Tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản theo sản phẩm của Công Ty

Một phần của tài liệu Khóa luận Thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản của Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến (Trang 53 - 55)

BẢNG 4.4 –CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG SANG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2010 –2014 (ĐVT: %)

Mặt hàng 2010 2011 2012 2013 2014 Áo sơ mi 28,35 27,43 29,12 30,33 29,48 Áo jacket 13,47 14,32 14,90 20.22 21,79 Quần các loại 30,84 32,36 33,1 35,86 37,72 Khác 27,34 25,89 22,17 13,59 11,01 Tổng cộng 100 100 100 100 100

(Nguồn: báo cáo của phòng xuất nhập khẩu)

Áo sơ mi là sản phẩm chủ lực chiếm tỷ trọng cao, trên 50% về sản lượng xuất khẩu của Tổng Công ty CP May Việt Tiến. Tuy nhiên, tỷ trọng về giá trị của mặt hàng này chỉ chiếm trung bình khoảng 30% giá trị hàng xuất khẩu, sở dĩ như vậy là vì giá trung bình của áo sơ mi thấp hơn so với các mặt hàng khác trong cơ cấu (tính theo giá gia công CMT trung bình chỉ 1,5 USD/1 chiếc). Mặt hàng này hầu như có mặt ở tất cả các thị trường của công ty. Có được điều này là do chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng lên với những đường kim mũi chỉ được khách hàng nước ngoài đánh giá rất cao về độ tinh xảo và khi dựng áo lên tạo được form đẹp, sang trọng phù hợp với tiêu chuẩn đã đưa ra. Dù vậy, năm 2014, tỷ trọng mặt hàng này lại giảm nhẹ xuống còn 29,48% bởi áp lực cạnh tranh khá gay gắt về giá của nhiều đối thủ nước ngoài khác, đặc biệt là Trung Quốc, Hàn Quốc, đã khiến sản lượng mặt hàng này tăng không đáng kể trong khi đơn giá sản phẩm lại bị giảm.

Quần các loại bao gồm quần dài, quần tây, quần Kaki,…là một sản phẩm truyền thống và chủ lực của công ty, có sản lượng và giá trị hàng xuất khẩu tăng không đều qua các năm với tốc độ

45 mạnh nhất vào năm 2013, tăng hơn 5% và tăng nhẹ thêm gần 1,5% vào năm 2014. Mặc dù tỷ trọng mặt hàng này chỉ đứng thứba trong cơ cấu hàng xuất khẩu nhưng đây lại là mặt hàng có đơn giá gia công cao và thuộc loại ổn định nhất trong tất cả các mặt hàng của Công ty. Bên cạnh đó, quần các loại, đặc biệt là quần dài và quần vest lại ít chịu sự cạnh tranh về chất lượng từ các nhà sản xuất hàng may mặc xuất khẩu nội địa và nước ngoài. Trong khi, theo đánh giá từ Công ty, nhu cầu về mặt hàng này ở một số thịtrường như Đan Mạch, Bỉ, Hoa Kỳ và Nhật Bản đang tăng lên rất cao, hứa hẹn giá trị xuất khẩu sẽ có những bước tăng trưởng đột phá trong thời gian tới.

Áo Jacket (loại áo vải dày khoác ngoài là mặt hàng đứng thứ hai về giá trị xuất khẩu của Công ty. Vì đòi hỏi về yêu cầu kỹ thuật và mẫu mã phức tạp hơn những mặt hàng khác nên đơn giá gia công áo Jacket rất cao. Cũng có thể nói rằng đây là mặt hàng quan trọng của Công ty vì đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn mà không cần phải xuất đi nhiều sản phẩm. Tuy nhiên, về mặt sản lượng, áo Jacket lại có tỷ trọng thấp hơn nhiều so với áo sơ mi và quần các loại. Do đó, nếu có thể gia tăng sản lượng mặt hàng này hơn nữa thì giá trị xuất khẩu của công ty sẽ tăng lên nhanh chóng, mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Không giống như quần các loại và áo sơ mi, việc xuất khẩu áo Jacket còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết và sởthích ăn mặc. Một sốnước như Áo, Đức, người dân ưa chuộng áo Măng-tô hơn nên sau khi xuất khẩu sang được một vài đợt thì số đơn hàng giảm nên công ty buộc chuyển hướng sang thị trường tiềm năng hơn. Xét về yếu tố thời vụ, năm 2014 là một năm thành công lớn đối với áo Jacket bởi đợt lạnh kỷ lục kéo dài ở Bắc Mỹđã khiến nhu cầu đối với loại áo Jacket lót bông tăng rất cao, đưa cơ cấu áo Jacket tăng thêm gần 2%, đạt xấp xỉ 38% trong tổng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Ngoài ra, Công ty còn xuất khẩu một số mặt hàng may mặc khác như váy, đầm, áo gile và đồ bộ thể thao. Tuy nhiên, tỷ trọng giá trị xuất khẩu từng mặt hàng rất thấp, có xu hướng giảm dần và đa số chỉ sản xuất theo đơn hàng của những khách hàng nhỏ lẻở một sốnước Châu Á.

Qua đó, ta thấy cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty qua các năm gần đây không có sự thay đổi mấy. Các mặt hàng chủ lực là áo sơ mi, jacket, quần các loại luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu. Nhìn chung, giá trị xuất khẩu qua thị trường Nhật Bản vẫn duy trì ở mức cao.

46

4.2.5. Tình hình các khách hàng Nht Bn hin ti ca Tng Công ty C phn May Vit Tiến

Một phần của tài liệu Khóa luận Thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản của Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến (Trang 53 - 55)