Ngành dệt may là một trong những ngành đang cạnh tranh gay gắt. Trên bình diện quốc tế, Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh lớn nhất, có sức ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến thịtrường dệt may thế giới và khu vực (trong đó có Việt Nam). Một số các quốc gia khác cũng có khả năng cạnh tranh cao đối với Việt Nam trong lĩnh vực này phải kểđến; Ấn Độ, Banglađet, Hàn Quốc… tại thị trường Nhật Bản như đã đề cập ở trên và một số nước khác. Trong nước, số lượng các doanh nghiệp ngành Dệt may cũng rất lớn, theo thống kê của Hiệp hội Dệt-May Việt Nam số doanh nghiệp dệt may ngoài quốc doanh tại Việt Nam là 5.103 doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước là 307 doanh nghiệp và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 472 doanh nghiệp.
Việt Tiến phải chịu nhiều áp lực trong sản xuất, kinh doanh để tồn tại và phát triển trong giai đoạn hiện nay như: số lượng công ty hoạt động trong ngành này rất lớn, từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đến các công ty lớn, đều muốn mở rộng và phát triển sản xuất. Bên cạnh
54 đó, một số sản phẩm được sản xuất từgia đình, những cơ sở sản xuất nhỏ, các sản phẩm của các cơ sở nhỏ lẻ tập trung phân phối ở chợ nên Việt Tiến có nhiều đối thủ tiềm năng. Các sản phẩm của Việt Tiến đều có đối thủ cạnh tranh, cụ thể là:
- Sơ mi: các doanh nghiệp cạnh tranh sản phẩm cùng loại sơ mi là May 10, An Phước, Nhà Bè, Bình Minh
-Veston, quần âu: công ty may Đức Giang, Nhà Bè, Hòa Thọ - Hàng thời trang nữ: công ty May Sài Gòn, Legamex - Áo Jacket: Nhà Bè.