều này là do tình hình đơn hàng của các doanh nghiệp trong ngành tương đối ổn định. Các doanh nghiệp có sự chuẩn bị khá tốt về nhân lực, nguyên phụ liệu cho sản xuất nên kim ngạch xuất khẩu của ngành có sự tăng trưởng đáng kể. Điều này còn khẳng định cho xu thế tháo chạy khỏi thị trường Trung Quốc của các nhà đầu tư Nhật Bản, và một trong những điểm đến lý tưởng tiếp theo là Việt Nam, một trong những quốc gia có nguồn lao động giá rẻ.

Nước giữ vị trí thứ 3 là Indonesia, Indonesia được nhiều nhà đầu tư Nhật bản quan tâm nhiều vào ngành dệt may để tận dụng nguồn lao động giá rẻ

Italy giữ vị trí thứtư, do xu hướng tiêu dùng hàng hiệu của người Nhật Bản. Người Nhật đặc biệt rất thích mặc vest, và các hãng thời trang nổi tiếng của Italy về mặt hàng này luôn được ưa chuộng.

Các quốc gia còn lại như Thailand, Korea, Banglades do tận dụng lợi thế nguồn nhân công dồi dào, tay nghềcao nhưng khá rẻđể tạo lợi thế cạnh tranh về chi phí. Riêng Korea có xu hướng giảm qua các năm, và năm 2014 đã đánh mất vị trị thứ 6 vào Bangladesh.

Kết luận

Qua việc phân tích tình hình cạnh tranh dệt may trên thị trường Nhât Bản có thể nhận thấy, Việt Nam là thị trường nhập khẩu hàng dệt may và là bạn hàng lớn thứ hai của Nhật Bản. Hiện nay một số doanh nghiệp Nhật Bản đã nhìn nhận Việt Nam như một giải háp thay thế thị trường Trung Quốc vốn tồn tại nhiều nguy cơ. Hơn thế nữa, việc chính phủ Trung Quốc điều

36 chỉnh cơ cấu sản xuất, ưu tiên sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, ít quan tâm phát triển ngành dệt may. Đây là một trong những cơ hội rất lớn của ngành dệt may Việt Nam.

3.2. MT S QUY ĐỊNH ĐỐI VI HÀNG DT MAY NHP KHU T VIT NAM

Hiện tại Việt Nam đang thực hiện hai hiệp định với Nhật Bản là Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp định tự do song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA).

Theo bản tin Việt Nam và hiệp định xuyên thái bình dương TPP, Ủy ban tư vấn về Chính sách Thương mại Quốc tế - Trung tâm WTO – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ( Website www.trungtamwto.vn ).

Theo cam kết của AJCEP, Việt Nam loại bỏ thuế quan đối với 82% giá trị nhập khẩu từ Nhật Bản trong 16 năm và 69% giá trị nhập khẩu trong vòng 10 năm. Đổi lại, Nhật Bản sẽ loại bỏ thuếquan đối với gần 94% giá trị nhập khẩu từ Việt Nam trong vòng 10 năm. Ngay khi hiệp định có hiệu lực vào tháng 12/2008, Nhật Bản đã lập tức loại bỏ thuếquan đối với 7287 dòng thuế, tương đương 80% biểu thuếđối với các mặt hàng Việt Nam.

Còn Hiệp định VJEPA có hiệu lực từtháng 10/2009 đưa ra cam kết trong vòng 10 năm, khoảng 92% hàng hóa sẽđược miễn thuế khi vào thị trường của mỗi bên: Việt Nam cam kết tự do hóa đối với 87,66% kim ngạch thương mại trong vòng 10 năm, Nhật Bản cũng sẽ cam kết tự do hóa 94,53% trong vòng 10 năm.

Đồng thời, Nhật Bản vẫn dành cho Việt Nam quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Chính vì vậy, thuế nhập khẩu của Nhật Bản đối với hàng dệt may của Việt Nam là kết hợp của các biểu thuếưu đãi theo AJCEP, VJEPA, GSP, và WTO ( phụ lục 2)

Hàng dệt may được coi là xuất xứở Việt Nam nếu được sản xuất hoàn toàn tại Việt Nam, hoặc sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên phụ liệu từ nhập khẩu nhưng sản phẩm cuối cùng được phân loại (theo HS ở cấp độ 4 chữ số) khác so với các nguyên liệu nhập khẩu. Trong trường hợp hàng dệt may sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu hoàn toàn từ Nhật Bản hoặc sử dụng nguyên phụ liệu của Việt Nam và Nhật Bản thì sẽđược coi là có xuất xứ từ Việt Nam.

37 Doanh nghiệp cần có: bằng chứng liên quan đến xuất xứ của hàng hóa như các văn bản cần thiết để được hưởng ưu đãi theo GSP (bao gồm cả Giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu A nộp cho cơ quan hải quan của Nhật Bản), văn bản chứng nhận nguyên phụ liệu từ Nhật Bản, hoặc văn bản chứng nhận đáp ứng yêu cầu xuất xứ gộp; các bằng chứng liên quan đến vận chuyển như hóa đơn chất hàng lên tàu, giấy chứng nhận của cơ quan hải quan hoặc cơ quan chính phủ khác ởnơi hàng hóa quá cảnh và các văn bản quan trọng khác.

Ngoài ra, toàn bộ các sản phẩm công nghiệp được nhập khẩu từ nước ngoài đều phải tuân theo các tiêu chuẩn JIS trong đó có sản phẩm từ Việt Nam. JIS là một trong những dấu chất lượng được sử dụng rộng rãi ở Nhật –là hệ thống tiêu chuẩn chất lượng áp dụng cho hàng hoá công nghiệp. Tiêu chuẩn chất lượng này dựa trên “Luật tiêu chuẩn hàng hoá công nghiệp” được ban hành vào tháng 6 - 1949 và thường được biết đến dưới cái tên “Dấu chứng nhận tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản” hay JIS( tương tự như tiêu chuẩn ISO của Việt Nam) ( Phụ lục 5 )

Việt Nam tham gia hiệp định TPP: Ngày 04/02/2016, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã chính thức được ký kết giữa 12 nước, gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam, có quy mô kinh tế chiếm 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu. Chính phủ đặt mục tiêu trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định TPP vào Kỳ họp thứ I, Quốc hội khóa XIV (dự kiến tháng 7/2016) và sẽ sớm đi vào thực hiện. Theo Bộ Tài chính các nước tham gia TPP xóa bỏ thuế nhập khẩu cho hàng hóa của của các thành viên. Đặc biệt, thị trường Nhật Bản cũng cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 86% số dòng thuế, chiếm 93,6% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản, tương đương 10,5 tỷ USD (dựa trên số liệu kim ngạch thương mại năm 2014). Riếng đối với mặt hàng dệt may thì 98,8% số dòng thuế sẽ xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, tương đương 97,2% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Nhật Bản. Những mặt hàng còn lại sẽ có lộ trình xóa bỏ thuếvào năm thứ 10.

38 1.29% 1.90% 1.77% 22.26% 28.50% 27.93% 23.67% 21.18% 21.56% 24.54% 22.10% 25.87% 28.24% 26.32% 22.87% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014

NHẬT BẢN MỸ EU QUỐC GIA KHÁC ASEAN

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA

Một phần của tài liệu Khóa luận Thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản của Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)